Tình Hình Thực Hiện Chính Việc Phân Phối Cổ Tức Và Sử Dụng Cổ Tức Phần Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa



Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội cổ dông công ty CP Bánh kẹo Hải Châu, tổng công ty Mía đường 1 góp thêm 6,75 tỷ đồng từ nguồn quỹ CPH của tông công ty nâng VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu từ 13,5 tỷ lên 20,25 tỷ đông tương đương 45% vốn Điều lệ. Các bước tiến hành tăng vốn Điều lệ của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu theo quy định của nhà nước gồm: lập phương án tăng vốn Điều lệ, báo cáo Đại hội cổ đông thông qua; Báo cáo UBCK nhà nước phê duyệ cáo bạch và cho phép phát hành tăng vốn Điều lệ theo quy định của UBCK nhà nước.

Sau khi được sự chấp thuận của UBCK nhà nước, công ty CP Bánh kẹo Hải Châu phát hành cổ phần cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện hữu. Trường hợp có một số cổ đông nhỏ lẻ không mua hết thì được bán cho các cổ đông hiện hữu khác.

+ Năm 2009 công ty CP Bánh kẹo Hải Châu cũng đã tăng vốn Điều lệ của công ty từ 45 tỷ lên 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số vốn tăng thêm 15 tỷ đồng này có 05 tỷ đồng là cổ phiếu thưởng năm 2008 đước chia cho các cổ đông theo tỷ lệ hiện có tại thời điểm chia cổ tức năm 2008.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp


Về tình hình thực hiện chính sách quản lý, đầu tư VNN trong DN CPH của SCIC: Tổng công ty đã thực hiện bán - giảm phần VNN tại các DN quy mô nhỏ, tỷ trọng phần VNN ít, hiệu quả kinh doanh thấp, thuộc lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, giảm vốn đầu tư dàn trải, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư đồng thời thu hồi vốn, tập trung vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm. Thông qua bán VNN, đã tạo điều kiện lựa chọn nhà dầu tư chiến lược cho DN, tăng tỷ lệ sở hữu vốn cho người lao động để DN ổn định và phát triển.

Việc bán vốn được thực hiện theo phương thức kinh doanh vốn hiệu quả, bảo toàn và tăng thặng dư vốn với việc lựa chọn DN để bán vốn, lựa chọn thời điểm để bán. Tổng công ty thực hiện tái cấu trúc lại DN trong trường hợp có thể nhằm gia tăng giá trị vốn rồi mới thực hiện bán vốn. Tổng công ty thực hiện bán vốn có hiệu quả tại các DN không cần nắm giữ vốn. Tính đến 31/12/2009, SCIC đã bán VNN tại 315 DN (trong đó bán toàn bộ VNN tại 289 DN), giá trị sổ sách là 680 tỷ đồng, thực tế thu về là 1.536 tỷ đồng (đạt tỷ lệ trung bình 2,26 lần so với mệnh giá). Riêng trong năm 2009, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tổng công ty thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


thành công việc bán VNN tại 211 DN (trong đó bán toàn bộ 203 DN), thu về giá trị gấp 1,75 lần so với mệnh giá.

Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 14

Thông qua việc bán vốn tại DN kém hiệu quả và đầu tư vốn cho DN có hiệu quả và thuộc lĩnh vực nhà nước thực sự phải đóng vai trò nòng cốt, Tổng công ty đã và đang thực hiện dịch chuyển dần VNN ra khỏi lĩnh vực không cần thiết đầu tư vốn của nhà nước. Mục tiêu đến 2015, Tổng công ty chỉ nắm vốn tại 80-100 DN lớn thuộc lĩnh vực then chốt nhà nước cần nắm giữ và đầu tư vốn.


250


200


Số doanh nghiệp bán toàn bộ

150

100


50


0

2006 2007 2008 2009


Biểu 2.7: Kết quả bán – giảm VNN tại doanh nghiệp cố phần hóa


Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (2006-2010) hoạt động của SCIC, định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 [120]

2.2.4. Tình hình thực hiện chính việc phân phối cổ tức và sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa

Nguyên tắc phân phối cổ tức trả cho cổ phần của cổ đông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của DNCPH. DNCPH chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi DNCPH đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo


quy định của pháp luật và Điều lệ; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, DNCPH vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Tình hình phân phối cổ tức của DN sau CPH được thể hiện trong sơ đồ

2.2 sau đây.


