Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

2.4.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực


TT


Nội dung thực trạng

Mức độ thực hiện

Tổng số điểm

Giá trị TB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1

Cử giáo viên Tiếng Anh

đi tập huấn định kỳ

2

6

22

44

6

6

56

1,86

4


2

Tổ chức cho GV Tiếng Anh nghiên cứu, thảo luận, đề ra biện pháp triển khai chương trình môn Tiếng Anh theo

hướng PH


6


18


21


42


3


3


63


2,10


2


3

Trang bị SGK, sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu về DHPH và các thiết bị DHPH cần thiết

cho GV Tiếng Anh


10


30


16


32


4


4


66


2,20


1


4

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc triển khai chương trình môn

học của GV và HS


5


15


21


42


4


4


61


2,03


3


Trung bình chung

2,04


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 10

Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng 2.9 là 2,04 cho thấy việc chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh được đánh giá ở mức độ trung bình. Các nội dung được đánh giá theo thứ tự từ 1 đến 4 lần lượt là việc trang bị SGK, sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu về DHPH và các thiết bị DHPH

cần thiết cho GV Tiếng Anh (điểm trung bình 2,20 xếp bậc 1/4); việc tổ chức cho GV Tiếng Anh nghiên cứu, thảo luận, đề ra biện pháp triển khai chương trình môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 2,10 xếp bậc 2/4); việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc triển khai chương trình môn học của GV và HS (điểm trung bình 2,03 xếp bậc 3/4); và việc cử giáo viên Tiếng Anh đi tập huấn định kỳ (điểm trung bình 1,86 xếp bậc 4/4).

Đáng chú ý là nội dung có đánh giá thấp nhất là việc cử giáo viên Tiếng Anh đi tập huấn định kỳ. Việc cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cần được làm thường xuyên hơn. Vì khảo sát thực trạng cho thấy vấn đề năng lực của giáo viên Tiếng Anh trong việc nắm bắt và vận dụng các kỹ năng dạy học phân hoá còn khá nhiều hạn chế. Đặc biệt là vào các dịp nghỉ hè, khi học sinh nghỉ học là lúc đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý nên tranh thủ chủ động tìm kiếm các lớp Tập huấn để tham gia và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Bộ hoặc của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thông qua các hình thức học tập này sẽ góp phần giúp cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh củng cố kiến thức chuyên môn, biết cách vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học theo tiếp cận năng lực với các kỹ năng nghề nghiệp nhuần nhuyễn.

Thực trạng cử giáo viên Tiếng Anh đi tập huấn định kỳ có đánh giá không cao với điểm trung bình 1,86 xếp bậc 4/4 có liên quan đến nhiều chủ thể quản lý. Trên địa bàn Cao Bằng, trước tiên phải kể đến vai trò của Sở Giáo dục và Đào tạo. Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chưa chỉ đạo và tổ chức được nhiều khoá bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên THPT nói chung, giáo viên Tiếng Anh nói riêng. Các khoá bồi dưỡng qua các năm thường có nội dung khá rộng, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học chung chung là chủ yếu, chưa trực tiếp đi sâu về dạy học tiếp cận năng lực. Tiếp đến, Ban Giám hiệu ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh cũng cần chủ động chỉ đạo tìm kiếm các khoá bồi dưỡng và tổ chức tăng cường tự bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên Tiếng Anh. Các chủ thể quản lý giáo dục ở các cấp khác nhau đều phát huy tốt vai trò của mình mới có thể tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc nâng cao năng lực dạy học theo tiếp cận NL cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức xây dựng và thực hiện nề nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức xây dựng và thực hiện nề nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực‌


TT


Nội dung thực trạng

Mức độ thực hiện


Tổng số điểm


Giá trị TB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm


1

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về

nề nếp DHPH


4


12


19


38


7


7


57


1,90


4


2

Tổ chức xây dựng và thực

hiện các nội quy nhà trường về nề nếp DHPH


4


12


20


40


6


6


58


1,93


3


3

Tổ chức thực hiện các loại kế hoạch về DHPH đã được

xây dựng


5


15


22


44


3


3


62


2,06


1


4

Tổ chức xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung

vào các nội dung DHPH


4


12


22


44


4


4


60


2,00


2


5

Phối hợp các tổ chức đoàn thể nhằm tạo những hỗ trợ tối ưu cho việc DH môn Tiếng

Anh theo hướng phân hoá


0


0


17


34


13


13


47


1,56


8


6

Tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình dạy học môn Tiếng

Anh theo tiếp cận năng lực


4


12


15


30


11


11


53


1,76


6


7

Xử lý các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp

cận năng lực


3


9


15


30


12


12


51


1,70


7


8

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp

cận năng lực


4


12


16


32


10


10


54


1,80


5


Trung bình chung

1,83


Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng 2.10 là 1,83 cho thấy việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh được đánh giá ở mức độ trung bình. Được đánh giá cao nhất là việc chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về DHPH đã được xây dựng.

Có 7/8 nội dung thực trạng nằm trong ngưỡng đánh giá khá, dao động từ 1,70 đến 2,06. Cụ thể: việc chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về DHPH đã được xây dựng (điểm trung bình 2,06 xếp bậc 1/8); việc chỉ đạo nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào các nội dung DHPH (điểm trung bình 2,00 xếp bậc 2/8); việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy nhà trường về nền nếp DHPH (điểm trung bình 1,93 xếp bậc 3/8); việc chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về nền nếp DHPH (điểm trung bình 1,90 xếp bậc 4/8); việc tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,80 xếp bậc 5/8); việc tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,76 xếp bậc 6/8); việc xử lý các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,70 xếp bậc 7/8).

Cũng giống như công tác xây dựng kế hoạch, không có khâu nào trong quy trình chỉ đạo xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực có sự đột phá. Điều này cho phép nhận định là các trường THPT ở huyện Trà Lĩnh đã bước đầu tạo được một nền nếp dạy học tiếp cận năng lực nói chung và dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực nói riêng, tuy hiệu quả, chất lượng của dạy học tiếp cận năng lực chưa cao.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

2.4.3.1. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực‌


TT


Nội dung thực trạng

Mức độ thực hiện


Tổng số điểm


Giá trị TB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV bộ môn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH Tiếng Anh theo

tiếp cận năng lực


1


3


18


36


11


11


50


1,66


5


2

Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo

tiếp cận năng lực


0


0


21


42


9


9


51


1,70


4


3

Chỉ đạo điểm thực hiện đổi mới PPDH Tiếng

Anh tiếp cận năng lực


4


12


15


30


11


11


53


1,76


2


4

Chỉ đạo mở rộng đại trà thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận

năng lực


5


15


12


24


13


13


52


1,73


3


5

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận

năng lực


4


12


16


32


10


10


54


1,80


1


Trung bình chung

1,73


Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng 2.11 là 1,73 cho thấy việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh được đánh giá ở mức độ trung bình. Được đánh giá cao nhất là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,80 xếp bậc 1/5).

Các nội dung xếp bậc 2, 3, 4 cũng có điểm đánh giá không quá chênh lệch so với nội dung được đánh giá cao nhất. Việc chỉ đạo điểm thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,76 xếp bậc 2/5). Việc Chỉ đạo điểm thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,73 xếp bậc 3/5). Việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (điểm trung bình 1,70 xếp bậc 4/5).

Duy chỉ có việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV bộ môn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực là có đánh giá ở mức trung bình (cận trên của mức trung bình) (điểm trung bình 1,66 xếp bậc 5/5). Qua trao đổi, phỏng vấn sâu, các cán bộ quản lý hai trường THPT huyện Trà Lĩnh cũng xác nhận việc chưa dành nhiều đầu tư thời gian, công sức cho việc chỉ đạo và tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV bộ môn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Một vài hoạt động nhằm quán triệt về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng phát triển năng lực và dạy học theo tiếp cận năng lực có được tổ chức, nhưng không phải là đặc thù riêng cho bộ môn Tiếng Anh. Bản thân Tổ chuyên môn Văn - Sử - Ngoại ngữ cũng chưa có tham mưu hay đề xuất nào về các hoạt động tương tự như vậy.

Trong thời gian tới, rõ ràng cấp quản lý nhà trường THPT ở Trà Lĩnh cần giành nhiều quan tâm hơn cho vấn đề này. Vì nhận thức về tầm quan trọng của dạy học tiếp cận năng lực cũng quan trọng không kém các kỹ năng dạy học khác. Có nhận thức đúng đắn, mới có hành động đúng đắn, mới chủ động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để cải thiện năng lực của bản thân trong dạy học tiếp cận năng lực.

2.4.3.2. Thực trạng chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực


TT


Nội dung thực trạng

Mức độ thực hiện

Tổng số điểm

Giá trị TB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm


1

Chỉ đạo, quát triệt đến đội ngũ GV Tiếng Anh về mục đích của kiểm tra

- đánh giá trong DHPH


5


15


12


24


13


13


52


1,73


1


2

Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất về các nội dung liên quan đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

theo tiếp cận năng lực


5


15


10


20


15


15


50


1,66


2


3

Chỉ đạo, hướng dẫn cách đánh giá HS theo hướng phân hoá cho đội ngũ GV

tiếng Anh


0


0


17


34


13


13


47


1,56


3


4

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá

kết quả học tập của HS


2


6


10


20


18


18


44


1,46


4


Trung bình chung

1,60


Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng 2.12 là 1,60 cho thấy việc chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo hướng phân hoá ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh được đánh giá ở mức độ trung bình.

Trong các nội dung thành phần, chỉ có việc chỉ đạo, quát triệt đến đội ngũ GV Tiếng Anh về mục đích của kiểm tra - đánh giá trong DHPH là có đánh giá ở mức khá (nhưng cũng là cận dưới của mức khá) (điểm trung bình 1,73 xếp bậc 1/4). Còn lại, 3 nội dung gồm việc chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất về các nội dung liên quan đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hoá; việc chỉ đạo, hướng dẫn cách đánh giá HS theo hướng tiếp cận năng lực cho đội ngũ GV tiếng Anh; việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS đều có đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình dao động trong khoảng 1,46 - 1,66).

Tiến hành nghiên cứu một số văn bản là các kế hoạch về dạy học tiếp cận năng lực và liên quan đến dạy học phân hoá, biên bản họp chỉ đạo về dạy học tiếp cận năng lực, chúng tôi nhận thấy các nội dung chỉ đạo về đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực còn khá chung chung, chỉ ít nhiều quát triệt đến đội ngũ GV Tiếng Anh về mục đích của kiểm tra - đánh giá trong dạy học tiếp cận năng lực Các nội dung về chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất về các nội dung liên quan đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực hay hướng dẫn cách đánh giá HS theo hướng tiếp cận năng lực cho đội ngũ GV tiếng Anh hầu như không có.

Như thế, việc chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Dẫn đến, chất lượng của bản thân hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cũng không cao, không bắt kịp với việc đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (trong mục 2.2.5) đã góp phần xác nhận điều này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023