giữa các trường, mở trang web chuyên về bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên của ngành… Các hình thức trên rất phù hợp cho hoạt động tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng, thói quen sử dụng CSVC và thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý, TTCM và giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn lên kế hoạch nghiên cứu để hướng dẫn giáo viên sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện có cũng như tự làm những đồ dùng có thể làm được được để nâng cao việc chuyển tải kiến thức và kĩ năng của bài dạy.
- Thành lập ban vận động tài trợ của các lực lượng xã hội hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phối hợp, vận động kêu gọi các lực lượng xã hội hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên;
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tham mưu UBND thành phố, UBND xã/phường chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể huyện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.
* Với giáo viên:
- Chủ động học tập tham gia bồi dưỡng, không được có tâm lý trông chờ, dựa dẫm hoàn toàn vào kinh phí của nhà nước khi bồi dưỡng.
- Lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu, năng lực thực tại của bản thân.
- Không ngừng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bồi dưỡng như sử dụng nguồn tài nguyên trên mạng, trao đổi tài liệu bồi dưỡng giữa các trường, mở trang web chuyên về bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên của ngành… Các hình thức trên rất phù hợp cho hoạt động tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng, thói quen sử dụng công nghệ thông tin nhằm chủ động học tập từ xa.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tham mưu UBND thành phố, UBND xã/phường.
- Giáo viên cốt cán xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng theo thứ tự ưu tiên, tổ chức bồi dưỡng giáo viên.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần nắm được công tác tham mưu phải phù hợp với đặc điểm tình hình của từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với khả năng giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân để tham mưu đề xuất, kêu gọi sự giúp đỡ phù hợp, hiệu quả.
- Công tác vận động tài trợ phải có kế hoạch cụ thể, khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính minh bạch và công khai.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Để từng bước nâng cao các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Móng Cái, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của từng nhà trường, phù hợp với nền kinh tế của từng địa phương. Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất với mục tiêu bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV, biện pháp này sẽ làm tiền đề, làm cơ sở cho biện pháp kia, bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện vào nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối. Trong các biện pháp trên, biện pháp 1 giữ vai trò là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2, 3, 4 là những biện pháp cơ bản; các biện pháp 5, 6 là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung.
Để bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia, GV chuyên trách, GV kiêm chức và CBQL trường THCS thành phố Móng Cái nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.
Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 30 CBQL trong các nhà trường và cán bộ quản lý tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THCS.
Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.
Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).
Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Hình 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Về tính cần thiết:
Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính cần thiết ở mức cao với điểm trung bình từ 2.67 đến 2,93.
96
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Các biện pháp | Tính cần thiết | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Giá trị TB | Thứ bậc | ||
+3 | +2 | +1 | X | |||
1 | Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 27 | 3 | 0 | 2,90 | 2 |
2 | Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn | 28 | 2 | 0 | 2,93 | 1 |
3 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 26 | 4 | 0 | 2,87 | 3 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 24 | 6 | 0 | 2,80 | 4 |
5 | Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 22 | 8 | 0 | 2,73 | 5 |
6 | Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 20 | 10 | 0 | 2,67 | 6 |
Trung bình ( X ) | 2,82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Tâm Lý Học Đường Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
- Chỉ Đạo Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh Phù Hợp Với Tình Hình Thực Tiễn
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Quảng Ninh
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Trong đó, biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn” được đánh giá rất cần thiết ở mức 2,93 điểm. Qua
trao đổi, CBQL và GV cho biết: Theo họ đây là biện pháp quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện nếu muốn nâng cao chất lượng tổ chức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV thì buộc Hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc các kế hoạch về phương án báo cáo viên, kế hoạch về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm thực trạng GV nhà trường, từ đó mới giúp người GV định hướng đăng ký các hoạt động bồi dưỡng phù hợp với bản thân, từ đó nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết rất cao: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình là 2.90 ; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình là 2,87; Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình 2,8 điểm ; Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình là 2,73. Trong đó biện pháp “Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” với điểm trung bình thấp nhất là 2,67 điểm.
Về tính khả thi:
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Các biện pháp | Tính khả thi | |||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Giá trị TB | Thứ bậc | ||
+3 | +2 | +1 | X | |||
1 | Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 22 | 8 | 0 | 2,73 | 3 |
2 | Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn | 21 | 9 | 0 | 2,70 | 4 |
3 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 24 | 6 | 0 | 2,80 | 2 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 27 | 3 | 0 | 2,90 | 1 |
5 | Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 20 | 10 | 0 | 2,67 | 5 |
6 | Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | 19 | 10 | 1 | 2,60 | 6 |
Trung bình ( X ) | 2,73 |
Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính khả thi ở mức cao với điểm trung bình từ 2,60 đến 2,90.
Trong đó, biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” được đánh giá rất cần thiết ở mức 2,90 điểm.
Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ khả thi mức cao: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình là 2.80; Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình là 2,73; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn với điểm trung bình 2,7 điểm; Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninhvới điểm trung bình là 2,67. Trong đó biện pháp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với điểm trung bình thấp nhất là 2,60 điểm.
Như vậy, trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.