Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Các Trường Thcs

độ khác nhau, với những vai trò khác nhau. Nhìn chung, các nội dung này đều được Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý nhà trường thực hiện ở các mức độ nhất định, không có nội dung nào chưa từng thực hiện. Điều này khẳng định, các trường đã quan tâm hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá khi tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường trong trường học. Bởi vì, nếu không có kiểm tra, đánh giá sẽ không có thông tin cho cả CBQL và giáo viên, tư vấn viên nhìn nhận, xem xét lại những ưu điểm, hạn chế, những tồn tại trong suốt quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, không có cơ sở để đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, triển khai hiệu quả.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS

Qua quá trình điều tra, quan sát và trò chuyện với các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS của Hiệu trưởng là nhóm yếu tố có tính chất khách quan và nhóm yếu tố có tính chất chủ quan. Để tìm hiểu các yếu tố này chúng tôi sử dụng câu hỏi 14 (phụ lục 1, 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.19.

Bảng 2.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh

hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

Chủ quan

1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng

69

66,3

30

28,8

5

4,9

2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

của giáo viên

58

55,8

32

30,8

14

13,4

3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

59

56,7

31

29,8

14

13,5

Khách quan

1. Nhận thức của phụ huynh học sinh, xã

hội về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

57

54,8

28

26,9

19

18,3

2. Sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc

triển khai hoạt động HTTL học đường


55


52,9


23


22,1


26


25

3. Sự quan tâm, chú ý của các sở, ban,

ngành đến hoạt động HTTL học đường ở trường THCS


42


40,4


34


32,7


28


26,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên - 10

Qua bảng 2.19 chúng tôi thấy có 3 yếu tố có tính chất chủ quan và 3 yếu tố có tính chất khách quan ảnh hưởng tới công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS. Cụ thể như sau:

* Nhóm yếu tố có tính chất chủ quan:

Qua kết quả từ bảng 2.19 cho thấy, cả 3 yếu tố được khảo sát đều có mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng lớn hơn 80%.

Yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất là: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng (95,1% ở mức ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều). Công tác quản lý của Hiệu trưởng quyết định sự thành công hay thất bại, quyết định tính chất, mức độ và tính hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học mà người Hiệu trưởng quản lý. Việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường phụ thuộc không nhỏ vào năng lực và kinh nghiệm quản lý của người Hiệu trưởng.

Chúng ta biết rằng, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, đảm bảo cho các hoạt động có kết quả. Sự hạn chế về năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và khả năng tham gia các hoạt động của mỗi cán bộ quản lý là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp thu và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cũng như việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của người cán bộ quản lý. Nếu năng lực này được rèn luyện, trau dồi, người cán bộ quản lý dễ dàng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS một cách hiệu quả.

Kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Nhiều trường THCS ở địa bàn TP. Thái Nguyên, cán bộ quản lý chưa có nhiều cơ hội bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tiếp cận các chương trình giáo dục tiên tiến để nâng cao trình độ quản lý của mình. Điều đó dẫn tới nhiều Hiệu trưởng khó tích lũy được vốn kinh nghiệm quản lý quý báu cho bản thân. Mặt khác, đa số cán bộ quản lý các trường không được đào tạo bài bản về quản lý, kiến thức về quản lý chủ yếu là do tự học, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng nên thiếu tính hệ thống. Khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao (cơ quan chủ quản) họ gặp không ít khó khăn, dần dần vốn kinh nghiệm quản lý tăng lên, từ đó việc tổ chức các hoạt động mới được cải thiện, họ chủ động hơn trong công việc.

Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là: Hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của giáo viên. Với 86,6% ý kiến cho rằng yếu tố này ảnh hưởng nhiều hơặc ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS. Muốn thay đổi ý thức hoặc hành vi của một cá nhân là việc làm vô cùng khó khăn, bởi vì "Non sông dễ đổi, bản tính khó dời". Học sinh THCS là lứa tuổi mà các thuộc tính tâm lý, nhân cách đã ổn định và ngày càng hoàn thiện, muốn tác động đến phải có biện pháp phù hợp, tác động đúng lúc, đúng chỗ, phải do những người có trình độ chuyên môn sâu đảm nhận. Vai trò này không ai thích hợp hơn những người được đào tạo về chuyên ngành tâm lý giáo dục, hiểu biết sâu rộng về tâm lý con người. Nắm rõ từng đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thấu hiểu, thấu cảm tâm tư nguyện vọng của các em, từ đó giúp các em tự điều chỉnh bản thân, vượt qua những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải. Nói cách khác, mỗi trường phổ thông hiện nay phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên chuyên trách, được đào tạo bài bản để thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường trong trường học.

Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, với 86,5% ý kiến đánh giá từ mức ảnh hưởng trở lên. Đa số các trường phổ thông hiện nay đều không có phòng riêng dành cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu Chính những điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường phổ thông. Vì vậy, các nhà trường, các cấp chính quyền cần có biện pháp huy động nguồn lực xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường phổ thông hiện nay.

Như vậy, đa số các ý kiến đều thống nhất có 3 yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

* Nhóm yếu tố có tính chất khách quan:

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng có tính chất chủ quan thì những yếu tố có tính chất khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của cán bộ QLGD ở các trường THCS TP. Thái Nguyên. Nhóm yếu tố có tính chất khách quan gồm 3 yếu tố được đề cập:

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Nhận thức của phụ huynh học sinh, xã hội về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường chưa đúng đắn, đầy đủ, còn xem nhẹ công tác này. Với 81,7% ý kiến cho đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng và có 18,3% ý kiến cho rằng không ảnh hưởng. Bất cứ một hoạt động nào muốn thành công đều phải bất đầu từ nhận thức đúng - thái độ phù hợp - hành vi hiệu quả. Nếu ngay ban đầu nhận thức đã sai lệch hoặc xem nhẹ, coi thường thì không bao giờ hoạt động đó có hiệu quả. Hiện nay, xã hội, các cấp quản lý, các nhà trường và phụ huynh học sinh mới bắt đầu quan tâm đến hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, tuy nhiên công tác này chưa có chiều sâu vì mạnh ai người ấy làm, không có sự chỉ đạo thống nhất, chưa thật sự có cấp nào quản lý, kiểm tra, giám sát. Thậm chí nhiều nơi không thực hiện hoặc còn lơ là, bàng quang. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho tất cả mọi người. Và bắt đầu nâng cao nhận thức từ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình rồi đến xã hội.

Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là: Sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thiếu chặt chẽ và hiệu quả, với 75% ý kiến đánh giá từ mức ảnh hưởng trở lên.

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng cơ bản nhất, ảnh hưởng tác động thường xuyên đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh THCS. Nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng này trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh sẽ tạo ra sự đồng thuận, thống nhất về nội dung, về các biện pháp, hình thức hỗ trợ, giải quyết các khó khăn tâm lý cho học sinh.

Các chủ thể chính tham gia hỗ trợ tâm lý là chuyên viên tâm lý học đường, các giáo viên, phụ trách khối, chuyên viên công tác xã hội, Ban Giám hiệu, gia đình, Hội phụ huynh học sinh và các lực lượng khác như y tế, cán bộ Đoàn - Đội…Các lực lượng này hiện nay còn chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh THCS.

Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là: Sự quan tâm, chú ý của các Sở, ban, ngành đến hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS (với 73,1% đánh giá ở mức từ ảnh

hưởng trở lên). Hiện nay, công tác chỉ đạo của các cơ quan chủ quản còn thiếu thống nhất, chưa có văn bản triển khai cụ thể tới các nhà trường.

Ngoài ba yếu tố chủ quan và ba yếu tố khách quan đã đề cập ở bảng 2.19, còn có một số yếu tố khác cũng có những ảnh hưởng nhất định tới công tác tổ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS như: yếu tố thời gian dành cho hoạt động; yếu tố kinh phí, tài chính…

2.4. Một số đánh giá chung về thực trạng

Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng chúng tôi đưa ra một số đánh giá sau:

Về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường:

- Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh bậc THCS TP. Thái Nguyên có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chưa đánh giá đúng ý nghĩa của hoạt động này.

- Việc triển khai, chỉ đạo hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các nhà trường đã được các cấp, các sở, ban, ngành bước đầu quan tâm. Mới đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2017 hướng dẫn các trường phổ thông triển khai thực hiện công tác, hỗ trợ tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh ở các nhà trường thực hiện còn chưa mang tính hệ thống, chưa liên tục. Chưa có sự kiểm tra, giám sát đánh giá mức độ, tính hiệu quả của hoạt động, chủ yếu vẫn dựa trên tính tự giác của các cán bộ quản lý giáo dục nói chung và Hiệu trưởng các trường nói riêng.

Về tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường:

- Việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên được thực hiện dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi hình thức, biện pháp đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định, được thực hiện ở các mức độ khác nhau tùy vào mỗi nhà trường và mỗi thời điểm tổ chức.

- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của cán bộ quản lý các trường THCS TP. Thái Nguyên

ở mức trung bình, còn một số Hiệu trưởng, cán bộ quản lý chưa có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường hiệu quả.

- Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên. Mỗi nội dung được thực hiện ở các mức độ khác nhau, với những vai trò khác nhau. Nhìn chung, các nội dung này đều được Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý nhà trường thực hiện ở các mức độ nhất định, không có nội dung nào chưa từng thực hiện. Điều này khẳng định, các trường đã quan tâm hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá khi tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường trong trường học.

- Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, bao gồm: nhóm yếu tố có tính chất chủ quan gồm 3 yếu tố và nhóm yếu tố có tính chất khách quan gồm 3 yếu tố. Các yếu tố này đều ảnh hưởng ít nhiều tới việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường trong trường học của Hiệu trưởng .

Kết luận chương 2

Qua khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy:

- Về nhận thức: Hầu hết cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

- Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường: Các nội dung hoạt động HTTL học đường về công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý, giáo dục kĩ năng, biện pháp được thực hiện ở mức độ thường xuyên cao. Tuy nhiên vẫn còn có nội dung và hình thức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường được cán bộ quản lí và GV đánh giá là chưa phù hợp.

- Phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường: Một số phương pháp HTTL học đường được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá chưa hiệu quả

- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của Hiệu trưởng ở các trường THCS chưa được tốt, đó là: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng, nhận thức của phụ huynh học sinh, xã hội về hoạt động HTTL học đường, sự phối hợp của gia đình học sinh, các tổ chức xã hội, sự quan tâm, chú ý của các sở, ban, ngành đến hoạt động HTTL học đường...

Việc tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên là cần thiết. Cán bộ quản lý giáo dục, Hiệu trưởng các trường THCS TP. Thái Nguyên còn nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường , điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục chưa tự giác, chủ động trong việc tự trau dồi, nâng cao kiến thức QLGD, nghiệp vụ quản lý, trình độ, kiến thức về tâm lý học đường, còn ỷ lại, trông chờ vào cấp trên. Chưa có biện pháp tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh hiệu quả.

Để tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên có chiều sâu, mang tính hệ thống, cần xây dựng được một hệ thống các biện pháp thích hợp, có tính khả thi, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động

hỗ trợ tâm lý học đường phong phú, đa dạng. Các cán bộ quản lý giáo dục, Hiệu trưởng phải tham gia với vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo, vừa là người tự định hướng, vạch ra phương hướng hành động, vừa là người điều khiển, kiểm tra, giám sát các hoạt động.

Đối với cán bộ làm công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý học đường cần phải có phẩm chất tốt, biết lắng nghe, thấu cảm với đối tượng cần hỗ trợ tư vấn tâm lý, phải tuyệt đối thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự bảo mật đối với thân chủ khi hỗ trợ tâm lý. Có khả năng chuyên môn tốt, kĩ năng giao tiếp với chủ thể, khả năng quan sát, phương pháp tư vấn, phương pháp sư phạm, vận dụng linh hoạt các nội dung để giải quyết vấn đề.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát đã giúp làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của đề tài, là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí