Căn cứ thứ 3 là các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo (98,1% ý kiến đánh giá ở mức từ quan trọng trở lên). Đây là căn cứ pháp lý của cơ quan chủ quản gần nhất đối với mỗi nhà trường THCS. Các văn bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Sở Giáo dục & Đào tạo đều được chắt lọc, thể hiện ý chí qua các văn bản của Phòng Giáo dục & Đào tạo. Các hoạt động của trường THCS đều do Phòng Giáo dục kiểm tra, giám sát. Do đó, khi xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường cho nhà trường, Hiệu trưởng phải thực hiện theo hướng dẫn trực tiếp từ phòng Giáo dục & Đào tạo.
Các căn cứ tiếp theo đánh giá từ mức độ quan trọng trở lên là: Ý kiến đề xuất của GVCN, GVBM (93,3%); Ý kiến của Hội đồng sư phạm nhà trường (91,4%); Ý kiến đề xuất của Hội cha mẹ học sinh (90,3%); Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT (88,5%); Các văn bản, thông tư của Bộ GD&ĐT (87,5%). Sở dĩ các văn bản, thông tư của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT đều có ý kiến lựa chọn thấp hơn bởi vì, nội dung của các văn bản này đã được chuyển hóa thành ý kiến chỉ đạo trực tiếp thành các văn bản của Phòng GD&ĐT.
b. Các bước kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Nguyên hiện nay.
Bảng 2.15. Các loại kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS
Các loại kế hoạch hoạt động HTTL học đường | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Kế hoạch tuần | 28 | 26,9 | 63 | 60,6 | 13 | 12,5 |
2 | Kế hoạch tháng | 98 | 94,2 | 6 | 5,8 | 0 | 0 |
3 | Kế hoạch học kỳ | 73 | 70,2 | 31 | 29,8 | 0 | 0 |
4 | Kế hoạch năm học | 27 | 26 | 75 | 72,1 | 2 | 1,9 |
5 | Kế hoạch theo chủ điểm | 102 | 98,1 | 2 | 1,9 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Học Sinh, Lớp Học Một Số Trường Năm Học 2017 - 2018
- Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Các Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Khách Thể Điều Tra Về Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Đạt Được Của Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Các Trường Thcs
- Đề Xuất Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Trường Thcs Thành Phố Thái Nguyên.
- Tăng Cường Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình, Và Các Tổ Chức Xã Hội Trong Việc Triển Khai Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.15, ở mỗi nhà trường THCS đều xây dựng rất nhiều loại kế hoạch khác nhau để thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.
Loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện thường xuyên nhất là kế hoạch theo chủ điểm (98,1%). Hàng tháng, các trường phổ thông hiện nay đều có kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, chủ đề. Mỗi chủ điểm là một nội dung khác nhau, Ban Giám hiệu căn cứ vào từng tháng sẽ xây dựng lồng ghép các nội dung giáo dục cụ thể, trong đó có hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh nhà trường.
Loại kế hoạch thứ hai cũng thường xuyên được xây dựng là kế hoạch tháng (94,2%). Kế hoạch hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường theo từng tháng sẽ được kết hợp với kế hoạch theo chủ điểm. Ngoài ra Hiệu trưởng các trường THCS còn xây dựng các kế hoạch khác để tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường là: Kế hoạch
học kỳ (70,2%); Kế hoạch năm học (26%); Loại kế hoạch còn nhiều trường chưa xây dựng là kế hoạch theo tuần (12,5% nhận định chưa từng xây dựng).
2.3.4.2. Thực trạng của công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường theo kế hoạch ở các trường THCS TP. Thái Nguyên
Để tìm hiểu về thực trạng của công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên hiện nay, chúng tôi sử dụng câu 11 (phụ lục 1, phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên
Các biện pháp | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không thực hiện | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Thành lập Ban chỉ đạo, hỗ trợ tâm lý học đường của nhà trường | 12 | 11,5 | 27 | 26 | 65 | 62,5 |
2 | Thành lập Tổ tư vấn làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường | 13 | 12,5 | 32 | 30,8 | 59 | 56,7 |
3 | Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động HTTL học đường cho học sinh, phụ huynh, giáo viên… | 81 | 77,9 | 22 | 21,2 | 1 | 1 |
4 | Tập huấn nâng cao kiến thức về tâm lý học đường cho các chủ thể làm công tác HTTL ở trường học | 23 | 22,1 | 52 | 50 | 29 | 27,9 |
5 | Triển khai kế hoạch hoạt động HTTL học đường tới Hội đồng sư phạm, phụ huynh, học sinh thông qua các cuộc họp, Hội nghị, sinh hoạt dưới cờ, bảng tin…. | 55 | 52,9 | 47 | 45,2 | 2 | 1,9 |
6 | Giám sát, giúp đỡ quá trình thực hiện hoạt động HTTL học đường | 42 | 40,4 | 53 | 51 | 9 | 8,7 |
7 | Điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục của nhà trường | 41 | 39,4 | 57 | 54,8 | 6 | 5,8 |
8 | Thu thập thông tin, kết quả hoạt động HTTL học đường | 25 | 24 | 59 | 56,7 | 20 | 19,2 |
9 | Sơ kết, tổng kết công tác hỗ trợ tâm lý học đường đã thực hiện theo kế hoạch xây dựng | 24 | 23,1 | 56 | 53,8 | 24 | 23,1 |
10 | Xác định nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ GVCN, cán bộ đoàn và tổ chức có liên quan đến HĐHTTLHĐ | 39 | 37,5 | 58 | 55,8 | 7 | 6,7 |
11 | Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ cức xã hội trong việc triển khai HĐHTTLHĐ | 26 | 25 | 37 | 35,6 | 41 | 39,4 |
12 | Tổ chức thực hiện các hoạt động HTTLHĐ theo kế hoạch | 29 | 27,9 | 61 | 58,7 | 14 | 13,5 |
13 | Đánh giá toàn diện kế hoạch, lưu trữ thông tin làm tư liệu đối chiếu, báo cáo | 22 | 21,2 | 57 | 54,8 | 25 | 24 |
14 | Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp theo | 24 | 23,1 | 48 | 46,2 | 32 | 30,8 |
Qua bảng 2.16 chúng ta thấy có 14 nội dung được đề cập, các nội dung này đều đã được thực hiện ở các nhà trường khi tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường. Mỗi nội dung, mỗi hoạt động đều có vai trò nhất định ở từng khâu, từng giai đoạn. Khi Hiệu trưởng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở trường THCS việc cần làm đầu tiên là: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh, phụ huynh, giáo viên, với 77,9% ý kiến cho rằng nội dung này được thực hiện ở mức độ thường xuyên. Qua nghiên cứu, khảo sát chúng tôi nhận thấy, thực trạng nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở GV, HS, phụ huynh là không cao. Nhiều em HS còn không biết tới hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường là gì, có vai trò thế nào, có liên quan gì tới mình hay không. Chính vì vậy, Hiệu trưởng các trường khi tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường THCS đều phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng liên quan đến hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường trong trường học.
Nội dung tiếp theo là: Triển khai kế hoạch hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường tới Hội đồng sư phạm, phụ huynh, học sinh thông qua các cuộc họp, Hội nghị, sinh hoạt dưới cờ, bảng tin….(52,9% ý kiến đánh giá nội dung này được thực hiện ở mức thường xuyên). Khi tổ chức thực hiện, cần phải phổ biến nội dung kế hoạch tới từng thành viên trong Hội đồng sư phạm, yêu cầu các giáo viên thực hiện đồng bộ, thống nhất, có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối kết hợp triển khai, phổ biến kế hoạch hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh, phụ huynh học sinh bằng các hình thức hợp lý, hiệu quả.
Nội dung thứ 3 là: Giám sát, giúp đỡ quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường (40,4%). Hiệu trưởng các trường phải thường xuyên giúp đỡ giáo viên, các chủ thể làm công tác hỗ trợ tâm lí học đường ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Nhờ quá trình giám sát hoạt động này mà cán bộ quản lý giáo dục mới nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, chủ động từ đó điều chỉnh những cái chưa hợp lý để tạo ra hiệu quả thiết thực cho hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường. Việc giám sát của Hiệu trưởng còn làm cho các chủ thể thực hiện công tác hỗ trợ tâm lý có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
Nội dung thứ 4 với 39,4% ý kiến nhận định ở mức thường xuyên là: Điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục của nhà trường. Bất cứ kế hoạch nào khi tổ chức thực hiện đều có những cái cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường là một nhiệm vụ phức
tạp, thực hiện thường xuyên và không thể dập khuân một cách máy móc. Do đó, rất cần sự chỉ đạo linh hoạt của CBQL nhà trường để hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường thực sự có hiệu quả thiết thực.
Các nội dung tiếp theo được thực hiện ở mức thường xuyên khi tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở trường THCS là: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ GVCN, cán bộ đoàn và tổ chức có liên quan đến hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (37,5%); Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường theo kế hoạch (27,9%); Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ cức xã hội trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (25%); Thu thập thông tin, kết quả hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (24%); Sơ kết, tổng kết công tác hỗ trợ tâm lý học đường đã thực hiện theo kế hoạch xây dựng (23,1%); Đánh giá toàn diện kế hoạch, lưu trữ thông tin làm tư liệu đối chiếu, báo cáo (21,2%); Tập huấn nâng cao kiến thức về tâm lý học đường cho các chủ thể làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học (22,1%); Vấn đề này chưa được chú ý quan tâm vì chưa có đội ngũ chuyên trách làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp theo (23,1%).v.v…
Hai nội dung ít được thực hiện nhất, thậm chí không thực hiện là: Thành lập Tổ tư vấn làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường (56,7% chưa thực hiện); Thành lập Ban chỉ đạo, hỗ trợ tâm lý học đường của nhà trường (62,5% chưa thực hiện). Hiện nay ở các trường THCS, hầu như chưa có Tổ tư vấn làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường và cũng chưa có Ban chỉ đạo, hỗ trợ tâm lý học đường của nhà trường. Điều này phản ánh đúng thực trạng chung của công tác hỗ trợ tâm lý học đường hiện nay.
2.3.4.3. Thực trạng về vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường
Để tìm hiểu thực trạng về vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu 12 (phụ lục 1, phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. Thực trạng về vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không thực hiện | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý học đường | 68 | 65,4 | 29 | 27,9 | 7 | 6,7 |
2 | Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức HTTL học đường | 66 | 63,5 | 30 | 28,8 | 8 | 7,7 |
3 | Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động HTTL học đường | 61 | 58,7 | 37 | 35,6 | 6 | 5,8 |
4 | Chỉ đạo phổ biến kế hoạch một cách sâu rộng tới các chủ thể liên quan | 45 | 43,3 | 48 | 46,2 | 11 | 10,6 |
5 | Chỉ đạo nêu gương các điển hình về công tác hỗ trợ tâm lý học đường | 34 | 32,7 | 63 | 60,6 | 7 | 6,7 |
6 | Chỉ đạo kết hợp các tổ chức trong nhà trường, phát huy vai trò của GV, cán bộ Đoàn - Đội, Ban cán sự các lớp | 57 | 54,8 | 42 | 40,4 | 5 | 4,8 |
7 | Chỉ đạo kết hợp gia đình, Hội cha mẹ học sinh và nhà trường trong hoạt động HTTL học đường | 36 | 34,6 | 64 | 61,5 | 4 | 3,8 |
8 | Chỉ đạo kết hợp nhà trường với địa phương trong hoạt động HTTL học đường | 23 | 22,1 | 61 | 58,7 | 20 | 19,2 |
9 | Chỉ đạo kết hợp nhà trường với các chuyên gia tâm lý giáo dục trong hoạt động HTTL học đường | 22 | 21,2 | 45 | 43,3 | 37 | 35,6 |
10 | Chỉ đạo việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc tốt tạo động cơ làm việc | 29 | 27,9 | 62 | 59,6 | 13 | 12,5 |
11 | Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan | 33 | 31,7 | 57 | 54,8 | 14 | 13,5 |
Qua bảng 2.17 có 11 nội dung về công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường được đề cập. Tất cả các nội dung này các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Nguyên đều đã thực hiện với các mức độ thường xuyên khác nhau.
Khi chỉ đạo, triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS, Hiệu trưởng phải chỉ đạo, triển khai phối kết hợp các nội dung với nhau. Có cái thực hiện trước, có cái thực hiện sau, có cái thực hiện song song, đồng thời. Mỗi nội dung, chỉ đạo, triển khai được thực hiện ở nhiều mức độ. Trong đó thực hiện thường xuyên nhất là: Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý học đường (65,4%). Đây là nội dung trọng tâm, Hiệu trưởng phải thể hiện rõ vai trò chỉ huy của mình, hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ cho các thành viên, các tổ chức liên quan trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường. Chỉ khi nào phát huy hết vai trò quản lý, chỉ đạo của mình , các hoạt động giáo dục của nhà trường mới diễn ra nhịp nhàng, thống nhất và hiệu quả. Phải triển khai, chỉ rõ nhiệm vụ của từng thành viên, từng tổ chức trong nhà trường, yêu cầu thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Nội dung được thực hiện thường xuyên thứ 2 là: Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tâm lý học đường (63,5%). Khi triển khai thực hiện, mỗi nhà trường, mỗi chủ thể làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học có thể thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: Thông qua hoạt động dạy học; Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (văn hóa, văn nghệ, TDTT...); Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ; Hỗ trợ tâm lý trực tiếp tại phòng tư vấn; Hỗ trợ tâm lý qua điện thoại; Hỗ trợ trực tuyến qua Internet (Mạng xã hội Facebook;Website của nhà trường…); Mời chuyên gia tâm lý giáo dục tư vấn theo chuyên đề.v.v…Cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng phải chỉ đạo các chủ thể làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức tạo ra sức hấp dẫn, tạo niềm tin cho học sinh để các em chủ động tìm đến các thầy cô khi gặp khó khăn cần giúp đỡ.
Nội dung được thực hiện thường xuyên thứ 3 là: Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (58,7%). Đa số các ý kiến cho rằng cán bộ quản lý giáo dục luôn sát sao với công việc, quan tâm giám sát toàn bộ quá trình thực hiện, thường xuyên đôn đốc, hỗ trợ kịp thời cho các thầy cô giáo, các tư vấn viên, học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.
Hai nội dung được thực hiện ở mức độ thấp nhất khi chỉ đạo, triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của Hiệu trưởng là: Chỉ đạo kết hợp nhà trường với địa phương trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (22,1%); Chỉ đạo kết hợp nhà trường với các chuyên gia tâm lý giáo dục trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (21,2%). Các chuyên gia TLGD là lực lượng có chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản, chính quy về chuyên ngành tâm lý giáo dục nhưng lực lượng này hiện nay còn ít,
mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn. Các nhà trường phổ thông dù rất có nhu cầu được các chuyên gia TLGD hỗ trợ trong công tác tư vấn tâm lý học đường nhưng do nhiều rào cản khác nhau như thiếu kinh phí hoạt động (trả tiền công), thiếu quy định cần thiết trong phối hợp…nên các trường chưa có sự phối hợp, hỗ trợ thường xuyên của các chuyên gia TLGD, cũng như với địa phương trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS hiện nay.
2.3.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên hiện nay, chúng tôi sử dụng câu 13 (phụ lục 1, phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.18.
Bảng 2.18. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên
Nội dung | Mức độ thực hiện | ||||||
Tự đánh giá của CBQL | Đánh giá của GV | Chung | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Xác định nội dung kiểm tra hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường | 24 | 77,4 | 45 | 61,6 | 69 | 66,3 |
2 | Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra | 22 | 71 | 43 | 58,9 | 65 | 62,5 |
3 | Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường | 19 | 61,3 | 39 | 53,4 | 58 | 55,8 |
4 | Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường | 21 | 67,7 | 42 | 57,5 | 63 | 60,6 |
5 | Tiến hành đánh giá kế hoạch | 18 | 58,1 | 38 | 52,1 | 56 | 53,8 |
6 | Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường | 26 | 83,9 | 53 | 72,6 | 79 | 76 |
7 | Đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thông qua nhận xét của cấp trên, qua các lực lượng giáo dục, qua học sinh và cha mẹ học sinh | 16 | 51,6 | 36 | 49,3 | 52 | 50 |
8 | Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường có hiệu quả | 17 | 54,8 | 37 | 50,7 | 54 | 51,9 |
Qua bảng 2.18 có 8 nội dung được đề cập về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Nguyên.
Trong các nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thì nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là: Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (76%). Chỉ khi theo dõi, giám sát trực tiếp các cán bộ QLGD mới thu thập đầy đủ thông một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời, khách quan để làm dữ liệu cho đánh giá. Các dữ liệu thu thập sẽ được mã hóa bằng các con số thống kê cụ thể, từ đó thực hiện đánh giá định tính hoặc định lượng kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này nên các các bộ QLGD, GV đều nhìn nhận đây là nội dung phải thực hiện thường xuyên trong công tác kiểm tra, đánh giá.
Nội dung xếp thứ 2 là: Xác định nội dung kiểm tra hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (66,3%). Khi hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường việc quan trọng phải xác định chính xác nội dung cần kiểm tra là gì, mức độ cần thiết của nó ra sao, nó có ảnh hưởng thế nào đến các khâu khác trong quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học. Chỉ khi nào Hiệu trưởng làm tốt khâu này, kết quả thu được mới có giá trị thực tiễn, đánh giá mới trọng tâm, sát với các yêu cầu đã đặt ra.
Nội dung xếp thứ 3 là: Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra (62,5%). Nếu không có phương pháp kiểm tra hoặc phương pháp, hình thức kiểm tra không phù hợp sẽ không có được thông tin như mong muốn, đánh giá không xác thực, khó tiếp cận vấn đề cần tìm hiểu. Do đó, cán bộ quản lý ở các trường THCS đều rất quan tâm đến việc sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá như thế nào cho hiệu quả, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, vừa có được thông tin, kết quả mong đợi.
Các nội dung tiếp theo khi kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS được thực hiện lần lượt là: Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (60,6%); Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (55,8%); Tiến hành đánh giá kế hoạch (53,8%); Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường có hiệu quả (51,9%).v.v…
Như vậy từ bảng số liệu trên chúng ta thấy, có rất nhiều nội dung được thực hiện trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên. Mỗi nội dung được thực hiện ở các mức