Thực Trạng Kết Quả Dạy Học Trải Nghiệm Môn Toán

Với hình thức dạy học trải nghiệm theo các câu lạc bộ Toán học, đã được các thầy cô thực hiện ở mức tốt với 77,6% ý kiến được hỏi đánh giá và 22,4% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm theo các câu lạc bộ Toán học được thực hiện một cách triệt để, được dùng thường xuyên trong quá trình dạy học.

Với hình thức dạy học trải nghiệm theo các trò chơi học tập tỉ lệ tốt và khá đã giảm đi so với hình thức dạy học trải nghiệm theo nhóm (86.8%) song chưa triệt để, vẫn còn 13,2% ý kiến cho rằng việc thực hiện mới ở mức trung bình.

Với hình thức dạy học trải nghiệm theo các diễn đàn thì tỉ lệ đánh giá thực hiện tốt là 42,9%, mức độ khá là 40,8% và mức độ trung bình là 16,3%. Như vậy hình thức dạy học trải nghiệm theo các diễn đàn đã thực hiện nhưng đánh giá tốt chưa cao, nhiều ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

Với hình thức dạy học trải nghiệm STEM, đã được các thầy cô thực hiện ở mức tốt với 39,8% ý kiến được hỏi đánh giá và 41,8% ý kiến đánh giá thầy cô thực hiện ở mức khá. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm STEM được thực hiện và sử dụng không thường xuyên trong quá trình dạy học.

Như vậy qua khảo sát có thể thấy việc thực hiện các hình thức, phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS đã được giáo viên thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao, đặc biệt là hình thức trải nghiệm thực tế, điều này đặt ra cho CBQL nhà trường trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường làm tốt hơn nữa công tác trải nghiệm môn học nói chung và môn Toán nói riêng cho học sinh nhà trường, từ đó mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo nước nhà.

2.3.6. Thực trạng kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán

Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán cho học sinh các trường THCS, đã được phân tích cho thấy, trong những năm qua CBGV nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên dạy học môn Toán nói riêng đã không ngừng nỗ lực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học trải nghiệm, sự nỗ lực đó của tập thể CBGV nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, kết quả dạy học môn Toán của nhà trường đã từng bước được nâng cao. Tác giả tiếp tục khảo sát thực trạng hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán với câu hỏi số 6 trong phần phụ lục 1, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Toán



TT


Năng lực Toán

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực tư duy và lập luận

Toán học

37

37,7

38

38,8

23

23,5

0

0

2

Năng lực giải quyết vấn đề

38

38,8

41

41,8

19

19,4

0

0

3

Năng lực giao tiếp toán học

31

31,6

39

39,8

28

28,6

0

0

4

Năng lực sử dụng công cụ,

phương tiện học toán

42

42,9

38

38,8

18

18,3

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - 9

Từ kết quả bảng 2.12 cho thấy các năng lực Toán của học sinh được hình thành và bồi dưỡng trong hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán chưa tốt, cụ thể:

Nội dung khảo sát năng lực tư duy và lập luận Toán học, 37,7% ý kiến đánh giá tốt, 38,8% ý kiến đánh giá khá, 23,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

Với năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học được đánh giá với kết quả khá khả quan với 42,9% ý kiến đánh giá tốt, 38,8% ý kiến đánh giá khá,

18,3% ý kiến đánh giá trung bình, không có ý kiến đánh giá đạt ở mức độ yếu.

2.4. Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Toán ở các trường THCS thành phố Bắc Ninh

Quản lý dạy học trải nghiệm đã được tổ chức cho GV tại các trường THCS trên địa bàn TP Bắc Ninh. Để làm rõ thực trạng công tác quản lí như thế nào cần làm rõ thực trạng công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh.

Để làm rõ thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán các trường THCS trên địa bàn TP, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 trong phần phụ lục 1, kết quả khảo sát trên CBQL như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên Toán trường THCS TP Bắc Ninh theo tự đánh giá của CBQL


STT

Lập kế hoạch quản lý

dạy học trải nghiệm của GV

Ý kiến

Điểm TB

Tôt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực dạy học trải nghiệm của đội ngũ

giáo viên


0


0,0


16


80


4


20


0


0


2,8


2

Xác định và thiết lập các mục tiêu dạy học trải nghiệm của đội ngũ

giáo viên


2


10


14


70


4


20


0


0


2,9


3

Thiết lập các nội dung dạy học trải nghiệm của

đội ngũ giáo viên.


3


15


16


80


1


5


0


0


3,1


4

Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau dạy học trải nghiệm của đội

ngũ giáo viên


2


10


12


60


6


30


0


0


2,8

Kết quả kháo sát cho thấy, CBQL tự nhận thấy năng lực lập kế hoạch của bản thân chủ yếu tập trung ở mức khá, tỉ lệ các ý kiến đánh giá là tốt là ít hơn so vói đánh giá là trung bình.

Trong các nội dung lập kế hoạch đưa ra khảo sát đều dao động trong mức điểm trung bình từ 2,8 đến 3,1. Nội dung lập kế hoạch về “Thiết lập các nội dung dạy học trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” theo các CBQL là có thể làm tốt nhất với Điểm trung bình cao nhất là 3,1. Theo tự đánh giá của CBQL thì việc lập kế hoạch về “Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” là hạn chế nhất với điểm trung bình là 2,8.

Để có kết quả đối chiếu với tự đánh giá của CBQL, chúng tôi đã khảo sát nội dung lập kế hoạch trên GV. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo đánh giá của GV


STT

Lập kế hoạch quản lý

dạy học trải nghiệm của GV

Ý kiến

Điểm TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phân tích, đánh giá thực trạng dạy trải nghiệm

của đội ngũ GV


8


10,3


70


89,3


0


0,0


0


0


3,1


2

Xác định và thiết lập các mục tiêu dạy trải nghiệm

của đội ngũ GV


8


10,3


56


71,8


14


17,9


0


0


2,9


3

Thiết lập các nội dung

dạy trải nghiệm của đội ngũ GV.


4


5,1


61


78,2


13


16,7


0


0


2,9


4

Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau dạy trải

nghiệm của đội ngũ GV


12


15,4


46


59,0


20


25,6


0


0


2,9

Kết quả khảo sát về việc lập kế hoạch của CBQL cho thấy, GV đánh giá

cao hơn về năng lực lập kế hoạch của CBQL so với chính CBQL tự đánh giá. Điểm TB theo đánh giá của GV là từ 2,9 đến 3,1.

2.4.2. Thực trạng tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên

Để tìm hiểu hoạt động tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên ở các trường THCS Thành phố Bắc Ninh được tổ chức theo quy trình nào chúng tôi đã khảo sát trên CBQL và GV với câu hỏi số 8 trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh (ý kiến của GV)


STT

Tổ chức quản lý dạy

học trải nghiệm của GV

Ý kiến

Điểm TB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch dạy

học trải nghiệm.


10


12,8


65


83,3


3


3,9


0


0


3,09


2

Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các GV tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của

GV tham gia


13


16,7


60


76,9


5


6,4


0


0


3,10


3

Hiệu trưởng cần phân chia các đầu mối, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác dạy học

trải nghiệm.


7


9,0


55


70,5


16


20,5


0


0


2,88


4

Hiệu trưởng xây dựng chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong

và sau giảng dạy


5


6,4


45


57,7


28


35,9


0


0


2,70

Theo ý kiến của 78 GV được khảo sát, Điểm TBC đánh giá về tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức dạy học trải nghiệm dao động từ 2,7 đến 3,1. Có đến 93,6% GV cho rằng: “Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho GV tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của GV tham gia”, như vậy tức là GV đánh giá cao việc tổ chức sắp xếp lực lượng trong dạy học trải nghiệm cho GV. Ở nội dung “Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch dạy học trải nghiệm” có đến 96,1% giáo viên đánh giá CBQL đã làm tốt và khá.

Kết quả tự đánh giá của CBQL như sau:

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Bắc Ninh theo tự đánh giá của CBQL


STT

Tổ chức quản lý dạy học trải nghiệm của

GV

Ý kiến


ĐTB

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch dạy

học trải nghiệm.


2


10,0


10


50,0


8


40


0


0


2,70


2

Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho GV tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của

GV tham gia


6


30,0


8


40,0


6


30,0


0


0


3,00


3

Hiệu trưởng phân chia các đầu mối công việc, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công

tác dạy học trải nghiệm


8


40,0


7


35,0


5


25,0


0


0


3,15


4

Hiệu trưởng xây dựng chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong

và sau giảng dạy


5


25,0


7


35,0


8


40,0


0


0


2,85

Kết quả khảo sát trên CBQL có sự chênh lệch so với đánh giá của GV, cụ thể điểm trung bình về việc tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của CBQL là 2,70 đến 3,15. Trong đó, CBQL tự đánh giá có thể làm tốt nhất việc tổ chức “Hiệu trưởng phân chia các đầu mối công việc, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm dạy học trải nghiệm phụ trách” với điểm trung bình cao nhất là 3,15. Với nội dung này có 9/22 ý kiến khảo sát CBQL tự đánh giá ở mức “rất hiệu quả”, 7/20 CBQL tự đánh giá mức khá và chỉ có 5/20 CBQL tự đánh giá ở mức trung bình. Nội dung đánh giá mức Điểm trung bình thấp nhất là “Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch dạy học trải nghiệm”, chỉ có 2/20 CBQL tự đánh giá mức tốt; 10/20 ý kiến ở mức khá và có 8/20 ý kiến cho rằng bản thân tổ chức việc này ở mức trung bình. Đây là điều ngược lại so với đánh giá của GV vì nội dung này được GV đánh giá rất cao với điểm trung bình là 3,09 và không có ý kiến nào lựa chọn mức yếu. Để lí giải điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 1 số CBQL với câu hỏi: “GV đánh giá việc CBQL tổ chức việc nhận thức và đủ về kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm là khá và tốt song kết quả khảo sát CBQL thì ngược lại, Đ/c cho ý kiến về nội dung này”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: thực tế khi có kế hoạch dạy học chúng tôi chỉ treo kế hoạch trên bảng công tác và phổ biên trong các cuộc họp cho GV theo dõi chúng tôi cho rằng việc này là bình thường. Có thể do GV chú ý đọc thông tin và không bỏ sót các thông báo này nên cho rằng như vậy là đạt. Như vậy có thể kết luận GV rất chú ý đến các kế hoạch dạy học và luôn cập nhật thông tin đầy đủ nên cảm thấy tốt với việc tổ chức cho cán bộ tiếp nhận được đúng và đầy đủ các thông tin về dạy học trải nghiệm.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm cho giáo viên

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo quản lý dạy học trải nghiệm trong nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV với câu hỏi số 9 trong phần phụ lục 1, kết quả khảo sát như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2023