Lợi nhuận sau nộp thuế Thu nhập DN


Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quyết định của Hợp đồng nếu có

Bù đắp khoản lỗ các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế


Trích 10% vào Quỹ dự phòng tài chính khi số dư Quỹ = 25% Vốn điều lệ thì không trích nữa


Trích tối thiểu 30% vào Quỹ Đầu tư Phát triển Công ty


Trích Quỹ Khen thưởng -Phúc lợi


Số còn lại thì HĐQT lập phương án chia cổ tức cho các cổ đông báo cáo Đại hội cổ đông thông qua


Sơ đồ 2.2: phân phối cổ tức của doanh nghiệp cổ phẩn hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thực tế, các DN CPH chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phần của DNCPH. Trả cổ tức bằng tiền mặti được thực hiện bằng đồng Việt Nam và được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú


của cổ đông. Cổ tức được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi DNCPH đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông.

Hàng năm, căn cứ vào kết quả kinh doanh, lợi nhuận thực hiên, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên DNCPH; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của DNCPH.

Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ DNCPH.


Trước khi có SCIC, cổ tức được chia từ phần VNN đầu tư vào DNCPH được nộp về:


+ Trường hợp Bộ Tài chính hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện phần VNN tại DNCPH thì DNCPH có trách nhiệm nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN Trung ương hoặc địa phương theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài cổ tức phần VNN được trả hàng năm, người đại diện quản lý phần VNN tại DNCPH còn có trách nhiệm đôn đốc DN nộp các khoản tiềnnhư:


Phần vốn thu hồi khi quyết định giảm bớt phần VNN tại DNCPH; thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phần khi cổ phần hoá DNNN; Thu hồi giá trị cổ phần chia cho người lao động trong DN để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong DN.


Trong một số trường hợp, khi DNCPH có nhu cầu tăng vố Điều lệ hay đầu tư vào các phương án kinh doanh mở rộng san xuất, trên cơ sở đề nghị của DNCPH có VNN và người trực tiếp quản lý phần VNN tại DN đó, việc dùng cổ tức được chia để tăng phần VNN tại DNCPH do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (trường hợp Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu) hoặc do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định (trường hợp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện chủ sở hữu).


+ Trường hợp Hội đồng quản trị (đối với DNNN có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc DN đối với DNNN độc lập không có Hội đồng quản trị (gọi chung là DNNN) là người đại diện VNN tại DNCPH thì DNCPH có trách nhiệm nộp về DNNN (là người đại diện có vốn góp vào DNCPH) các khoản: Phần cổ tức được chia từ DNCPH; Chênh lệch do nhượng bán hoặc thu hồi phần VNN (khi quyết định nhượng bán hoặc giảm bớt phần VNN tại DNCPH); Phần vốn thu hồi khi quyết định giảm bớt phần VNN tại DNCPH, hoặc khi DN bị giải thể phá sản; Thu hồi số tiền cho người lao động vay để mua cổ phần ưu đãi khi cổ phần hoá DNNN; Thu hồi giá trị cổ phần chia cho người lao động trong DN để hưởng cổ tức, cổ phần bán chịu cho người lao động nghèo trong DN. Người đại diện quản lý phần VNN tại DNCPH có trách nhiệm đôn đốc DN nộp kịp thời các khoản trên. Việc dùng lợi tức được chia để tăng phần VNN tại DNCPH do Hội đồng quản trị (đối với DNNN có Hội đồng quản trị), hoặc Giám đốc DN (đối với DNNN không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của đại diện chủ sở hữu VNN. Tình hình thực hiện nghĩa vụ cổ tức của các DN CPH được thể hiện trong sơ đồ 2.3


Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DN Trung ương do Bộ Tài chính quản lý

Trước năm 2006

DN CPH thành lập từ DNNN độc lập trực thuộc Bộ, Ngành, cơ quan thuộc Chính phủ

Sau năm 2006


Quỹ sắp xếp DN Trung ương do SCIC quản lý

Sau năm 2006

DN CPH được thành lập từ DNNN độc lập thuộc Tỉnh, Thành phố

Trước năm 2006


Quỹ hỗ trợ, sản xuất và CPH thuộc Tỉnh, Thành phố


Sơ đồ 2.3: Thực hiện nghĩa vụ nộp cổ tức của các DN CPH

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Đối với các DN CPH được thành lập từ DNNN trực thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thì cổ tức được nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và CPH thuộc Tập đoàn, tổng công ty nhà nước (sơ đồ 2.4).



DN sau CPH được thành lập từ DNNN độc lập thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước



Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và CPH thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước


Sơ đồ 2.4: Nộp cổ tức của các DN sau CPH được

thành lập từ DNNN trực thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hộp 2.5 sau đây minh họa về phân phối lợi nhuận lợi nhuận và quản lý, sử dụng cổ tức phần VNN tại một số CTCP

Hộp 2.5: Ví dụ phân phối lợi nhuận và quản lý, sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Ví dụ 1: về phân phối lợi nhuận lợi nhuận và quản lý, sử dụng cổ tức phần VNN tại CTCP bánh kẹo Hải Châu

+ Trước Đại hội cổ đông thường niên, trên cơ sở báo cáo của Ban điều hành, người đại diện trực tiếp VNN tại CTCP Bánh kẹo Hải Châu tổ chức họp để thống nhất báo cáo tông công ty Mía đường 1 về báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng kế hoạt sản xuát kinh doanh năm tiếp theo; kết quả lợi nhuận và việc trích lập các quỹ của CTCP và dự kiến chia cổ tức; kế hoạch đầu tư cho năm tiếp theo.... Được sự chấp thuận bằng văn bản của tổng công ty, người đại diện trực tiếp quản lý VNN biều quyết phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức cho các cổ đông tại cuộc họp HĐQT và Đại hội cổ đông hàng năm của công ty CP Bánh kẹo Hải Châu.

+ Sau khi có Nghị quyết của Đại hội cổ đông về phân chia cổ tức cho các cổ đông, người đại diện trực tiếp quản lý VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu đôn đốc để ban điều hành CTCP chuyển cổ tức phần VNN được chia hàng năm về tài khoản của tông công ty Mía đường 1. Vì thyeo quy định của Nghị định 109/2009/NĐ-Cp của Chính phủ về CPH công ty nhà nước và Nghị dịnh 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với công ty 100% VNN và quản lý phần VNN tại DN khác thì Tổng công ty Mía dường 1 là đại diện chủ sở hữu VNN tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu và cổ tức hàng năm được chuyển về Quỹ CPH của tổng công ty đẻ tổng công ty quản lý sử dụng theo quy định của nhà nước.

Ví dụ 2: Về phân phối lợi nhuận và quản lý, sử dụng cổ tức phần VNN tại CTCP Vật liệu xây dựng Hà Nội

+ Trước Đại hội cổ đông thường niên, trên cơ sở báo cáo của Ban điều hành, người đại diện VNN tại công ty tổ chức họp để thống nhất báo cáo Tổng công ty Thương mại Hà Nội về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng kế hoạch sản xuát kinh



doanh năm tiếp theo; kết quả lợi nhuận và việc trích lập các quỹ của CTCP và dự kiến chia cổ tức; kế hoạch đầu tư cho năm tiếp theo...

Được sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng công ty, người đại diện trực tiếp quản lý VNN biểu quyết phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức cho các cổ đông tại cuộc họp HĐQT và Đại hội đồng cổ đông hàng năm của CTCP.

+ Sau khi có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên về phân chia cổ tức cho các cổ đông, người đại diện trực tiếp quản lý VNN tại CTCP đôn đốc Ban điều hành công ty chuyển cổ tức phần VNN được chia hàng năm về Tổng công ty.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Việc sử dụng cổ tức phần VNN từ quĩ hỗ trợ, sắp xếp và CPH DNNN đã

Hỗ trợ thanh toán các khoản nợ của DNNN khi nhà nước bán DN có số thu từ việc bán DN không đủ để thanh

Hỗ trợ cho DN CPH thanh toán trợ cấp lao động dôi dư, mất việc làm khi CPH DNNN

Hỗ trợ cho DN đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi để bố trí việc làm mới

Bổ sung vốn cho DNCPH để đảm bảo đủ tỷ trọng VNN trong cơ cấu vốn Điều lệ của DN CPH

Hỗ trợ vốn cho DNNN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh phát triển DN

Hỗ trợ vốn cho DNNN có khó khăn về khả năng thanh toán nợ quá hạn, nợ BHXH trước khi CPH

được khái quát trong sơ đồ 2.5 dưới đây.



Cổ tức phần VNN từ Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và CPH DNNN



Sơ đồ 2.5: Sử dụng cổ tức phần VNN từ Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và CPH DNNN

Nguồn: Tác giả tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022