Đối Với Các Trường Đại Học Địa Phương

Để đánh giá mức độ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tác giả điều tra khảo sát và phỏng vấn CBQL-GV quản lý nhóm sinh viên thử nghiệm và nhóm đối chứng, kết quả như ở bảng sau:

Bảng 3.5. Mức độ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp


T T

Nhóm


Các nội dung

Nhóm thử nghiệm

Nhóm đối chứng

TB

Khá

Tốt


X

TB

Khá

Tốt


X


1

Doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và phương

thức tuyển lao động


0


2


28


2,93


25


5


0


1,17


2

Doanh nghiệp cung cấp thông tin về quá trình đổi mới trong sản xuất - kinh doanh và yêu cầu,

nhu cầu lao động kỹ thuật mới


0


4


26


2,87


22


5


3


1,37


3

Chuyên gia của doanh nghiệp tham gia giảng

dạy


0


1


29


2,97


0


0


0


0,00


4

Chuyên gia của doanh nghiệp tham gia hướng

dẫn TT


0


1


29


2,97


23


6


1


1,27


5

Doanh nghiệp tạo điều kiện tham quan, thực

hành, thực tập sản xuất


0


1


29


2,97


25


5


0


1,17


6

Doanh nghiệp tham gia đánh giá kết quả đầu ra và kết hợp tuyển dụng

lao động


0


2


28


2,93


0


0


0


0,00


7

Doanh nghiệp tham gia xây dựng hoặc hiệu chỉnh chương trình đào

tạo


0


2


28


2,93


28


2


0


1,07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 288 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực - 26


Kết quả thử nghiệm ở bảng trên cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể giữa điểm trung bình ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Điểm trung bình ở nhóm thử nghiệm cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Đây là sự thay đổi đáng kể sau thời gian tăng cường quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có xu hướng phối hợp tích cực trong cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và phương thức tuyển dụng cho nhà trường cũng như đã cùng nhà trường hợp tác trong việc xây dựng phát triển chương trình theo hướng gắn kết với thực tiễn lao động.

* Về tình trạng việc làm

Để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cơ hội việc làm và hiệu quả của giải pháp. Tác giả điều tra về tình trạng việc làm của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm, kết quả như ở bảng sau:

Bảng 3.6. Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp


TT

Nhóm

Tình trạng việc làm

Nhóm thử

nghiệm (%)

Nhóm đối

chứng (%)

1

Có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo

60

37


2

Có việc làm không đúng ngành nghề được

đào tạo

30

33

3

Chưa có việc làm

10

30


60

50

40

30

20

10

0

Nhóm thử nghiệm (%)

Nhóm đối chứng (%)

Có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo

Có việc làm không đúng ngành nghề được đào tạo

Chưa có việc làm


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 3 tháng

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 3 tháng cho thấy: Nhóm thử nghiệm chiếm tỷ lệ có việc làm đúng ngành nghề là 60%, có việc làm không đúng ngành nghề đào tạo 30%, chưa có việc làm 10%. Nhóm đối chứng chiếm tỷ lệ có việc làm đúng ngành nghề đào là 37%, có việc làm không đúng ngành nghề đào tạo 33%, chưa có việc làm 30%. Kết quả này đã chứng tỏ hiệu quả đào tạo của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Đánh giá chung:

Kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất, cũng như đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được đề ra. Mỗi biện pháp có những ảnh hưởng tích cực riêng đến chất lượng, hiệu quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương. Trong quá trình tổ chức thử nghiệm đã nhận được sự đồng thuận rất cao của nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên vì hiệu quả mang lại..

Sau khóa đào tạo thử nghiệm này, trường Đại học Hải Phòng cũng đã ký kết được hợp đồng hợp tác đào tạo với công ty Điện tử viễn thông Hải Phòng; được công ty cam kết hỗ trợ một số trang thiết bị và tặng thưởng học bổng hàng năm cho sinh viên giỏi và tiếp nhận sau khi tốt nghiệp (Hồ sơ được lưu tại Phòng Đào tạo, phòng Kế toán tài chính).

Kết luận chương 3


Căn cứ vào cơ sở lý luận chương 1 và thực trạng chương 2, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương bao gồm: 1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 2. Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực; 3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 4. Quản lý đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 5. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, tạo thành một hệ thống nhất.

Để minh chứng sự đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã nêu và sự cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát với nhiều đối tượng khác nhau (CBQL, GV, SV, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng) về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: các giả thuyết khoa học tác giả nêu đã được cụ thể hóa; hệ thống biện pháp được đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Đồng thời tác giả đã tiến hành thử nghiệm biện pháp “Tăng cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp” tại trường Đại học Hải Phòng. Đây là một biện pháp quan trọng trong đào tạo theo tiếp cận năng lực, nếu thực hiện tốt sẽ là tiền đề thực hiện nhóm các biện pháp khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận:

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực là định hướng đào tạo, đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống các trường đại học địa phương vẫn lúng túng khi triển khai và thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận sau:

Luận án đã tạo dựng được khung lý thuyết, làm sáng tỏ thêm lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Theo tiếp cận năng lực, vận mô hình CIPO nhằm kiểm soát đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố môi trường tác động đến chất lượng nhân lực được đào tạo.

Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương cho thấy các trường chưa thực sự chuyển hướng sang đào tạo theo tiếp cận năng lực người học. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là quản lý đào tạo của các trường chưa theo kịp cách thức đổi mới trong đào tạo. Vì vậy, các trường đại học địa phương muốn thực hiện tốt mô hình đào tạo theo tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần phải có những biện pháp phù hợp và khả thi.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo, luận án đã đề xuất 5 biện pháp về quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương. Đó là: 1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 2. Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và các tiêu chuẩn năng lực; 3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 4. Quản lý đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL; 5. Tăng

cường quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ và tác động qua lại với nhau.

Tác giả đã tổ chức khảo nghiệm lấy ý kiến của CBQL, GV, SV, cựu SV và nhà tuyển dụng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp và tiến hành thực nghiệm một biện pháp tại trường đại học Hải Phòng. Kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao, nếu áp dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo sẽ góp phần nâng chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hiện nay.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đã được hoàn thành, giả thuyết khoa học đã được chứng minh.

2. Khuyến nghị:

Để thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tác giả xin có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mở rộng hành lang tự chủ cho các trường đại học địa phương trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch với sự giám sát chặt chẽ và có hiệu lực của xã hội. Bên cạnh đó, cần sớm quy định cụ thể, rõ ràng những tiêu chí, mức độ, lộ trình để các trường có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng yêu cầu được trao quyền tự chủ.

Thường xuyên đưa ra những thông tin về đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực của các khối ngành đào tạo để các trường có căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương

2.2. Đối với UBND cấp tỉnh, thành phố

Tăng cường đầu tư ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng và bổ sung trang thiết bị hiện đại cho các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tiếp cận năng lực.

2.3. Đối với doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật cụ thể về số lượng,

chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Đồng thời, tích cực phối hợp liên kết với các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

2.4. Đối với các trường đại học địa phương

Tăng cường tổ chức, triển khai triệt để công tác khảo sát nhu cầu đào tạo và tư vấn tuyển sinh, việc làm.

Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu lao động các ngành nghề để đào tạo sát với thực tiễn. Đồng thời, chủ động liên kết đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, các trường THPT để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Đỗ Thị Thanh Toàn (2014), “Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Hải Phòng”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 6 năm 2014

2. Đỗ Thị Thanh Toàn (2014), “Nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Hải Phòng”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 105 tháng 5 năm 2014

3. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), “Liên kết trường đại học và doanh nghiệp - phương thức nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí giáo dục, số 432, Kỳ 2 tháng 6 năm 2018

4. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), “Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học địa phương”, Tạp chí giáo dục, số 434, Kỳ 2, tháng 7 năm 2018

5. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), “Status and management measures of engineering training at local universities in a capacity approach”, Tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 23, Quý 3, tháng 9 năm 2018

Xem tất cả 288 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí