Kết Quả Khảo Sát Tác Động Các Yếu Tố Thuộc Về Nhtm


soát các NHTM. Đ c biệt các hoạt động liên quan đến quản lý nợ xấu tại các ngân hàng đang được NHNN ưu tiên quan tâm. Vấn đề giải quyết nợ xấu luôn luôn được nh c trong các báo cáo, các buổi họp báo của NHNN.

3.4.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại

Trong nghiên cứu này, tác giả chú trọng nghiên cứu năm yếu tố thuộc về NHTM tác động đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam, đó là: (i) Cơ chế quản lý tín dụng, (ii) Trình độ công nghệ, (iii) Nguồn nhân lực, (iv) Quy mô ngân hàng, và (v) Cơ cấu sở hữu có sự tham gia của nhà nước. Cụ thể như sau:

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố thuộc về NHTM

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung bình

Độ lệch chuẩn

YT13 - Cơ chế quản lý tín dụng

4,500

0,716

YT14 - Trình độ công nghệ

3,840

1,045

YT15 - Nguồn nhân lực

4,191

0,916

YT16 - Quy mô ngân hàng

3,636

0,917

YT17 - Cơ cấu sở hữu có sự tham gia của nhà nước

3,815

1,076

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 15

Nguồn: Khảo sát điều tra

Cơ chế quản lý tín dụng của NHTM

Cơ chế quản lý tín dụng là yếu tố có tác động mạnh m nhất trong số năm yếu tố thuộc về NHTM đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Điểm trung bình, theo kết quả khảo sát, của tiêu chí này là 4,500 / 5 điểm. Các chuyên gia tham gia khảo sát điều tra cho r ng các ngân hàng Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mô hình kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II với 03 vòng kiểm soát. Nhiều NHTM hiện nay vẫn chưa ứng dụng phương pháp chuẩn và phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này bộc lộ những hạn chế trong cơ chế quản lý tín dụng của các NHTM, là nguyên nhân làm nợ xấu tăng.

Nhìn chung, theo kết quả phỏng vấn và khảo sát điều tra, tình hình quản lý tín dụng tại các NHTM Việt Nam còn khá nhiều vấn đề bất cập khiến cho nợ xấu vẫn


đang là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn hệ thống ngân hàng. Điều này có tác động đến hoạt động quản lý nợ xấu đối với NHTM cả ở nội bộ ngân hàng và quản lý từ phía NHNN. Quản lý tín dụng càng lỏng lẻo, nguy cơ nợ xấu càng tăng cao, và càng làm gia tăng áp lực lên việc QLNN.

Trình độ công nghệ

Với điểm trung bình đạt 3,840 / 5 điểm, yếu tố trình độ công nghệ có tác động đáng kể đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam, đ c biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các chuyên gia đánh giá, trong môi trường cạnh tranh ngày nay, trình độ công nghệ là một trong những yếu tố chiến lược quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. Trình độ công nghệ làm tăng tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động quản lý nợ xấu của các NHTM, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động này và tiết kiệm chi phí quản lý cho nhà nước.

Nguồn nhân lực

Theo kết quả khảo sát điều tra, nguồn nhân lực có tác động mạnh m đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với điểm trung bình đạt 4,191. Đây là yếu tố có tác động mạnh thứ hai sau yếu tố cơ chế quản lý tín dụng. Theo các chuyên gia, về cơ bản, chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam có quan hệ cùng chiều với nhau. Khi chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam được chú trọng và cải thiện thì hiệu quả của hoạt động này càng cao. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công và cạnh tranh về nguồn lực chất lượng cao c ng như hiệu quả của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Quy mô ngân hàng

Theo kết quả khảo sát điều tra, quy mô ngân hàng với điểm trung bình đạt 3,636, là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Tổng hợp số liệu thực tế năm 2019 của một số ngân hàng hàng đầu Việt Nam, tác giả chưa thể kết luận được mối quan hệ giữa nợ xấu và quy mô


tổng tài sản của các ngân hàng. Bởi một số ngân hàng có tổng tài sản thấp nhưng tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn so với ngân hàng có tổng tài sản cao.

1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

4.00%

3.42%

1 %

1 %

1.70%

1.16%

1.33%

1.16%

1.44%

1.29%

0.78%


.40


.74

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%


Tổng tài sản tỷ đồng Tỷ lệ nợ xấu Hình 3 8 Mối quan hệ giữa quy mô 1

Tổng tài sản (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%)


Hình 3.8: Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng (tổng tài sản) và tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng Việt Nam năm 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng (2019)

Theo các chuyên gia, về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với cơ cấu vốn chủ hữu ở các NHTM Việt Nam c ng chưa thể xác định rõ ràng. Nhìn chung, các chuyên gia tham gia phỏng vấn cho r ng, rất khó để đánh giá về sự tác động của quy mô ngân hàng, vốn chủ hữu của NHTM đến quản lý nợ xấu bởi số liệu cung cấp từ phía ngân hàng có thể chưa phải là con số sát thực. Có thể coi đây là một trong số những lý do mà mà NHNN cần quản lý ch t ch hơn nữa trong việc quản lý nợ xấu ở các NHTM.

Cơ cấu sở hữu có sự tham gia của nhà nước

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy cơ cấu sở hữu có sự tham gia của nhà nước có tác động lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Điểm trung bình của tiêu chí này là 3,815 / 5 điểm. Theo các chuyên gia, có nhiều vấn đề cần phải nhanh chóng giải quyết đối với hệ thống ngân hàng hiện nay, trong đó bao gồm vấn đề cơ cấu sở hữu có sự tham gia của nhà nước. Vấn đề này được triển khai quyết liệt trong kế hoạch tái cơ cấu ngành ngân hàng những năm qua.

Nhìn chung, theo kết quả nghiên cứu, chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được tiến hành đồng bộ, g n kết với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, NHNN đã xác định thực hiện chương trình tái cơ cấu là phải đảm bảo nguyên t c thận trọng, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống ngân hàng và tận dụng được nguồn


lực của nền kinh tế. Đến nay, cơ cấu sở hữu của hệ thống NHTM tại Việt Nam đang dần ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

3.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước Việt Nam đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại

Đối với công tác quản lý hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN đã triển khai thực hiện các đề án, biện pháp và các chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ ngân hàng để nâng cao chất lượng và phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với các NHTM Việt Nam. Nhìn chung, NHNN đã thực hiện nghiêm túc công tác xử lý vi phạm đối với các NHTM khi có vượt ngưỡng nợ xấu xảy ra. Công tác xử lý vi phạm đã có tính răn đe đối với các cá nhân, đơn vị trong hệ thống các NHTM. Môi trường pháp lý và các chính sách tiền tệ được NHNN từng bước hoàn thiện góp phần ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm lợi ích tổng thể, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, phát triển kinh tế ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý đối với nợ xấu của NHTM vẫn còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn cần kh c phục.

Hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của các NHTM được đánh giá cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của các NHTM

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Y1 - Tính hiệu lực hay tuân thủ: thể hiện mức độ các quy định pháp luật về nợ xấu được các NHTM tuân thủ và mức độ hiện

thực quyền lực ch huy và phục tùng của NHNN.


4,481


0,774

Y2 - Tính hiệu quả: thể hiện qua đánh giá về sự tương quan

giữa chi phí của hoạt động QLNN với chất lượng QLNN đề ra đối với nợ xấu của NHTM.


3,704


0,863

Y3 - Hiệu suất hay khả thi: thể hiện qua mức độ hoàn thành

kế hoạch chiến lược đề ra của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.


4,290


0,950

Y4 – Phù hợp: Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng, quy

định, nội dung pháp luật và phương pháp điều hành, kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM.


3,901


1,110

Nguồn: Khảo sát điều tra


Theo kết quả khảo sát điều tra, hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của các NHTM được nhìn nhận thông qua 04 tiêu chí. Trong đó, tính hiệu lực hay tuân thủ đạt số điểm trung bình là 4,481, cho thấy hiện nay mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về nợ xấu của các NHTM là rất tốt, đồng thời mức độ hiện thực quyền lực ch huy và phục tùng của NHNN là cao. Bên cạnh đó, tính hiệu quả có điểm trung bình là 3,704, cho phép khẳng định sự tương quan giữa chi phí của hoạt động QLNN với chất lượng QLNN đề ra đối với nợ xấu của NHTM là tương đối tốt.

Về hiệu suất hay khả thi, điểm trung bình của tiêu chí này là 4,290. Như vậy, mức độ hoàn thành kế hoạch chiến lược đề ra của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM là tốt, ch sau tính hiệu lực hay tuân thủ. Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng, quy định, nội dung pháp luật và phương pháp điều hành, kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM được đánh giá là cao, góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM (điểm trung bình của tiêu chí này là 3,901).

3.5.1. Các thành tựu đã đạt được

Kết quả nghiên cứu ch ra một số thành tựu đã đạt được trong hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, NNHN đã triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu song song cùng các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu và cải thiện chất lượng tín dụng. Đ c biệt, NHNN chủ trương xử lý nhanh chóng và hiệu quả nợ xấu của các TCTD trong giai đoạn 2016-2020 b ng việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Thứ hai, kết quả cho thấy, tính đến cuối quý II/2018, về cơ bản, nợ xấu được xử lý của toàn hệ thống TCTD Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Cả hệ thống TCTD đã xử lý được gần 140 nghìn tỷ đồng nợ xấu ch trong 10 tháng thí điểm (từ giữa tháng 8/2017- tháng 6/2018). Như vậy, mỗi tháng bình quân xử lý được khoảng gần 14 nghìn tỷ đồng, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (cao hơn khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng). Cuối tháng 6/2018, có 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro được các TCTD sử dụng để xử lý nợ xấu nội bảng.


Thứ ba, công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM được duy trì thường xuyên, NHNN kịp thời phát hiện các sai phạm của NHTM, từ đó nhanh chóng xử lý và kh c phục các sai phạm. Công tác xử lý vi phạm hành chính đối với các ngân hàng vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu c ng đã mang lại hiệu quả răn đe trong hệ thống NHTM. Từ đó góp phần giảm thiểu các sai phạm diễn ra trong hoạt động cấp tín dụng, trích lập quỹ dự phòng và xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM.

Thứ tư, NHNN đã phát huy hiệu quả hoạt động tái cơ cấu hệ thống các NHTM. Trong quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu, NHNN đã chủ động phối hợp ch t ch với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc quản lý và tuyên truyền các biện pháp tài chính, chính sách hoạt động nh m tạo sự ổn định cho các đơn vị trong hệ thống NHTM. Kết quả thực hiện các đề án tái cơ cấu theo từng giai đoạn, hoạt động tái cơ cấu hệ thống các NHTM của NHNN từng bước phát huy hiệu quả.

Thứ năm, cùng với chức năng, vai tr quản lý của NHNN đối với các NHTM, để nâng cao năng lực tài chính, quản trị và điều hành của các NHTM trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực hoạt động ngân hàng, từ đó tạo nền tảng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.5.2. Một số hạn chế

Bên cạnh các thành tựu, hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam còn tồn tại một vài hạn chế nhất định, đó là:

Thứ nhất, công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, vì vậy các NHTM vẫn g p nhiểu khó khăn trong việc xử lý nợ xấu. Do các biện pháp xử lý nợ xấu triệt để (xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng vay trả nợ) còn ở mức thấp khiến tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu còn chưa cao.

Thứ hai, những hạn chế trong QLNN về pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu. Cụ thể, việc hướng dẫn tố tụng, thi hành án c n chưa có được hướng dẫn cụ thể liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm. Ngoài ra, có sự khác nhau về quy định thu giữ tài sản theo các văn bản pháp luật tại Việt


Nam. Về mua bán khoản nợ xấu, các NHTM chưa được hướng dẫn cụ thể cách thức xác định giá bán phù hợp với thị trường. Thị trường mua bán nợ chưa thực sự chuyên nghiệp.

Thứ ba, trong công tác kiểm tra giám sát của NHNN, về cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra giám sát NHNN từ trung ương đến địa phương được đánh giá còn khá cồng kềnh, mạng lưới nhiều tầng trung gian. Vì vậy, công tác phối hợp trong kiểm tra giám sát tình hình nợ xấu, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng và quản lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, chưa thực sự ch t ch , do đo chưa phát huy triệt để các nguồn lực sẵn có.

Thứ tư, phương pháp thanh tra, kiểm tra giám sát vi phạm của các NHTM vẫn n ng về phương pháp kiểm tra tuân thủ quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, các công cụ phục vụ hoạt động giám sát dựa trên rủi ro chưa thực sự đầy đủ và chưa vận hành nhiều trong thực tế. Ngoài ra, công tác thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa c ng c n một số vấn đề đ t ra cần kh c phục trong thời gian tới như: khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ngăn ch n rủi ro trong hoạt động thanh tra tại chỗ còn khiêm tốn, cơ chế giám sát từ xa chưa theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ năm, về môi trường pháp lý đối với việc quản lý nợ xấu NHTM của NHNN, tuy các nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng về xử phạt vi phạm hành chính trong tiền tệ, ngân hàng, nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát NHNN đã được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết. Do đó công tác tổ chức thực hiện đối với việc triển khai thực hiện quản lý cấp tín dụng, nợ xấu, xử phạt vi phạm hành chính NHTM chưa thực sự đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ sáu, một số biện pháp, công cụ hỗ trợ của NHNN đối với việc nâng cao năng lực tài chính, điều hành của NHTM vẫn còn nhiều hạn chế. Các mô hình phân tích định lượng, dự báo và kiểm định đánh giá rủi ro, cảnh báo sớm đối với ngân hàng hệ thống chưa được phát triển và ứng dụng nhiều trong thực tế.


Thứ bảy, việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM của NHNN còn chậm, tình hình nợ xấu tại các NHTM vẫn ở mức cao. Thực tế, số lượng các NHTM tự nguyện sáp nhập, hợp nhất còn hạn chế. Do đó, hoạt động tái cơ cấu NHTM của NHNN chưa thực sự được thực hiện đúng với mục tiêu các đề án tái cơ cấu từng giai đoạn. Tình hình nợ xấu tại các NHTM vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng nhanh.

3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Những tồn tại hạn chế trong QLNN về nợ xấu của NHTM xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam c n đối m t với nhiều khó khăn, thách thức. Chất lượng kinh tế tăng trưởng còn thấp; đồng thời, nợ công có xu hướng tăng. Trong khi đó, kinh tế - chính trị thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Khủng hoảng tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn và gây ra nhiều thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tiềm lực tài chính hạn hẹp. Theo Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2011 - 2019, mỗi năm bình quân có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản. Năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế của các doanh nghiệp khách hàng tín dụng, cùng với tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19, càng khiến áp lực gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế và nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu ổn định. Điều này tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất kinh doanh c ng như khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ chế chính sách về tiền tệ, quản lý và xử phạt vi phạm ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và sự biến động của thực tiễn.

Thứ tư, tại Việt Nam, hiện nay, ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho các hoạt động đầu tư và phát triển do thị trường vốn chưa thực sự phát triển. Vì vậy, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thêm vào đó, mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư theo chiều rộng và sử dụng vốn vay là nguyên nhân khiến nợ xấu của nền kinh tế chủ yếu là nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí