Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Các Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên

Chúng ta biết rằng, khó khăn tâm lý là toàn bộ những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh ở chủ thể trong quá trình hoạt động, không phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình và kết quả của hoạt động đó. Học sinh THCS là lứa tuổi đang có những biến chuyển về tâm sinh lý rất mạnh mẽ, các em gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập. Ở lứa tuổi này các em đang vươn lên làm người lớn, mong muốn được mọi người, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô giáo công nhận mình đã trưởng thành. Tuy nhiên, bản thân các em chưa có đủ điều kiện về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý để trở thành người lớn thật sự, luôn xuất hiện mâu thuẫn giữa mong muốn, nhu cầu với khả năng, năng lực của bản thân.

Ở lứa tuổi này, cùng với hoạt động học tập thì hoạt động giao tiếp, giao lưu với bạn bè cũng là hoạt động chủ đạo. Đây là hai hoạt động chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển tâm lý nhân cách của học sinh THCS. Hai hoạt động này tạo ra các khó khăn tâm lý khác nhau, điều đó thể hiện rất rõ qua số liệu ở bảng 2.6.

Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập xuất hiện thường xuyên chiếm 46,3% trên tổng số HS điều tra. Trong đó, các biểu hiện rõ nhất là: Phải chịu nhiều áp lực học tập từ bạn bè, cha mẹ, thầy, cô giáo (mức thường xuyên chiếm 71,9%). Ở lứa tuổi này, cha mẹ, thầy cô giáo quan tâm rất nhiều đến các em, luôn mong muốn các em là con ngoan, trò giỏi. Điều này vô tình tạo áp lực cho học sinh THCS, một mặt các em cố gắng học tập tốt làm vui lòng cha mẹ, thầy cô, một mặt các em cũng dành nhiều thời gian cho hoạt động giao lưu với bạn bè - xuất hiện tình bạn khác giới. Thậm chí một số em có tình cảm nam nữ - mối tình đầu.

Xếp thứ 2 ở mức thường xuyên là biểu hiện: Thiếu phương pháp học tập hiệu quả (60,6%). Ở bậc THCS, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, mỗi môn một thầy cô giáo. Lượng kiến thức các em phải tiếp thu là một thách thức với bất kỳ một học sinh nào. Giả sử làm một phép toán nhỏ, mỗi ngày các em học 6 tiết (sáng 4 tiết, chiều 2 tiết), mỗi tiết phải tiếp thu 2 trang sách. Như vậy, 1 ngày học 12 trang, một năm học 37 tuần = 10.656 trang sách. Một con số kinh hoàng với lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang bướng bỉnh, bất trị, ham vui và vẫn còn trẻ con.

Các khó khăn tâm lý liên quan đến học tập tiếp theo là: Khó tập trung chú ý trên lớp (mức thường xuyên chiếm 49,4%); khó khăn trong việc ghi nhớ các nội dung đã học trên lớp (mức thường xuyên chiếm 38,8%); khó vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập (mức thường xuyên chiếm 36,3%),… Bên cạnh đó vẫn có những học sinh cho rằng mình không gặp khó khăn gì trong học tập (3,1%). Tuy nhiên, đây chỉ là số ít và

có thể đánh giá này là cảm tính vì bất kể học sinh nào trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đều gặp những khó khăn nhất định liên quan đến học tập.

Khó khăn tâm lý liên quan đến giao tiếp, các mối quan hệ tình cảm, ở mức xuất hiện thường xuyên chiếm 65% trên tổng số học sinh được điều tra. Trong bốn nhóm mối quan hệ chúng tôi tìm hiểu thì học sinh THCS gặp khó khăn nhiều nhất khi giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Ở lứa tuổi này, các em có xu hướng chuyển mối quan hệ giao tiếp từ gia đình sang giao lưu, giao tiếp với những người bạn cùng trang lứa. Các em không còn trò chuyện với cha mẹ nhiều như trước, ít khi tâm sự những điều thầm kín, với những gia đình mà bố mẹ thiếu tâm lý, hay đòi hỏi con cái làm theo ý của mình thì các em càng có biểu hiện xa cách. Do đó, cha mẹ, người lớn cần phải hiểu con cái, vị tha, chịu khó lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của con cái. Phải đặt mình vào vị trí của con, coi con như một "người bạn đặc biệt" để con cái tin tưởng, dám chia sẻ những điều thầm kín nhất. Chỉ khi như vậy, chúng ta mới giải quyết được khó khăn tâm lý này của các em.

Ngoài khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ, các thành viên trong gia đình thì học sinh THCS còn khó khăn khi giao tiếp, ứng xử trong cộng đồng, trong xã hội (mức thường xuyên 71,3%). Nhiều học sinh THCS còn rụt rè khi giao tiếp với người lạ, nhất là ở chỗ đông người. Các em thiếu tự tin về cả hình thể bề ngoài, lẫn ngôn ngữ giao tiếp (Nam: ria mép, giọng ồm ồm, người cao gầy lênh khênh, mặt trứng cá; nữ: mông, ngực phát triển, kinh nguyệt, mụn….). Các mối quan hệ khác, học sinh THCS cũng gặp khó khăn khi giao tiếp, ứng xử như với thầy cô giáo (mức thường xuyên 66,9%); với bạn bè (mức thường xuyên 45,6%). Sở dĩ với bạn bè các em ít gặp khó khăn hơn trong giao tiếp vì ở lứa tuổi này, ngoài học tập là hoạt động chủ đạo thì hoạt động giao lưu, giao tiếp với bạn bè cũng là hoạt động chủ đạo. Các em có xu hướng dịch chuyển mối quan hệ từ người lớn sang bạn bè, các em cảm thấy được tôn trọng hơn, thể hiện cá tính nhiều hơn khi ở bên cạnh những người bạn cùng trang lứa (20,6% ý kiến cho rằng không có khó khăn khi giao tiếp với bạn bè).

Khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai, ở mức xuất hiện thường xuyên chiếm 69,4% trên tổng số học sinh được điều tra. Nội dung này các em học sinh THCS tự đánh giá mức độ khó khăn cao nhất vì ở lứa tuổi này các em hầu như chưa được tư vấn, định hướng nhiều về nghề nghiệp. Cha me, gia đình, thầy cô giáo chủ yếu định hướng cho các em học lên tiếp THPT, sau đó ở cấp học này các em mới được hướng nghiệp cụ thể.

Như vậy, trong cuộc sống cũng như trong học tập, học sinh THCS gặp rất nhiều khó khăn tâm lý cần giải quyết. Nguyên nhân của những khó khăn này có thể

kể đến gồm hai nhóm nguyên nhân là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể như: Môi trường số bị bó hẹp, thiếu các điều kiện tối thiểu; do phong tục tập quán, cách sống của mỗi gia đình; do điều kiện kinh tế eo hẹp; thiếu sự định hướng quan tâm từ người lớn, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô giáo; do tính cách của cá nhân; do nhân thức của bản thân còn hạn chế; do thiếu kinh nghiệm, vốn sống; năng lực của bản thân chưa đủ để giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc sống,…Trước những khó khăn tâm lý này, rất cần sự hỗ trợ tâm lý từ các nhà tâm lý học, các tư vấn viên chuyên biệt, các thầy cô giáo có kinh nghiệm, trình độ, từ cha mẹ học sinh…, trợ giúp các em giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh, từ đó giúp các em phát triển bản thân mình.

2.3.3. Hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên

2.3.3.1. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP.Thái Nguyên

Để tìm hiểu mức độ đáp ứng của các thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5, 6 (phụ lục 1, phụ lục 2) và câu hỏi 5 (phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

* Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.

Bảng 2.7. Vai trò của trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS‌


Stt

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Mức độ đáp ứng

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bàn, ghế để tư vấn trực tiếp

24

9,1

54

20,5

184

69,7

2

Tranh ảnh, vi deo tuyên truyền

68

25,8

68

25,8

128

48,5

3

Tài liệu tuyên truyền

79

29,9

52

19,7

133

50,4

4

Điện thoại

31

11,7

46

17,4

187

70,8

5

Máy vi tính có kết nối internet

25

9,5

44

16,7

195

73,9

6

Hộp thư tham vấn được treo ở trong trường

40

15,2

41

15,5

183

69,3

7

Bảng tin tư vấn thông tin 2 chiều

106

40,2

128

48,5

30

11,4

8

Các tài khoản tư vấn qua mạng xã hội

27

10,2

52

19,7

185

70,1

9

Website của nhà trường

96

36,4

51

19,3

117

44,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên - 7

Qua bảng 2.7 chúng ta thấy, phương tiện đáp ứng nhu cầu hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thấp nhất là máy tính có nối mạng Internet (73,9% mức chưa tốt). Máy

tính là công cụ hữu hiệu giúp cho cả giáo viên, tư vấn viên và học sinh tìm kiếm tài liệu, trợ giúp trong quá trình hỗ trợ tâm lý, là công cụ giúp cho cả hai phía, một bên là chủ thể hỗ trợ tâm lý, một bên là người được hỗ trợ thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Người làm công tác tư vấn có thể sử dụng máy tính để trình chiếu, minh họa, đăng tải các hình ảnh, tư liệu cần thiết khi tư vấn trực tiếp cho học sinh hoặc cũng có thể gián tiếp trao đổi thông tin hỗ trợ, tư vấn qua Internet cho học sinh bằng nhiều hình thức như thư điện tử, mạng xã hội.v.v…Tuy nhiên, nhiều nhà trường hiện nay chưa có hệ thống máy tính có kết nối Internet để phục vụ cho công tác hỗ trợ tâm lý học đường hoặc nếu có thì cũng ở dạng hình thức, hoạt động chưa hiệu quả.

Trang thiết bị, phương tiện được đánh giá ở mức thấp thứ 2 là điện thoại (70,8% mức chưa tốt). Điện thoại là phương tiện liên lạc không thể thiếu hiện nay của mỗi người, vai trò của nó trong đời sống vô cùng quan trọng. Việc điện thoại được đánh giá mức độ đáp ứng thấp trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường do rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể tới hai nguyên nhân cơ bản khiến nó chưa hiệu quả: thứ nhất nhiều gia đình chưa trang bị cho cho con điện thoại, hoặc học sinh không được sử dụng điện thoại khi đến trường; thứ hai các nhà trường phổ thông chưa có đội ngũ tư vấn viên chuyên trách trực tổng đài hỗ trợ tâm lý học đường; thậm chí nhiều trường không có số điện thoại riêng dùng cho công tác hỗ trợ tâm lý học đường.

Trang thiết bị, phương tiện được đánh giá thấp ở mức độ thứ 3 là: Các tài khoản tư vấn qua mạng xã hội như Facebook, Zalo (70,1% ở mức chưa tốt). Lứa tuổi học sinh THCS, nhiều em còn thiếu tự tin, ngại giao tiếp trực tiếp với các thầy cô giáo, với người lạ nên nhiều em mong muốn được tư vấn, hỗ trợ gián tiếp qua mạng xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu này chưa được các nhà trường THCS đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh.

Bên cạnh những học sinh muốn được hỗ trợ gián tiếp, cũng có rất nhiều học sinh mong muốn có đủ bàn ghế, có phòng tư vấn một cách trực tiếp nhưng kín đáo và riêng tư (69,7% chưa đáp ứng tốt). Vì vậy, các trường cần trang bị đầy đủ bàn ghế cho phòng hỗ trợ tâm lý học đường để hoạt động tư vấn tâm lý có chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra các trang thiết bị khác cũng cần được trang bị đầy đủ hơn cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS như: Hộp thư tham vấn được treo ở trong trường; Tranh ảnh, vi deo tuyên truyền; Tài liệu tuyên truyền; Website của nhà trường; Bảng tin tư vấn thông tin 2 chiều…

* Thực trạng vị trí phòng phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Bảng 2.8. Vị trí phòng hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên


Stt


Vị trí phòng hỗ trợ tâm lý học đường

Vị trí

hiện tại

Vị trí

mong muốn

SL

%

SL

%

1

Phòng riêng

0

0

104

100

2

Ghép chung với phòng y tế

59

56,7

0

0

3

Ghép chung với phòng thư viện

73

70,2

0

0

4

Ghép chung với văn phòng Đoàn - Đội

91

87,5

0

0

5

Lớp học

41

39,4

0

0

6

Địa điểm không cụ thể

98

94,2

0

0

Hiện nay, ở các trường THCS được khảo sát, hầu hết các trường không bố trí phòng riêng dành cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, thậm chí nhiều trường còn đang bỏ ngỏ chưa quan tâm tới hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Nhìn vào bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy, trong quá trình thực hiện hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh, đa số đều diễn ra ở địa điểm không xác định (chiếm 94,2%). Ngoài ra, một vài trường bố trí ở các địa điểm có sẵn như lớp học, phòng y tế, phòng thư viện, văn phòng Đoàn - Đội,… Để hoạt động hỗ trợ tâm lý có chiều sâu và hiệu quả, ngoài yếu tố con người, thì cũng rất cần một phòng riêng với những tiện nghi phù hợp cho công tác tư vấn tâm lý trong trường học (100% ý kiến mong muốn mỗi trường bố trí một phòng riêng).

2.3.3.2. Nội dung của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Để tìm hiểu về mức độ thực hiện cũng như mức độ cần thiết về các nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS, chúng tôi sử dụng câu 2, câu 3 (phụ lục 1, phụ lục 2) và câu 1, câu 2 (phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

* Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên‌


Stt


Nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

thực hiện

Đôi khi

thực hiện

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn

nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.


192


72,7


55


20,8


17


6,4


2

Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo

dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.


136


51,5


79


29,9


49


18,6


3

Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và

các mối quan hệ xã hội khác.


157


59,5


94


35,6


13


4,9

4

Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập

hiệu quả và định hướng nghề nghiệp.

198

75

58

22

8

3


5

Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư

vấn của nhà trường.


112


42,4


41


15,5


111


42

Chung

159

60,2

65

24,6

40

15,2

Qua bảng 2.9 chúng ta thấy có 5 nội dung được đề cập thì có 4 nội dung ở mức độ thường xuyên đạt từ trung bình trở lên (>50%) và có một nội dung ở mức thường xuyên đạt dưới trung bình (42,4%). Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất

là: Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (75%). Đây là nội dung từ trước đến nay các trường đều làm rất tốt vì dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Ở bất kì giai đoạn nào trong năm học, không cần phải có hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, từ giáo viên chủ nhiệm, đến giáo viên bộ môn đều tìm rất nhiều biện pháp nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt, có kỹ năng học tập, biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT đã khẳng định đây là một trong năm nội dung cần thực hiện đồng bộ ở tất các trường phổ thông trong cả nước.

Nội dung tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi được thực hiện ở mức thường xuyên xếp thứ 2, với 72,7%. Lứa tuổi này đang trải qua quá trình biến đổi, phát triển mạnh mẽ về cả sinh lý và tâm lý nên rất cần sự quan tâm của thầy cô giáo, của cha mẹ tạo điều kiện giúp đỡ các em giải đáp những thắc mắc thầm kín, những điều khó nói về tình bạn, tình yêu.

Ngoài hai nội dung trên, các nội dung còn lại đều được các nhà trường quan tâm thực hiện như: Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác (59,5%); Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện (51,5%); Tư vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường (42,4%). Bên cạnh những ý kiến đánh giá, nhận định các nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường được thường xuyên thực hiện (60,2%) thì vẫn còn những ý kiến cho rằng, nhiều nội dung hỗ trợ tâm lý học đường chưa được thực hiện ở trường THCS (15,2%), đặc biệt là nội dung thứ 5 nhiều trường chưa thực hiện (42%).

* Thực trạng mức độ hiệu quả khi thực hiện các nội dung hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

Bảng 2.10. Hiệu quả của việc thực hiện các nội dung của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên


Stt


Nội dung của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Mức độ hài lòng của học sinh

Rất

hài lòng

Hài

lòng

Chưa

hài lòng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tư vấn về tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù

hợp với lứa tuổi.


8


3


55


20,8


201


76,1


2

Tư vấn về kỹ năng sống, biện pháp ứng xử văn hóa; phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,

thân thiện.


6


2,3


75


28,4


183


69,3


3

Tư vấn về tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã

hội khác.


7


2,7


59


22,3


198


75

4

Tư vấn về kỹ năng, phương pháp học tập hiệu

quả và định hướng nghề nghiệp.

10

3,8

128

48,5

126

47,7


5

Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả

năng tư vấn của nhà trường.


5


1,9


80


30,3


179


67,8

Chung

7

2,7

80

30,3

177

67

Qua bảng 2.10 giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn các nội dung hỗ trợ tâm lý học đường ở trường phổ thông hiện nay. Hầu hết các nội dung này khi thực hiện đều được học sinh đánh giá có mức độ hài lòng thấp (dưới 50%).

Nội dung được đánh giá thấp nhất là: Tư vấn về tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi (76,1% chưa hài lòng). Gia đình, nhà trường chưa thật sự quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em, nhiều cha mẹ, thầy cô giáo vẫn coi học sinh THCS là trẻ con, chưa thấu hiểu, cảm thông, giúp đỡ các em. Chính điều này khiến các em ngại tiếp xúc với người lớn, giấu giếm cảm xúc, sợ bố mẹ, thầy cô biết được bí mật của mình sẽ cười chê, ngăn cấm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022