Nhóm Phương Pháp Bổ Trợ: Sử Dụng Toán Thống Kê Để Xử Lý Số Liệu Khảo Sát Thu Được Và Tính Tần Suất, Điểm Trung Bình.

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến GD&ĐT; quản lý, bồi dưỡng năng lực phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai nói riêng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên khách thể trong phạm vi nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với một số CBQL, giáo viên có kinh nghiệm trong công tác và một số học sinh với các nội dung xoay quanh đánh giá thực trạng để thu thập thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài.

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý, nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy về các biện pháp quản lý mới đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu khảo sát thu được và tính tần suất, điểm trung bình.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần như: Mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm 3 chương như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường PTDT nội trú THCS và THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 3

giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường PTDT nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường PTDT nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở các nước trên thế giới

Các tác giả Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen đã mô tả chi tiết và có những phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng trong cấu trúc, nội dung chương trình BDGV để nâng cao chất lượng giáo dục ở Phần Lan. Một số tác giả khác như: A.Carin, Craig A.Mertler, Marzano lại đi sâu nghiên cứu và đã đề xuất các biện pháp hình thành NLDH cho GV. Tác giả Marzano đã đưa ra một số định hướng như trong tiết học, GV phải biết sơ đồ hóa kiến thức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm; thúc đẩy sự hợp tác của HS. Chương trình Nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện viên (trainers) và GV của mạng lưới Chính sách Đào tạo GV châu Âu (ENTEP) đã nhận định người GV cần được trang bị những NL mới. Đó là khả năng sử dụng IT có hiệu quả; tăng cường chuyên môn hóa và trách nhiệm cá nhân đối với phát triển chuyên môn [22]. Báo cáo của ENTEP trong hội thảo tổ chức tại Brussels vào tháng 6/2005 đã thông qua bản đề cương Những nguyên tắc chung về trình độ và năng lực GV ở Châu Âu, tập trung vào các nguyên tắc: GV phải được trang bị nền tảng nghề nghiệp tốt; GV là nghề nghiệp mang tính cơ động và phải được BD để tiếp tục phát triển chuyên môn [22]. Cùng với quan điểm này, ở bang Quebec (Canada), các nhà nghiên cứu đã trình bày bộ tiêu chuẩn NL GV; đặt ra vấn đề đổi mới quan niệm về đào tạo, BDGV; đề xuất thiết kế các chương trình BDGV [22]. Ở Anh, Hoa Kỳ và Thái Lan CNN GV là cơ sở định hướng cho quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục cho GV, được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn [7]. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập nhiều đến nội dung BD với những yêu cầu cụ thể. Mục đích của các công trình đó là nhằm mục tiêu BD kiến

thức chuyên môn, kiến thức khoa học, kĩ năng dạy học… để phát triển các NLDH cần thiết cho GV.

Theo Hannele Niemi và Ritva JakkuSihvonen [23], lí do cơ bản dẫn đến thành công của hệ thống GD Phần Lan (có thành tích cao nhất trong nhiều kỳ thi PISA) là do Phần Lan đã quyết định nâng chuẩn trình độ GV phổ thông lên trình độ thạc sĩ và mọi GV có nghĩa vụ và quyền hạn phải không ngừng học tập, phát triển chuyên môn. Công trình nghiên cứu về đào tạo GV tiểu học và trung học ở 6 quốc gia Đông Âu của y ban Văn hóa và Giáo dục thuộc Liên minh châu Âu cũng xác định trong công cuộc đổi mới GD, việc BDGV cần phải được chú trọng, phải có kế hoạch lâu dài cho công tác BDGV ở giai đoạn tiếp nối [24]. Luật nhà trường của bang Brandenburg, Cộng hoà Liên bang Đức [7] quy định rõ GV phải có nghĩa vụ tham gia BD, thường xuyên cập nhật kiến thức và đưa vào những biện pháp đào tạo nâng cao NL chuyên môn. Chương trình BDGV có ở ba cấp quản lý: Cấp nhà nước, cấp địa phương và chương trình BD tại các nhà trường.

Cuốn sách của trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới giáo dục, OECD, 1998 [26] đã rút ra kết luận “Các chính sách đổi mới GD sẽ không đem lại hiệu quả nếu bản thân người giáo viên không thay đổi”. Cuốn sách cũng nêu những kinh nghiệm thực tiễn điển h nh của 8 quốc gia trong BDGV, ví dụ như: phát triển những ý tưởng BD hoàn toàn mới của Đức; coi BDGV là nhiệm vụ ưu tiên của Ireland; khắc phục những rào cản do quan niệm lỗi thời, cứng nhắc trong BDGV ở Luc-xăm-bua; BDGV hướng tới sự chuẩn mực, xuất sắc và có kiểm định ở Hoa Kỳ… Tóm lại, đã có một số chính sách và công trình nghiên cứu về công tác QL BD đội ngũ GV ở tầm vĩ mô đề cập tới những vấn đề quan trọng như: quy định cụ thể việc BD là nghĩa vụ của người GV, GV phải có nhiệm vụ BD kiến thức, NL suốt đời; cần nâng chuẩn trình độ GV phổ thông... Đó là những tiếp cận đúng và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục kế thừa và triển khai.việc điều hành công tác BD đội ngũ GV cần chú ý đầu tiên đến việc lập kế hoạch BD.

Theo V. A.Xukhomlinski [20], để tổ chức hoạt động dạy và học nói chung và BDGV trong trường trung học nói riêng một cách hiệu quả, ngay trước khi bước

vào năm học nhà trường phải lập kế hoạch hết sức cụ thể và chi tiết: Phân công trách nhiệm cụ thể của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; Xác định những công việc cụ thể của mỗi thành viên trong Ban giám hiệu; Xác định thời lượng thực hiện mỗi công việc đã được đề ra.

Theo Denise Beutel và Rebecca Spooner-Lane, (Úc) [26], hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn, GV có kinh nghiệm trong trường trung học sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình kèm cặp, giúp đỡ những đồng nghiệp [26]. Các nước Anh, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng rất quan tâm đến sử dụng các GV có kinh nghiệm, có trình độ nghề nghiệp cao để hướng dẫn, tư vấn cho các GV mới [7].

1.1.2. Ở Việt Nam

Trong suốt các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, vấn đề BD cán bộ luôn luôn được chú trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người đã quan tâm xây dựng một nền giáo dục toàn dân, chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, từng bước đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để phục vụ sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Các Nghị quyết Đại hội Đảng IV, V, đặc biệt là đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có giáo dục. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về các lĩnh vực văn hóa - giáo dục, BDGV. Các tạp chí, tập san, chuyên san, báo Giáo dục thời đại xuất hiện ngày càng nhiều và càng phong phú về nội dung vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy vậy, những vấn đề lý luận về BDGV vẫn chưa được thể hiện rõ nét, ít có các công trình nghiên cứu, đây là một vấn đề cần phải được làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn.

Các văn bản của Chính Phủ đã ban hành như: Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg [16], Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg [17] đều nhấn mạnh vào định hướng cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên THPT theo phương châm đào tạo kết hợp với sử dụng; BDGV trên cơ sở đề cao việc tự BD và tự học của giáo viên, nâng cao chất lượng

ĐNNG và cán bộ quản lý giáo dục được ban hành đã định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, BDGV trong đó có giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THCS theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như: văn bản số 2653/ BGDĐT-GDTrH [4]; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT [2]; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT [3] đã nhấn mạnh năng lực ngoại ngữ mà giáo viên phải đạt; chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với các mục tiêu cụ thể về bồi dưỡng năng lực cho giáo viên nói chung và giáo viên THCS, THPT nói riêng.

Các biện pháp bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS, THPT có thể kể đến:

- Tác giả Vũ Văn Hoa (2010), Luận văn “Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra thực trạng định hướng chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV dạy tiếng Anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh; nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh; thực hiện chương trình, sách giáo khoa; hình thức bồi dưỡng; phương pháp kiểm tra, đánh giá; đưa ra thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu; từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiếng anh ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh. [9]

- Tác giả Nguyễn Ngọc Vĩnh (2016), Luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng anh cấp THCS ở huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ theo đề án dạy và học ngoại ngữ 2020”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng anh cấp THCS như phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng anh cấp THCS; nhận thức; phương pháp;… Công tác quản lý gồm hoạt động như định hướng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiếng Anh các trường THCS; thực trạng bồi dưỡng GV tiếng Anh cấp THCS ở huyện Đoan Hùng theo đề án dạy và học ngoại ngữ 2020; đánh giá thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu;

từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiếng anh cấp THCS huyện Đoan Hùng theo đề án dạy và học ngoại ngữ 2020. [21]

- Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2017) với đề tài luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT môn tiếng anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng bồi dưỡng giáo viên THPT môn tiếng anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ qua yêu cầu, nội dung, năng lực giáo viên. Đồng thời nêu được mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV môn tiếng anh, đề xuất 5 biện pháp phù hợp với địa bàn. [15]

Tóm lại: Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước khá phong phú, đa dạng, đề cập tới nội dung, hình thức bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và giáo viên dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS, THPT nói riêng; đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đề cập tới công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên; tuy nhiên các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên dạy môn tiếng Anh cho GV ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT còn ít, đặc biệt là các trường có đặc điểm là nơi học tập của học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, trong tỉnh Lào Cai chưa có công trình nghiên cứu về việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT theo chương trình GDPt 2018, đây là vấn đề cần thiết, cần phải tiếp tục nghiên cứu để nâng cao NLDH cho giáo viên trường PTDTNT THCS&THPT.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1. Quản lý

Theo Từ điển Giáo dục học “Quản lí là hoạt động hay tác động của chủ thể quản lí mang tính mục đích đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức đã đề ra” [13].

- H.Koontz định nghĩa: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt

được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (dẫn theo [15]).

- Henry Fayol cho rằng (1845 - 1925): “Quản lí là dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (dẫn theo [15]).

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Định nghĩa quản lí một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (dẫn theo [21]).

Theo Trần Kiểm: “Quản lí là hoạt động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí đạt mục tiêu đề ra” [10].

Theo Trần Quốc Thành: “Quản lí là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lí để chỉ huy, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lí, phù hợp với quy luật khách quan” (dẫn theo [21]).

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí có mục đích nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lí bằng một hệ thống các biện pháp để đạt hiệu quả cao.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em" [11].

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí