Mức Độ Thay Đổi Tần Suất Sử Dụng Trước Và Sau Đào Tạo


Bảng 2.33: mức độ thay đổi tần suất sử dụng trước và sau đào tạo


Lớp/khoá

Trước đào tạo

Sau đào tạo

Thay đổi ( )

Thí nghiệm điện

3.00

2.25

-0.75

Điều độ lưới điện

2.91

4.37

1.46

Đo lường điện

3.00

3.71

1.71

Quản lý-Vận hành

3.00

4.67

1.67

Xây lắp điện

3.00

3.00

0.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu phỏng vấn học viên tiến hành vào tháng 1 năm 2011

Biểu đồ 2 10 Biểu đồ chỉ mức độ thay đổi về tần suất sử dụng sau 1

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ chỉ mức độ thay đổi về tần suất sử dụng sau đào tạo.

Qua 5 nghề khảo sát chúng ta thấy, nghề thí nghiệm điện có tần suất sử dụng sau đào tạo là thấp nhất (-0,75); đối với lớp Đo lường điện và Điều độ lưới điện thì tần suất sử dụng sau đào tạo có sự thay đổi tăng, tuy nhiên chỉ số này vẫn còn thấp.

2.3.3.4. Mức độ thay đổi về kiến thức, kỹ năng khi có kèm cặp hướng dẫn tại chỗ

Mức độ thay đổi về trình độ, kỹ năng khi kèm cặp hướng dẫn tại chỗ trước và sau đào tạo là một chỉ số cho biết chất lượng đào tạo của khóa học; việc hướng dẫn kèm cặp sau đào tạo rất cần thiết, giúp cho học viên nâng cao được kiến thức,


kỹ năng tay nghề, ứng dụng những kiến thức học được sau đào tạo vào thực tế sản xuất. Kết quả khảo sát được thể hiện tại biểu đồ dưới đây:

Trước đào tạo

Sau đào tạo

Thay đổi ( D)

5

4,37

4,67

4

3,71

3 3 3

3

3

2,91

3

2,25

2

1,46

1,71

1,67

1

0

0

Thí nghiệm điện Điều độ lưới điện

-0,75

Đo lường điện

Quản lý-Vận hành

Xây lắp điện

-1


-2


Biểu đồ 2.11: Mức độ thay đổi của người học

khi có kèm cặp hướng dẫn tại chỗ trước và sau đào tạo

Như vậy ta thấy, mức độ thay đổi sau đào tạo khi có hướng dẫn kèm cặp tại chỗ đối với hầu hết các nghề đều có chỉ số lớn hơn 1; đặc biệt đối với nghề đo lường, mức độ thay đổi = 1,71; điều đó cho thấy, mức độ trình độ kiến thức chuyên môn thay đổi khi sau đào tạo, học viên vẫn được hướng dẫn kèm cặp thì sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về trình độ, kỹ năng nghề; tuy nhiên, duy nhất đối với nghề thí nghiệm điện, mức độ thay đổi lại = -0,75; ở đây cho thấy việc hướng dẫn kèm cặp sau đào tạo đối với nghề thí nghiệm điện là chưa tốt, dẫn đến không có sự thay đổi theo chiều tốt lên.

2.3.3.5. Mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ

Bên cạnh những chỉ số trên, chúng ta còn xét đến chỉ số mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ; sự hỗ trợ về nguồn lực, cụ thể là trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ đào tạo, điều kiện môi trường v.v… sẽ có tác động đến chất lượng


đào tạo của khóa học; sự thay đổi về nguồn lực hỗ trợ trước và sau đào tạo được khảo sát đánh giá để làm cơ sở so sánh xét đến sự tác động của nguồn lực tới sự thay đổi kiến thức , kỹ năng sau đào tạo; được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.34: mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ trước và sau đào tạo


Lớp/khóa

Trước đào tạo

Sau đào tạo

Thay đổi ( )

Thí nghiệm điện

4.00

4.00

0.00

Điều độ lưới điện

3.83

3.91

0.09

Đo lường điện

3.86

4.00

0.14

Quản lý Vận hành

3.85

3.98

0.13

Xây lắp điện

4.00

4.07

0.07

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu phỏng vấn học viên tiến hành vào tháng 1 năm 2011

Trước đào tạo

Sau đào tạo

Thay đổi ( D)

5

4,37

4,67

4

3,71

3 3 3

3

3

2,91

3

2,25

2

1,46

1,71

1,67

1

0

0

Thí nghiệm điện Điều độ lưới điện Đo lường điện

-0,75

Quản lý-Vận hành

Xây lắp điện

-1


-2


Biểu đồ 2.12: Biểu đồ chỉ mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ.

Sự thay đổi về nguồn lực hỗ trợ đào tạo, qua biểu đồ ta thấy, nguồn lực hỗ trợ của nghề Đo lường điện nhiều nhất sau đào tạo (mức độ thay đổi = 0,14); trong khi đó, nghề thí nghiệm điện thấp nhất (có = 0) ;


2.3.3.6. Một số nhận xét về mối liên hệ giữa việc thay đổi kỹ năng sau

đào tạo đối với những vấn đề liên quan

Về mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kiến thức với mức độ hài lòng của học viên đối với lớp học:

Kết quả điều tra cho phép rút ra kết luận rằng: Kiến thức thu được của học viên tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của học viên về lớp học. Các số liệu ở hình sau đây chứng minh kết luận trên:

Biểu đồ 2 13 Mối liên hệ giữa kiến thức thu được và mức độ hài lòng 2

Biểu đồ 2.13: Mối liên hệ giữa kiến thức thu được và mức độ hài lòng của học viên phân theo lớp

Theo kết quả khảo sát trên, lớp học thành công nhất theo tiêu chí về mức độ thay đổi kiến thức của học viên sau khóa học là lớp Thí nghiệm điện, với điểm đánh giá trung bình là 1,29 điểm, tương ứng với mức độ hài lòng của học viên về khóa học là 3,80 điểm.

Lớp ít thành công nhất là lớp Quản lý - Vận hành, với mức độ thay đổi trung bình là 0,13 điểm, tương ứng với mức độ hài lòng của học viên đối với khóa học là 2,64 điểm.

Về mức độ tác động của kiến thức thu được trong khóa học với mức độ thay

đổi kỹ năng trong quá trình làm việc:


Kết quả phân tích cũng cho phép rút ra kết luận: Kỹ năng thu được qua quá trình làm việc không tỷ lệ thuận với kiến thức thu được sau khóa học.

Kỹ năng của người lao động, ngoài phụ thuộc vào kiến thức họ thu được trong lớp học, còn phụ thuộc vào tổng thể các tác động khác của môi trường làm việc, như: tần suất sử dụng, nguồn lực hỗ trợ, mức độ kèm cặp, giám sát hướng dẫn tại chỗ và chế độ quản lý tại nơi làm việc. Cụ thể được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2 14 Mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kiến thức và thay đổi 3

Biểu đồ 2.14: Mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kiến thức và thay đổi kỹ năng của học viên

Về mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kỹ năng đối với tần suất sử dụng trong công việc:

Tần suất sử dụng kiến thức của người lao động trong công việc đóng vai trò quan trọng, tác động đến mức độ thay đổi kỹ năng của họ. Tần suất sử dụng càng lớn thì mức độ thay đổi kỹ năng càng cao. Cụ thể được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:


Biểu đồ 2 15 Mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kỹ năng và tần xuất sử 4


Biểu đồ 2.15: Mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kỹ năng và tần xuất sử dụng

Theo kết quả trên, lớp Đo lường điện có mức độ thay đổi kỹ năng cao nhất, tương ứng với mức độ thay đổi về tần suất sử dụng là lớn nhất. Lớp có mức thay đổi kỹ năng nhỏ nhất là lớp Thí nghiệm điện, tương ứng với tần suất sử dụng của học viên sau khóa học là thấp hơn so với trước khóa học. Đây là điều kiện bất lợi cho việc áp dụng kiến thức của học viên vào thực tế sản xuất.

Về mối liên hệ giữa mức độ kèm cặp hướng dẫn tại chỗ và mức độ thay đổi kỹ năng:

Mức độ thay đổi kỹ năng của người lao động tỷ lệ thuận với mức độ thay đổi về kèm cặp hướng dẫn (đào tạo tại chỗ). Mức độ kèm cặp hướng dẫn tại chỗ càng lớn, thì mức độ thay đổi kỹ năng càng cao. Cụ thể được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2 16 Mối liên hệ giữa đào tạo tại chỗ và mức độ thay đổi kỹ 5

Biểu đồ 2.16: Mối liên hệ giữa đào tạo tại chỗ và mức độ thay đổi kỹ năng


Theo biểu đồ trên, lớp Đo lường điện có mức độ thay đổi về đào tạo hướng dẫn tại chỗ lớn nhất (điểm trung bình là 1,75), tương ứng với mức độ thay đổi về kỹ năng là lớn nhất; Lớp có mức độ thay đổi kỹ năng nhỏ nhất là lớp Thí nghiệm điện, tương ứng với mức thay đổi về đào tạo hướng dẫn tại chỗ là 0,25 điểm.

Về mối liên hệ giữa mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ đối với mức độ thay

đổi về kỹ năng:

Kết quả điều tra cho thấy, mức độ thay đổi về kỹ năng tỷ lệ thuận với mức độ

thay đổi về nguồn lực hỗ trợ trực tiếp tại nơi làm việc.

Tuy nhiên theo khảo sát, mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ là ít,trước và sau đào tạo. Cụ thể mối liên hệ giữa mức độ thay đổi kỹ năng và mức độ thay đổi về nguồn lực hỗ trợ được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2 17 Mối liên hệ giữa thay đổi kỹ năng và thay đổi nguồn lực 6

Biểu đồ 2.17: Mối liên hệ giữa thay đổi kỹ năng và thay đổi nguồn lực hỗ trợ

Qua biểu đồ ta thấy, khóa đào tạo Đo lường điện có sự thay đổi về nguồn lực hỗ trợ cao nhất nên kết quả có sự thay đổi về kỹ năng cao nhất;

2.3.3.7. Kết luận 3

Đánh giá các khóa học hiện nay đang tổ chức chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng làm việc cho các học viên tham gia lớp học. Kết quả phân tích ở trên cho thấy mức độ thay đổi kỹ năng của học viên sau các khóa đào tạo không nhiều.


Theo đánh giá của đại diện cấp quản lý trực tiếp, chỉ có 25,33% số học viên được đánh giá là có thay đổi kỹ năng theo chiều hướng tốt lên; chỉ số đó do học viên tự đánh giá là 38%. Đây là chỉ số tương đối thấp. Những nguyên nhân của hiện trạng này nằm ở chỗ:

- Tần suất sử dụng kiến thức hoặc làm những công việc liên quan đến kiến thức được đào tạo trong lớp học là ít, nên học viên ít có cơ hội áp dụng và rèn luyện kỹ năng. Do đó, mặc dù có nhiều trường hợp kết quả kiểm tra lý thuyết rất tốt, nhưng thực tế kỹ năng về vấn đề liên quan không mấy thay đổi.

- Nội dung các chương trình đào tạo đang dừng ở mức độ chung chung, chưa giúp được học viên trong vấn đề giải quyết tình huống, nên khi gặp các tình huống khó, học viên còn lúng túng và thiếu kỹ năng giải quyết.

- Thời điểm đào tạo không hợp lý, dẫn tới rơi rụng kiến thức khi cần giải quyết các công việc thực tế liên quan.

- Mức độ quản lý giám sát thực hiện công việc và giám sát sau đào tạo tại nơi làm việc còn lỏng lẻo, học viên và người quản lý chưa có chế độ, chế tài & các động tác khuyến khích, cam kết áp dụng kiến thức và không đưa ra mục tiêu, kế hoạch áp dụng nên kết quả kỹ năng không mấy thay đổi.

- Không có các chương trình hỗ trợ sau đào tạo, như: giám sát, huấn luyện, tái huấn luyện và kiểm tra liên tục tại nơi làm việc.

- Trong một số trường hợp, các điều kiện về trang thiết bị và điều kiện làm việc là yếu tố cản trở trong việc nâng cao, cải thiện kỹ năng tại nơi sản xuất.

2.3.4. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ 4 (kết quả)

Đánh giá cấp độ 4 là đánh giá mức độ tác động của đào tạo vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cấp đánh giá cao nhất về chất lượng đào tạo, thể hiện khóa học có thực sự mang lại lợi ích, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ hiệu quả của đào tạo là xác định mức độ tái đầu tư của đào tạo vào công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/phòng ban/tổ nhóm… Đánh giá này cần có sự so sánh một cách định lượng trước và sau khóa học. Tuy nhiên, tại EVN hiện chưa có hệ thống theo dõi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022