Sự Vận Động, Phát Triển Của Thơ Ca Hmông Gắn Liền Với Quá Trình Nhận Thức Về Thế Giới Và Con Người


tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Hmông nói riêng tiệm cận được với nền thơ hiện đại của dân tộc Việt (Kinh).

Nhận thức và kiếm tìm cái đẹp trong cuộc sống và con người miền núi là một vấn đề lớn lao và cũng là một nhiệm vụ cao cả của các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số. Nếu như trước đây, các nhà thơ từ Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn đến Cầm Biêu, Lương Qui Nhân, Vương Trung, Vương Anh...mới chỉ thiên về và dừng lại ở những cảm nhận, những quan niệm cảm tính còn chung chung, đơn giản. Chẳng hạn: Quê hương đối với Nông Quốc Chấn trong Tiếng ca người Việt Bắc là một nơi giàu đẹp; đối với Cầm Biêu là một nơi đáng yêu, đáng quí không đâu sánh bằng (Nhớ bản cũ)...hay con người miền núi trong thơ của Lương Qui Nhân, Vương Anh, Vương Trung...là những con người dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu [144]. Cái riêng, cái cá tính của con người miền núi cũng như của tác giả chưa được bộc lộ, cho dù "nếu so với dân ca dân tộc thiểu số thì thơ hiện đại dân tộc thiểu số đã có một bước nhảy vọt về mặt nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện" [114; tr.59]. Có lẽ phải đến tận những thập niên cuối cúng của thế kỷ XX, thơ ca các dân tộc thiểu số mới có được bước trở mình mạnh mẽ và toàn diện. Các nhà thơ đã phả được hơi thở của cuộc sống hiện đại vào trong thơ ca của mình, bằng một lối viết riêng, một khả năng bộc lộ tâm hồn và cá tính sáng tạo riêng của từng tác giả. Chẳng hạn, viết về quê hương còn nghèo khổ và cuộc sống còn khó khăn vất vả của dân tộc mình, Dương Thuấn có cách thể hiện khá mới mẻ: Quê hương không đủ chỗ để đánh rơi đồng xu/Ba bước chân gặp núi/ Ra khỏi cửa là leo, là lội (Quê hương); nhà thơ Y Phương lại có sự phát hiện vừa chính xác vừa gây ấn tượng: Những người dân thấp bé/Đi từ chân núi lên đỉnh núi/Sắp mục nát cả hai bàn chân/Để lần tìm cái ăn (Những người thấp bé). Cách triết lí của các nhà thơ dân tộc thiểu số ngày càng bộc lộ dấu ấn bản sắc dân tộc và dấu ấn cá nhân rò nét. Y Phương viết về người yêu: Em là mực trong ngòi, là cơm trong nồi/Là gà gáy nhưng cũng là quả ớt/Những gì anh có được/Đều bắt đầu từ em (Em-cơn mưa rào-ngọn lửa). Lò Ngân Sủn lại có cách triết lí rất riêng và độc đáo về tình yêu: Vui thời hoa nở/ Chơi thời hoa thắm/Ngày hai lần cơm chan nước suối/Ngày hai bữa cơm chan nước mạch/ Trao cho nhau mối tình sét đánh/ Dẫu có tan thành đất, nát thành bùn, vụn thành cát/ Vẫn còn khát yêu nhau (Tình ca lều nương)...


Tuy nhiên, những suy tư, chiêm nghiệm và triết lí của các nhà thơ dân tộc thiểu số không phải bao giờ cũng đạt tới sự thành công. Vấn đề bản sắc dân tộc dường như đối lập với vấn đề tính hiện đại trong thơ là một thách thức không nhỏ đối với nhiều nhà thơ ưa sự tìm tòi, thể nghiệm. Nhà thơ Là Ngân Sủn bộc lộ nỗi băn khoăn của mình: "Khi tôi chạy theo cái gọi là dân tộc, truyền thống thì có người bảo là lỏng lẻo, dàn trải, kể lể, thơ không có từ, nghĩa là thơ mà không có thơ. Và khi tôi tổ chức kết duyên giữa cái gọi là dân tộc, truyền thống với cái gọi là cách tân, hiện đại thì có người lại bảo: dân tộc chẳng ra dân tộc, hiện đại chẳng ra hiện đại..."[144; tr.155]. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề: Làm thế nào để giữ được bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập và trước yêu cầu đổi mới cho thơ ca các dân tộc thiểu số? Đó chính là lí do đồng thời cũng là mục tiêu để Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức hội thảo: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới để bàn thảo những vấn đề quan trọng liên quan đến thực trạng và tương lai của nền thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy nhiên, dường như không mấy quan tâm đến những vấn đề lý thuyết, lý luận vừa cao siêu vừa xa lạ, với những người Hmông làm thơ hôm nay, cái đích cuối cùng mà họ hướng đến và quan tâm là những trăn trở, suy tư, những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người của cộng đồng mình, dân tộc mình, giản dị nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Tác giả trẻ người Hmông Mã Ngân Hà lặng lẽ quan sát và trải nghiệm:

Đêm thức cùng cha

Sao khuya nhỏ giọt bên thềm Lặng thầm

Cha miệt mài trang sách

Trang sách nối dài rộng bao la...

(Cha-Mã Ngân Hà)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nhà thơ Mã A Lềnh có sự quan tâm đặc biệt đến những vấn đề tưởng như bình dị, nhưng rất đỗi lớn lao của dân tộc mình: Phát hiện những nét đẹp trong sự lặng thầm nhỏ bé của con người Hmông, dân tộc Hmông, khi mà những giá trị truyền thống ngày càng mai một dần. Đó có thể chỉ là Tiếng gà rừng hoang sơ bên nương sắn/ Cành mít già khẳng khiu/Con chích chòe vô tư gọi sáng/Trên cành hồng cỏ thụ/ Chú họa mi/thánh thót/giục thơ lên (Đêm trắng vùng biên) [63; tr.15]. Đó còn


Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 12

là "bữa cơm Hà Giang" có Món rau cải ninh nhừ với bạc nhạc/ Món thịt lơn muối sấy kết đầy bồ hóng/ Và chai rượu nồng nàn hương bắp, để rồi nhà thơ thoáng bâng khuâng, một cảm giác gì đó như trở về với cội nguồn dòng tộc của mình: Tôi bần thần/ Gặp lại vùng cao thân thiết/ Gặp lại mình/Xù xì/ Núi đá/ Vùng cao (Bữa cơm Hà Giang)[63; tr.28]. Đó có thể là cảm giác cô đơn thoáng chốc mỗi khi chiều về Ngắm nhìn trái mặt trời đỏ lựng/ Cũng cô đơn, cháy sáng hết mình? hay buổi đêm trống trải Ròi soi vì sao nhấp nháy/ Thiên hà kia đang khắc khoải lụi tàn (Hạnh phúc) [63; tr.34]. Đó còn là cái lạnh vùng cao mà Nhiệt kế không thể đo được/ Chỉ đo bằng ánh lửa hồng ngày đêm (Vùng cao), hay cái cối ngàn già nua, chậm chạp mà bền bỉ Thủng thẳng nhịp cụp crum (Về quê)...Nhà thơ Hùng Đình Quí trăn trở, băn khoăn vì những tệ nạn xã hội đang len lỏi vào cuộc sống của đồng bào Hmông trong thời hội nhập. Đó là tệ nạn rượu, thuốc phiện đang tàn phá sức khỏe, tàn phá tương lai của những người đàn ông Hmông vốn rất mạnh mẽ (Rượu đắng, Thuốc phiện hại...), là những hủ tục của xã hội xưa còn rơi rớt, dai dẳng bám theo cuộc sống của đồng bào như những bóng ma (Vợ lẽ, Ma và dốt); là niềm tin mù quáng và dại dột khi chạy theo cái gọi là "Đạo Vàng Chứ" (Chớ mắc lừa)... Nhà thơ cảnh tỉnh đồng bào mình bằng thái độ của một trí thức Hmông luôn kì vọng vào một tương lai tốt đẹp cho đồng bào mình, dân tộc mình...

Người Hmông là một dân tộc ưa triết lí, "trong thơ Hmông có yếu tố rất rò của lí trí. Chữ lí là chữ thường thấy trong thơ Hmông. Người Hmông là ngưởi rất muốn biết rò lí lẽ, phân biệt phải trái" [122]. Ngay từ trong mạch nguồn dân gian, chất suy tư, triết lí ấy đã được bộc lộ. Ta thường thấy trong dân ca Hmông những triết lí về cuộc đời: Đời người như củ cải phơi nắng, hay: Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi, hoặc: Mình ơi!/ Sống là khổ đấy/ Chết là nát tan [122]. Sự suy nghiệm, triết lí đã trở thành một nét tính cách của người Hmông từ truyền thống, là cơ sở để tạo nên phức điệu cảm hứng suy tư- chiêm nghiệm trong thơ Hmông thời kì hiện đại. Mỗi nhà thơ có một cách suy tư, chiêm nghiệm riêng về thế sự, cuộc đời, và cách triết lí cũng rất riêng, độc đáo và đặc sắc. Nhà thơ Hùng Đình Quí trăn trở với những giá trị đạo đức truyền thống, những tinh hoa văn hoá của người Hmông đã được gìn giữ từ bao đời. Ông khuyên người Hmông phải biết sống thuỷ chung, tình nghĩa, không nên "tranh đục cũ người dùng/cướp dao mẻ người liếc". Ông khẳng


định một chân lí vĩnh hằng trong quan niệm về sự sống và cái chết của "người Hmông mình" (pêz Hmông): Có chết, chết trên lưỡi sắc/ Chớ chết sau sống dao. Ông cảnh tỉnh những người Hmông lầm đường, lạc lối, thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin trong cuộc sống: Chỉ có con cóc mới đi không hết đường/ Trở về chết dưới bàn chân vợ. Mã A Lềnh suy tư về số phận và tương lai của dân tộc mình, để rồi chiêm nghiệm và khẳng định: Ở đâu có bầu trời/ đó là Tổ quốc. Ông bằng lòng và ca ngợi sự lựa chọn cuộc sống như là một nét đặc trưng riêng của dân tộc mình: Chiếc nôi êm là tảng đá giữa non ngàn. Bản lĩnh và ý chí chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Hmông. Hình ảnh người đàn ông Hmông với đôi chân trần đạp trên đá sắc mái đầu trơ một chỏm đá hoang là sự bộc lộ sâu sắc bản lĩnh và ý chí ấy.

Tóm lại, thơ ca Hmông với những phức điệu cảm hứng nghệ thuật đã góp phần bộc lộ một cách sâu sắc, chân thực con người và cuộc sống của dân tộc Hmông trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, như những lát cắt của "điệu tâm hồn" Hmông trước hiện thực cuộc sống. Các phức điệu cảm hứng nói trên không tồn tại độc lập mà có sự đan xen, tiếp biến trên hành trình vận động từ quá khứ tới hiện tại. Mỗi giai đoạn lịch sử có một phức điệu cảm hứng chiếm vị trí chủ đạo, nhưng nhìn chung, sự đan xen và phối kết hợp các loại cảm hứng nói trên chính là sự khắc hoạ đầy đủ và sinh động nhất diện mạo tâm hồn của dân tộc Hmông, trong sự đa diện và với tất cả vẻ độc đáo và đặc sắc của nó.

2.4. Sự vận động, phát triển của thơ ca Hmông gắn liền với quá trình nhận thức về thế giới và con người

2.4.1. Quan niệm về tự nhiên, vũ trụ

Dựa trên tín ngưỡng đa thần và một quan niệm còn đơn giản và hồn nhiên, thơ ca dân gian Hmông giải thích nguồn gốc vũ trụ theo cách riêng của người Hmông. Khác với Kinh Thánh khi cho rằng vũ trụ và con người được tạo bởi đức chí tôn vĩ đại- Đức Chúa Trời, Người Hmông cho rằng tạo ra mặt đất và bầu trời là công sức của một con người cụ thể, đó là Ông Trày, bà Trày:

Ngày xửa, ngày xưa Bà Trày sinh ra mặt đất

Ông Trày tạo ra bầu trời...[122]


Và sự kiến tạo đó là một quá trình, có sự lí giải phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vũ trụ:

Ông Trày bảo bà Trày

Mình làm được mặt đất rộng Ta làm được bầu trời hẹp

Mình dồn đất cho khớp với bầu trời của ta

Bà Trày mới dồn mặt đất cho khớp với bầu trời Vậy mặt đất mới co lại thành núi cao

Mới lòm sâu thành biển, hồ, thung lũng...[ 122]

Quan niệm người sáng tạo ra vũ trụ là một cặp vợ chồng có lẽ cũng là quan niệm chung của một số dân tộc thiểu số khác. Ông Trày, bà Trày của người Hmông cũng giống như Ông Phạ, bà Xô Công Đin của người Thái hay ông Két Dơ, bà Ga Ghi của người Lô Lô, xuất phát từ quan niệm sự sinh nở ra con người được lấy làm khuôn mẫu giải thích sự sáng tạo ra vũ trụ. Tuy nhiên, nó có phần khác với quan niệm của người Dao khi giải thích nguồn gốc vũ trụ là do một vị thần sinh ra. Ở người Dao, đó là ông Bàn Cổ có "đầu là trời, chân là đất". Đó chính là cụ thể hoá quan niệm "vạn vật nhất thể"- mọi vật trong vũ trụ đều do một nguồn gốc sinh ra.

Như vậy, theo quan niệm của người Hmông, việc tạo ra mặt đất, bầu trời không phải là do quyền năng của một đấng độc tôn nào, mà việc tạo ra vũ trụ này là công sức của con người cụ thể, là kết quả của một quá trình lao động cụ thể. Không chỉ có công sức của Ông Trày, bà Trày, mà còn có công sức của những người khác nữa: Gầu Á, Dầu Âu giúp ông Trày, bà Trày trong vài ba năm/Bầu trời đủ thêm đủ/Mặt đất thành thêm thành [122]. Cách lí giải như vậy cho ta thấy một điều: Đằng sau/ bên trong suy nghĩ và nhận thức về thiên nhiên, vũ trụ còn vẻ đơn sơ, thuần phác là một nhãn quan rất tích cực, khẳng định được vai trò to lớn của lao động và ý thức cộng đồng trong quá trình kiến tạo nên thiên nhiên và vũ trụ. Cũng vì thế mà thiên nhiên vũ trụ trở nên gần gũi, gắn bó với con người hơn. Đó không phải là thời gian vô hạn vô hồi của thần thoại mà là thời gian hữu hạn. Không phải lí thuyết về một nạn hồng thủy kinh thiên động địa mà là một thiên tai gây nên nạn hạn hán để


thử thách lòng quả cảm của con người. Do trời đất khi mới sinh ra có đến chín mặt trời và chín mặt trăng:

Trời khô khan bảy tháng Đất khô giòn bảy năm...

Cây quả hoa lá trụi hết mầm Cây cỏ hoa lá thối hết rễ

Còi trần gian loài người không thể làm ăn được...

Trước tình hình đó, con người muốn duy trì sự sống, đã phải:

Đi chặt cây táu lim Đem gốc làm bầu Lấy ngọn làm tên

Bổ đôi lấy lòi làm cung Lắp ráp thành chiếc nỏ Đem bắn rụng tám mặt trời

Đem bắn rụng tám mặt trăng...[122]

Chỉ để lại " đôi mặt trăng, mặt trời út ngấp nghé sau núi".

Khát vọng chinh phục tự nhiên cũng chính là khát vọng sống của con người, nó mang tính bản năng nhưng lại mạnh mẽ, lớn lao hơn bao giờ hết:

Gái Giàng Dua và trai Giàng Dụ Cầm ngay chiếc búa đen

Nắm ngay chiếc búa đồng

Đập vỡ toang cánh cửa đá của ông trời Đập vỡ nát cánh cửa đá của nhà trời [122]

để rồi từ đó hồi sinh cỏ cây, muông thú, loài người.

Trong mối tương quan với dân tộc Kinh và một số dân tộc khác khi lí giải về nguồn gốc loài người, người Hmông có một cách diễn giải riêng, rất độc đáo. Người Kinh có khái niệm "đồng bào" được sinh ra từ truyền thuyết về bọc trứng của bà mẹ Âu Cơ; người Dao quan niệm thủy tổ của mình là một con chó có tên là Bàn Đại Hộ, thì người Hmông đinh ninh rằng tổ tiên của họ được sinh ra từ một "bọc thịt". Mỗi mảnh cắt ra từ bọc thịt ấy trở thành một dân tộc, một dòng họ: miếng thịt mắc


trên cành đào hoá ra người họ Thào, miếng thịt mắc trên cành mận hoá ra người họ Lý, miếng rơi vào chuồng dê hoá thành người họ Giàng, miếng rơi vào chuồng ngựa thành người họ Mã...Cách lí giải này ăn sâu vào tâm thức của người Hmông và chi phối rất nhiều đến đến các nghi lễ, phong tục, trong đời sống tinh thần và đời sống tâm linh của họ.

Bên cạnh quan niệm về sự sáng tạo ra vũ trụ, người Hmông còn có quan niệm về tự nhiên gắn với kì tích của người những người anh hùng. Từ khởi thuỷ, vũ trụ có đến 9 mặt trời và 9 mặt trăng làm cho con người phải đối mặt với sự huỷ diệt. "Mặt trời chiếu còi trần gian khô cằn tới tận 3 thước đất đen; chiếu còi thế gian khô khốc tận 3 thước đất vàng..". Trước hoàn cảnh đó, trai Giàng Dụ, gái Giàng Dua đã dũng cảm đấu tranh "đập vỡ toang cánh cửa nhà trời", chặt cây cổ thụ làm cung tên để bắn mặt trời, mặt trăng. Rồi vũ trụ tối đen, sau nhờ có gà trống gọi được mặt trời lên...Nhìn chung, về đại thể, quan niệm của người Hmông cũng gần với quan niệm của nhiều dân tộc khác về tự nhiên và vũ trụ. Chẳng hạn, sự tích "chống trời" của người Hmông gắn liền với hành động anh hùng của những người Hmông cụ thể. Những hình ảnh Dợ và Rì, trai Giàng Dụ, gái Giàng Dua...hội tụ sức mạnh của cộng đồng Hmông, trở thành những hình tượng đẹp một cách kì vĩ, nhằm phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của người Hmông.

Hình tượng ông Thần Nông (Sí Dì) với tư cách là người bảo ban người Hmông cách làm ăn (trồng lúa, ngô, các loại cây lương thực...), làm mặc (trồng lanh, dệt vải), chữa bệnh...rất được coi trọng trong tâm thức truyền thống của người Hmông.

Thơ ca dân gian Hmông, đặc biệt là các bài ca nghi lễ như Tang ca (khúa kê), dùng để tiễn đưa các linh hồn người chết về nơi yên nghỉ, đã thể hiện rò quan niệm của người Hmông về trời đất. Chính niềm tin mang tính tôn giáo này đã chi phối rất nhiều đến đời sống của dân tộc Hmông từ trong truyền thống. Nó góp phần chi phối ý thức và cả bản lĩnh của con người, tạo nên những tâm lí tự ti, cam chịu, ý thức về thân phận nhỏ bé, lệ thuộc.

2.4.2. Quan niệm về sự sống và cái chết

Lịch sử tộc người cùng với những điều kiện sống đã tác động tích cực đến việc hình thành cảm quan thẩm mĩ của dân tộc Hmông. Thơ ca dân gian - tiếng nói tâm


hồn của dân tộc Hmông đã phản ánh sâu sắc và sinh động cảm quan thẩm mĩ đó. Người Hmông có một hệ thống những cặp phạm trù thẩm mĩ, nhân sinh như: sống- chết, yêu-ghét, bạn- thù...được đẩy đến tận cùng của các thái cực tạo nên một tính cách Hmông. Người Hmông có một sức sống mãnh liệt, trường tồn qua các cuộc thiên di đầy nước mắt và máu, trải qua những tháng năm miệt mài du canh du cư đi tìm cuộc sống tự do, trong những điều kiện sống hết sức khắc nghiệt, đối mặt với đói nghèo, thậm chí cái chết, họ vẫn hồn nhiên sống, cần mẫn miệt mài trong lao động để duy trì và cải thiện cuộc sống. Lao động chính là phương thuốc cải tử hoàn sinh cho họ. Từ trong lao động, người Hmông cất lên những lời ca, ca ngợi sự sống:

Gà mái đẻ một trứng một ngày, mười lăm ngày mười lăm trứng rồi ấp Ấp một đợt trâu mười tám ngày

Ấp một đợt ngựa mười chín ngày

Nở những con gà kêu chim chíp [122]

Cuộc sống của người Hmông gắn liền với lao động, gắn liền với hành trình thiên di dằng dặc từ trong lịch sử để bảo tồn sự sống cho giống nòi khỏi ách áp bức, đô hộ và sự giết chóc, huỷ diệt của người Hán. Sự sống của người Hmông bị đe doạ đến nỗi, trong thế giới truyện cổ của họ, có câu chuyện chỉ vì ba hạt ngô giống mà người Hmông phải đổi bằng cả người vợ vốn rất gắn bó, chung thuỷ của mình.

Cuộc sống của người Hmông trước đây luôn song hành cùng những khổ đau, cay đắng. Dân ca Hmông có những câu nói về cuộc sống và cái chết nghe thật xót xa: Người ơi! Sống là khổ đấy/Chết là nát tan. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người Hmông không biết quí trọng sự sống của mình. Trong Tang ca (Kruôz cê) của người Hmông có hai bài mở đầu với mục đích là kiểm tra xem người chết đã chết thật hay mới chỉ chết lâm sàng để tránh oan uổng. Lời ca tha thiết thể hiện thái độ

trân trọng và yêu mến cuộc sống: Mình chết thật hay mình chết giả đấy?/ Mình chết giả thì mình dậy đi/Dậy đi cầm tay cày đi phá đất đồi, làm cho con cháu mình ăn/ Dậy đi cầm tay cuốc phá đất dốc làm cho con cháu mình mặc/ Hỡi người chết đi

trên nhung lụa ơi! [28].

Sự sống đáng yêu như thế, đáng quí như vậy, nhưng không phải vì thế mà người Hmông không dám đương đầu với cái chết. Có lẽ ít có dân tộc nào nói nhiều đến cái

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí