Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xác định các điều kiện cần thiết để làm căn cứ như các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Sở GD & ĐT xác định rõ các nguồn lực cần thiết như nguồn lực về con người, các điều kiện khác như sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

GV tham gia bồi dưỡng phải nắm vững được kiến thức về kĩ năng TVTLHĐ, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và có sử dụng, phối hợp các phương pháp bồi dưỡng.

Hiệu trưởng các trường cần có cách nhìn linh hoạt trong việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng.

Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng các mối quan hệ với các trường phổ thông để thuận lợi trong việc tổ chức các hình thức tham quan, học tập kinh nghiệm trong tổ chức cũng như trong quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho đội ngũ GV.

Hiệu trưởng cần đảm bảo được các điều kiện về tài chính để thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng.

Tất các các giáo viên cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào các khóa bồi dưỡng, tập huấn, các chương trình, hoạt động liên quan đến bồi dưỡng, phát triển năng lực tư vấn, tham vấn, hướng dẫn cho giáo viên để được học tập, trải nghiệm các kĩ năng về TVTLHĐ cho học sinh.

Hiệu trưởng phải chỉ rõ quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch và đôn đốc các bộ phận cùng tham gia thực hiện. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp cho từng giai đoạn trong toàn bộ tiến trình thực hiện như cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu của biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nhằm đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV để bố trí, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV thực hiện công tác TVTLHĐ. Từ đó, chủ động xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu của đối tượng cần bồi dưỡng; xác định các nội dung bồi dưỡng sát thực tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu được bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả hoạt động TVTLHĐ của GV.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 13

b. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường cần phải nắm tình hình quá trình đào tạo, trình độ đào tạo, quá trình công tác, học tập của từng GV.

- Hiệu trưởng nhà trường nắm được năng lực, sở trường, phẩm chất, tâm tư, nguyện vọng trước yêu cầu công việc của trường.

- Hiệu trưởng nhà trường nắm được những hạn chế, tồn tại của từng GV để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV một cách cụ thể, phù hợp, tránh cách nhìn vội vã, cảm tính, thiên vị, trọng vẻ bề ngoài hoặc khắt khe, định kiến, cứng nhắc.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

* Với Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng ban hành quy chế về kiểm tra, đánh giá, thực hiện nghiêm túc đảm bảo khách quan, công bằng.

- Hiệu trưởng nhà trường phân công cho một đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng năng lực hoạt động TVTLHĐ.

- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kĩ năng quản lí hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lí công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV.

- Kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch chung và kế hoạch đã được cụ thể.

- Áp dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra hoạt động bồi dưỡng như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ hay kiểm tra đột xuất.

- Nâng cao vai trò tự kiểm tra của cán bộ, GV tham gia hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ.

- Hiệu trưởng cần xây dựng ban chỉ đạo hoạt động TVTLHĐ trong đó có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động TVTLHĐ.

- Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, tinh thần của giáo viên.

- Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra, giám sát thông qua việc theo dõi việc sử dụng kiến thức, kĩ năng của giáo viên trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương làm cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên. Đánh giá kết quả bồi dưỡng cần trả lời câu hỏi: Bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? Nội dung, chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu? Học viên có tham gia vào quá trình bồi dưỡng? Công tác tổ chức được thực hiện ra sao? Học viên lĩnh hội được những gì và áp dụng được những điều đã học vào thực tế hoạt động TVTLHĐ cho học sinh của nhà trường? Hiệu quả của quá trình bồi dưỡng?

- Hiệu trưởng xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng về kĩ năng hoạt động với đội ngũ giáo viên vào các thời điểm trước, trong, cuối khóa bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.

- Tổ chức đánh giá lại lớp bồi dưỡng: Xem GV đã tiếp thu những gì từ khóa, kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiều đã đề ra.

- Đánh giá những thay đổi trong công việc của giáo viên, trong mối quan hệ giữa GV với HS, GV với GV, GV với phụ huynh học sinh, đánh giá thông qua sự đánh giá của học sinh dành cho GV, đánh giá qua tập thể lớp GV.

- Tùy theo mức độ đánh giá, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để xem xét thực hiện quá trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả đạt được ra sao.

* Với giáo viên

- GV cốt cán khi được lựa chọn tham gia xây dựng các tiêu chí đánh giá kiểm tra nên chủ động và coi đó là cơ hội để nâng cao hiệu quả trong đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng.

- GV tích cực tham gia tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát.

- GV phải nắm được các kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch chung và kế hoạch đã được cụ thể.

- GV cần chủ động nâng cao vai trò tự kiểm tra của cán bộ, GV tham gia hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ.

- GV lấy chất lượng hoạt động bồi dưỡng TVTLHĐ làm căn cứ để đánh giá chất lượng bồi dưỡng, không chạy theo thành tích theo dạng đăng ký thật nhiều chương trình mà không thu lượm được kết quả gì.

- GV cần vận dụng kiến thức, kỹ năng qua hoạt động bồi dưỡng để dạy HS cho nhà trường, kết quả đánh giá cần chỉ rõ hiệu quả hoạt động TVTLBD với HS nhà trường.

- GV thay đổi trong quá trình giảng dạy trên lớp về hình thức, phương pháp, nội dung.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững phẩm chất, năng lực, thế mạnh của từng GV.

- CBQL, TTCM và giáo viên được giao kiểm tra phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn; tiến hành kiểm tra đảm bảo khách quan, công bằng.

- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng có liên quan.

- Xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng.

- Có sự hỗ trợ, tác động của các tổ chức đoàn thể trong trường, sự phối hợp của các tổ chuyên môn.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.

- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỉ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhân rộng các gương điển hình trong hoạt động bồi

dưỡng năng lực TVTLHĐ để các cá nhân, đơn vị trong và ngoài trường học tập và áp dụng.

- Hiệu trưởng cần thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong lúc quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đang diễn ra và sau khi hoàn tất việc thực hiện kế hoạch. Trong quá trình kiểm tra, cần thu thập các thông tin phản hồi về nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, các nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng… để làm căn cứ cho việc điều chỉnh, khen thưởng, phê bình, cải tiến nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng chất lượng hơn.

3.2.5. Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý một cách bài bản, chuyên nghiệp thông qua việc phân công, phân quyền cho các thành viên trong tổ TVTLHĐ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, xây dựng các quy chế hoạt động, xây dựng nội quy, quy trình, phương pháp, cách thức quản lý tổ TVTLHĐ sao cho hiệu quả, kích thích GV tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để cải thiện năng lực TVTLHĐ.

b. Nội dung của biện pháp

- Hoàn thiện cách thức quản lý thông qua xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo của Hiệu trưởng; đối tượng tiếp nhận và kỹ thuật xử lý văn bản;

- Hiệu trưởng triển khai quá trình tổ chức cách thức quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; áp dụng phương pháp quản lý linh hoạt;

- Trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ TVTLHĐ, kiểm tra từng thành viên trong tổ về hoạt động TVTLHĐ (nhận thức, hình thức, phương pháp, nội dung triển khai...), có báo cáo kết quả sau mỗi đợt kiểm tra, đồng thời đa dạng các hình thức kiểm tra.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

* Với Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng cần tăng cường các biện pháp quản lý đối với tổ TVTLHĐ nhằm giúp họ phát huy được năng lực sở trường công tác và cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của nhà trường.

- Hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế chỉ đạo, phối hợp trong công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ của giáo viên THCS từ nhà trường đến tổ tư vấn trong nhà trường.

- Hàng năm thực hiện đánh giá các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của GV trong trường về việc tham gia TVTLHĐ.

- Hiệu trưởng hoàn thiện được các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo động lực làm việc, thúc đẩy GV tích cực học tập, phát triển để tự hoàn thiện bản thân.

- Hiệu trưởng chỉ đạo và trực tiếp rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL và tổ trưởng chuyên môn tham gia kiểm soát tổ TVTLHĐ, có đủ năng lực đánh giá đội ngũ kết quả bồi dưỡng của giáo viên theo quy định.

- Hiệu trưởng tuyên truyền, hướng dẫn và bồi dưỡng để CBQL và tổ trưởng chuyên môn nắm vững các quan điểm về vai trò của công tác quản lý đối với việc đánh giá kết bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ của giáo viên.

* Với giáo viên:

- Tích cực tham gia và trở thành thành viên của tổ TVTLHĐ nhằm phát huy được năng lực sở trường về năng lực TVTLHĐ cho HS;

- Tham gia xây dựng quy chế làm việc của tổ TVTLHĐ, báo cáo kết quả thực sự nhận được từ chương trình bồi dưỡng mà bản thân lĩnh hội được.

- GV không ngừng trau dồi phẩm chất và năng lực của GV trong quá trình tham gia TVTLHĐ.

- Chủ động đề xuất các chính sách khuyến khích, đãi ngộ cho bản thân khi tham gia bồi dưỡng.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng triển khai và thực hiện tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm đội ngũ CBQL và tổ trưởng chuyên môn, GV tham gia tổ TVTLHĐ ở trường học.

Phối hợp chặt chẽ các thành viên của tổ TVTLHĐ nhà trường.

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động bồi dưỡng phát động.

3.2.6. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cần thiết như cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS đạt hiệu quả cao nhất, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên, tạo động lực thúc đẩy giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS.

b. Nội dung của biện pháp

- Dự trù và cấp kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên: Trong những năm qua kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên THCS còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng toàn diện của đông đảo giáo viên và đề xuất của các nhà trường. Việc quản lý kinh phí chưa chặt chẽ, chưa tập trung đầu tư một cách hợp lý còn dàn trải.

- Đề xuất ban hành quy định về chính sách chế độ, định mức lao động, khen thưởng đối với những người làm công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.

- Đầu tư CSVC, thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.

- Vận động các lực lượng xã hội hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên. Xã hội hoá hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên đang được ngành giáo dục đẩy mạnh triển khai thực hiện.

- Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

* Với Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên của các nhà trường và tổ chuyên môn hàng năm.

- Tham mưu với UBND các cấp đầu tư, phân bổ kinh phí để các cấp quản lý giáo dục, các trường THCS thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.

- Khai thác các nguồn kinh phí từ các chương trình Trung ương, nguồn kinh phí từ các dự án, các cơ quan kinh tế và sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội cho giáo dục.

- Xác định nguồn đóng góp của bản thân giáo viên để xóa được những tâm lý trông chờ, dựa dẫm hoàn toàn vào kinh phí của nhà nước.

- Quản lý, sử dụng kinh phí một cách chặt chẽ, hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên theo đúng Luật ngân sách và nguyên tắc tài chính kế toán.

- Phát huy nội lực của cơ sở giáo dục thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên tại chỗ.

- Đầu tư xây dựng trường THCS với đầy đủ trang thiết bị làm cơ sở cho bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên thông qua hoạt động thực hành, minh họa lý thuyết bằng các hoạt động dạy học. Chuẩn bị tốt, ổn định một hệ thống các địa điểm bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên từ tổ chuyên môn đến trường, cụm trường đáp ứng yêu cầu về diện tích phòng học, bàn ghế, ánh sáng, âm thanh,...

- Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bồi dưỡng như sử dụng nguồn tài nguyên trên mạng, trao đổi tài liệu bồi dưỡng

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí