Tiểu kết chương 3
Hệ thống các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động này của GV tham gia giảng dạy ở trường THCS tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc xác lập các biện pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp này một cách chủ động, hợp lý đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường THCS tại địa bàn.
Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp:
- Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Biện pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Biện pháp 6: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh Phù Hợp Với Tình Hình Thực Tiễn
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tvtlhđ Cho Gv Ở Trường Thcs Thành Phố Móng
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 16
- Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Để công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi CBQL các nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp, khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với thực tế mỗi nhà trường, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng tham gia vào công tác bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV góp phần năng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn đã đề cập đến những khía cạnh lý luận sau:
Các khái niệm về: Quản lý, quản lý giáo dục, năng lực chung và năng lực TVTLHĐ, quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên như: tầm quan trọng, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ. Các khía cạnh lý luận về nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ giáo viên gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên ở trường THCS chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Các yếu tố khách quan (Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy phục vụ hoạt động bồi dưỡng; Chế độ, chính sách đối với giáo viên thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS); Các yếu tố chủ quan (Năng lực quản lý của Hiệu trưởng; Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên thực hiện công tác TVTLHĐ; Phẩm chất, năng lực của GV thực hiện công tác TVTLHĐ).
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Đa số CBQL và GV lớp đã có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động TVTLHĐ trong nhà trường. Đây là cơ sở thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV. Trong quá trình giáo dục và dạy học GV đã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ TVTLHĐ cho HS, tuy nhiên hiệu quả hoạt động này vẫn có lúc chưa được như mong muốn. CBQL các nhà trường coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực TVTLHĐ cho GV trong hoạt động bồi dưỡng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề thực hiện chưa khoa học.
Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV tại trường THCS còn hạn chế: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá về hoạt động bồi dưỡng cho GV; nguyên nhân là
do các khâu từ xây dựng kế hoạch đến công tác kiểm tra đánh giá còn hạn chế nhất định.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất sáu biện pháp: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường, xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực đối với GV thực hiện công tác TVTLHĐ ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Các biện pháp trên bước đầu đã được khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi trong thực tiễn; kết quả cho thấy các biện pháp được đánh giá cao cả hai khía cạnh: tính cần thiết và tính khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
- Cần tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng công tác tư vấn trong trường học trên toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL và GV hằng năm nên quan tâm đến nội dung TVTLHĐ.
- Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV vào dịp hè.
- Bồi dưỡng được đội ngũ cốt cán trên toàn tỉnh về công tác tư vấn chuyên sâu về từng lĩnh vực.
- Triển khai mô hình học tập chia sẻ kinh nghiệm giữa của các đơn vị điển hình về công tác quản lí bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV.
- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL và giáo viên để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ đáp ứng các năng lực sư phạm.
- Làm tốt công tác tuyển dụng, có chính sách ưu tiên đối với những sinh viên tốt nghiệp giỏi.
2.2. Đối với cán bộ quản lí các trường THCS
- Cần rút kinh nghiệm sau mỗi năm học, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động TVTLHĐ phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi đối với nhà trường.
- Tăng cường chỉ đạo, quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên đảm bảo đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các khâu.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng phù hợp có tác dụng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
- Cần xây dựng tốt quy chế thi đua, có sự khen thưởng, động viên kịp thời đến mỗi cá nhân có thành tích suất xắc trong hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho đội ngũ GV, đồng thời, phê bình, kỉ luật cá nhân chưa triển khai và thực hiện tốt hoạt động này. Gắn các nội dung trên vào đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV hằng năm.
2.3. Đối với giáo viên trường THCS
- Luôn luôn đề cao hoạt động tự bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ trong đó coi trọng năng lực TVTLHĐ.
- Tích cực tham gia các cuộc hội thảo về công tác TVTLHĐ cho đội ngũ giáo viên.
- Thường xuyên sát sao học sinh, phối hợp tốt với các giáo viên trong nhà trường, với phụ huynh HS để nắm được diễn biến, thay đổi trong phát triển tâm lí từ đó có biện pháp tư vấn kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thục Anh (2017), "Tâm lý học đường và sự cần thiết trợ giúp tâm lý trong nhà trường phổ thông hiện nay", Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B, tr. 12-19.
2. Nguyễn Trọng Biên (2019), Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 "Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông" có hiệu lực từ ngày 2/2/2018.
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
5. Nguyễn Hữu Độ (2011), "Kinh nghiệm của một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp giáo viên", Tạp chí Khoa học Giáo dụcsố 74 tr.63-64.
6. Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng (2012), Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, sinh viên sư phạm thông qua mô hình nghiên cứu bài học", Tạp chí Giáo dục số 293, tr.38-39.
7. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX07-14.
8. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền, Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa.
9. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Vũ Ngọc Hải (2010), "Đào tạo CBQL giáo dục trong phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế", Tạp chí Khoa học giáo dục.
11. Phùng Thị Hằng (2017), Giáo viên THCS với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS.
12. Trương Thị Hằng (2013), Biện pháp quản lý hoạt động TVTLHĐ cho HS THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, luận văn Quản lý giáo dục
13. Lý Chủ Hưng, Kiến Văn (2007), Tư vấn tâm lý học đường, Nxb Phụ nữ.
14. Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học học đường lần thứ 5 “Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam”, Nxb Thông tin và truyền thông
15. Đặng Thị Bích Nga (2018), "Thực trạng quản lý hoạt động tham vấn tâm lý học đường ở các trường THCS quận 11, thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 21-26
16. Lục Thị Nga (2005), “Về việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí Giáo dục số 116, tr.15-18.
17. Nguyễn Thị Oanh (2011), Tư vấn tâm lý học đường, Nxb Trẻ.
18. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
19. Tập thể tác giả (1999), Đại từ điển Tiếng việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục - Tài liệu giảng dạy cao học QLGD - Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tài liệu tiếng nước ngoài
21. V.A.Xukhômlinxki (1968), Trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội
22. Allan Wigfield, Susan L. Lutz, A. Laurel Wagner (2005), Early Adolescents’ Development across the Middle School Years: Implications for School Counselors, First Published January 1, 2005 Research Article
23. Elias Zambrano, Felicia Castro-Villarreal, and Jeremy Sullivan University of Texas at San Antonio (2000), School Counselors and
School Psychologists: Partners in Collaboration for Student Success Within RTI and CDCGP Frameworks, https://files.eric.ed.gov
24. Ellen S. Amatea Ph.D., Mary Ann Clark, Ph., Changing Schools (2005), Changing Counselors: A Qualitative Study of School Administrators’ Conceptions of the School Counselor Role, First Published October 1, 2005 Research Article.
25. http://eprints.qut.edu.au/26869/2/26869.pdf
26. John L. Romano, Mera M. Kachgal (2004), Counseling Psychology and School Counseling: An Underutilized Partnership.
27. Kenneth W. Merrell, Ruth A. Ervin, and Gretchen Gimpel Peacock (2012), Sample Chapter: School Psychology for the 21st Century, Second Edition: Foundations and Practices. Copyright © 2012. Purchase this book now: www.guilford.com/p/merr.
28. Markie Falotico (2015), School psychologists time allocation: striving for learn school psychology, Submitted to the Faculty of Miami University in partial fulfillment of the requirement for the degree of Master of Science Educational Psychology Departmen.
29. UNESCO (1988), Higher Education in the Twent-first Century Vision and Action, World Conference on Higher Education.