Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp | 358 | 89,50 | 42 | 10,50 | 0 | 0,00 | 2,90 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Quản Lý Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Tăng Cường Quan Hệ Hợp Tác Giữa Nhà Trường Với Các Tổ Chức, Doanh Nghiệp
- Đối Với Các Trường Đại Học Địa Phương
- Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 27
- Phiếu Khảo Sát Dành Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giảng Viên
Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết cao (từ 2,67 đến 2,92 điểm). Cả 4 nhóm đối tượng khảo sát là CBQL- GV, cựu SV và nhà tuyển dụng lao động đều cho rằng để tổ chức, quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực cần thiết sử dụng các biện pháp đã đề xuất. Ba biện pháp trong quản lý ngành công nghệ kỹ thuật được đánh giá cao nhất, đó là: Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực; Quản lý đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp.
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL
Đơn vị: %
Nội dung | Mức độ đánh giá | X | Thứ bậc | ||||||
Rất khả thi (3Đ) | TL % | Khả thi (2Đ) | TL % | Không khả thi (1Đ) | TL % | ||||
1 | Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về đào tạo và quản lý đào tạo ngành CNKT theo TCNL | 115 | 28,75 | 274 | 68,50 | 11 | 2,75 | 2,26 | 4 |
Nội dung | Mức độ đánh giá | X | Thứ bậc | ||||||
Rất khả thi (3Đ) | TL % | Khả thi (2Đ) | TL % | Không khả thi (1Đ) | TL % | ||||
2 | Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành CNKT trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực | 337 | 84,25 | 63 | 15,75 | 0 | 0,00 | 2,84 | 1 |
3 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo ngành CNKT theo TCNL | 321 | 80,25 | 73 | 18,25 | 6 | 1,50 | 2,79 | 2 |
4 | Quản lý đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành CNKT theo TCNL | 330 | 82,50 | 70 | 17,50 | 0 | 0,00 | 2,30 | 3 |
5 | Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp | 129 | 32,25 | 263 | 65,75 | 8 | 2,00 | 2,26 | 4 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Tất cả các biện pháp được trưng cầu ý kiến đều được đánh giá có tính khả thi cao (từ 2,26 đến 2,84 điểm).
Tuy nhiên, các biện pháp: Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực; Chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL (2,79 đến 2,84 điểm) vì đây là những biện pháp mà các trường đại học địa phương có thể chủ động thực hiện.
Biện pháp Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp được đánh giá có tính khả thi thấp hơn (2,26 điểm) vì thực tế để thực hiện biện pháp này còn khó khăn, cần có sự đồng thuận và phối hợp
chặt chẽ của các doanh nghiệp. Biện pháp “Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL” được đánh giá có tính khả thi thấp hơn vì nhận thức là điều rất khó, không thể một sớm một chiều thực hiện được ngay.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện ở biểu đồ sau:
3,5
3
2,5
2
1,5
Tính cấp thiết
Tính khả thi
1
0,5
0
BP 1
BP 2
BP 3
BP 4
BP 5
Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua biểu đồ trên cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự tương quan giữa tính
cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Chứng tỏ các biện pháp đưa ra là cần thiết và có tính khả thi. Mặc dù có sự chênh lệch giữa tính cấp thiết và tính khả thi, tuy nhiên sự chênh lệch này là phù hợp trong bối cảnh đào tạo hiện nay.
3.6. Tổ chức thử nghiệm 01 biện pháp đề xuất
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp và chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. Trong đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý đào tạo nhưng vì thời gian có hạn và những
lý do khách quan không thể tiến hành thử nghiệm được tất cả 5 biện pháp, tác giả chỉ tiến hành thử nghiệm một biện pháp cơ bản đó là: "Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp". Đây là một biện pháp quan trọng và là biện pháp có vai trò quan trọng trong quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực.
3.6.1. Mục đích thử nghiệm
Kiểm chứng tính phù hợp, tính khả thi của mô hình hợp tác đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả và những tác động của quản lý, hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật của nhà trường.
Minh chứng cho tính phù hợp của biện pháp.
3.6.2. Nội dung thử nghiệm
Triển khai các hoạt động tăng cường hợp tác đào tạo giữa nhà trường và các tổ chức, doanh nghiệp.
Đánh giá tác động các hoạt động hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đến hoạt động đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật.
3.6.3. Địa bàn và thời gian thử nghiệm
Tác giả thử nghiệm hợp tác đào tạo giữa công ty Điện tử viễn thông Hải Phòng và trường đại học Hải Phòng.
Thời gian thử nghiệm hợp tác đào tạo giữa trường đại học Hải Phòng và công ty điện tử viễn thông Hải Phòng được tiến hành bắt đầu từ tháng 8/2017 đến tháng 1/2018.
3.6.4. Tổ chức thử nghiệm
Nhà trường thống nhất chủ trương hợp tác với công ty Điện tử viễn thông Hải Phòng đào tạo ngành điện tử dân dụng và công nghiệp .
Hiệu trưởng giao cho phòng Đào tạo và khoa Điện Cơ lập kế hoạch xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo.
Trưởng phòng Đào tạo trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch.
Các đơn vị triển khai các hoạt động theo phân công, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
3.6.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm
(1) Tiến trình thử nghiệm
Tác giả chọn một lớp Điện dân dụng và công nghiệp đang học năm thứ ba tại trường, chia lớp học ra thành 2 nhóm: Nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trên nguyên tắc chọn lựa số lượng và trình độ của mỗi nhóm tương đương nhau.
* Nhóm thử nghiệm được học theo mô hình hợp tác giữa nhà trường và công ty: có sự tham gia đào tạo và quản lý của nhà trường và công ty, được thực tập sản xuất tại công ty. Các nội dung thử nghiệm cụ thể như sau:
Lên kế hoạch các nội dung cần hợp tác với các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm
Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường việc làm cho sinh viên của nhà trường
Cùng các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động, buổi ngoại khóa để tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh
Phối hợp cùng doanh nghiệp điều chỉnh, phát triển chương trình đào tạo của nhà trường.
Doanh nghiệp cử chuyên gia đến hỗ trợ giảng viên giảng dạy trong học kỳ một số học phần thực hành liên quan.
Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tham quan, thực hành, thực tập tại cơ sở sản xuất.
Doanh nghiệp tham gia tư vấn và tuyển chọn sinh viên vào làm tại doanh nghiệp.
* Nhóm đối chứng được học tại trường theo kế hoạch đào tạo của trường, có thực tập ở xưởng sản xuất của trường nhưng không có tham gia của đào tạo và quản lý của công ty.
Quá trình thử nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn với các bước sau đây:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thử nghiệm
+ Bước 1: Lập kế hoạch hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Hải Phòng và công ty Điện tử viễn thông Hải Phòng, lập “biên bản ghi nhớ” về nội dung liên kết.
+ Bước 2: Thống nhất các nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu của mỗi bên trong quá trình thực hiện.
- Giai đoạn 2: Triển khai thử nghiệm.
+ Bước 1: Cử 2 giảng viên là cố vấn học tập phụ trách mỗi nhóm. Với nhóm thử nghiệm, tổ chức đào tạo theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu SV học tại trường theo mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức... đã được tham khảo bởi các chuyên gia của công ty, giai đoạn sau sinh viên thực tập nghề nghiệp tại công ty theo chương trình thực tập đã được xây dựng cho nhóm thử nghiệm.
Với nhóm đối chứng, sinh viên học tập tại trường như hiện nay.
+ Bước 2: Tổ chức thi kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.
Giai đoạn 3: Tổng kết đánh giá kết quả của hai nhóm sinh viên.
Tổng kết đánh giá kết quả của hai nhóm sinh viên. Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hợp tác đào tạo tại trường, rút kinh nghiệm, đánh giá và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành điện tử dân dụng và công nghiệp sao cho phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp và triển khai kế hoạch tiếp theo cho các khóa tới.
Giai đoạn 4: Tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
Cách thức quản lý hoạt động đào tạo của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt được lập như ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Sự khác biệt trong quản lý hoạt động đào tạo của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng
Nội dung | Nhóm thử nghiệm | Nhóm đối chứng | |
1 | Mục tiêu, nội dung, CTĐT | Có sự tham gia của doanh nghiệp; có sự điều chỉnh theo yêu cầu của công ty… | Không có sự tham gia của doanh nghiệp; thực hiện đúng theo mục tiêu, nội dung, CTĐT có sẵn của trường. |
2 | Cơ sở vật chất | Được sử dụng tất cả các trang thiết bị, dụng cụ của nhà trường và công ty… liên quan đến nội dung học tập và thực tập | Được sử dụng một số thiết bị, dụng cụ tại xưởng thực hành của nhà trường và công ty |
3 | Phương pháp | Phương pháp giảng dạy đổi mới theo tiếp cận năng lực người học | Phương pháp giảng dạy hiện có |
3 | Kinh phí thực tập | Công ty chỉ nhận 50% kinh phí hướng dẫn sinh viên thực tập. | Trường phải trả cho công ty 100% kinh phí hướng dẫn thực tập từ nguồn học phí thu được của sinh viên |
4 | Đội ngũ | Cán bộ quản lý và kỹ sư có kinh nghiệm của công ty tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập | Chỉ có GV của trường giảng dạy và hướng dẫn thực hành, thực tập |
5 | Thi - đánh giá kết quả | Hội đồng đánh giá có sự tham gia của cán bộ quản lý, kỹ sư có kinh nghiệm của công ty và GV của trường | Hội đồng đánh giá của trường |
Kết quả bảng so sánh trên cho thấy có sự thay đổi cơ bản về quản lý đào tạo giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Ở nhóm thử nghiệm có sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp đối với mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.
(2) Kết quả thử nghiệm
Qua tiến hành thử nghiệm đánh giá trên hai nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng kết quả được thể hiện ở bảng như sau:
* Về kết quả học tập
Bảng 3.4. Kết quả học tập của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng
Nhóm thử nghiệm | Số SV | Kết quả học tập (%) | ||||||
Xuất sắc | Giỏi | Khá | TB khá | Trung bình | Yếu | |||
1 | Nhóm thử nghiệm | 30 | 3 | 9 | 9 | 6 | 3 | 0 |
2 | Nhóm đối chứng | 30 | 0 | 2 | 10 | 12 | 5 | 1 |
* Nhận xét:
Từ kết quả thử nghiệm ở hai bảng trên cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể về kết quả học tập của sinh viên ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng, cụ thể như: Kết quả học tập của nhóm thử nghiệm là: xuất sắc 3; giỏi 9; khá 9; trung bình khá 6; trung bình 3; yếu kém 0.
Còn kết quả tốt nghiệp của nhóm đối chứng là: xuất sắc 0; giỏi 2; khá 10; trung bình khá 12; trung bình 5; yếu kém 1. Như vậy có thể nói bằng những tác động tích cực vào quá trình đào tạo đã dẫn đến chất lượng đào tạo của nhóm thử nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
* Về kết quả được đào tạo, thực hành, thực tập và cung cấp các thông tin việc làm