Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Thành Phố Lào Cai

Kết luận chương 1


Quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch BDGV, sắp xếp tổ chức, bố trí nguồn lực, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu nâng cao trình độ, NL của đội ngũ GV. Các hoạt động cụ thể là:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS& THPT.

+ Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT.

+ Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tại tỉnh Lào Cai.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS VÀ THPT TỈNH LÀO CAI‌

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai

Tỉnh Lào Cai là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp, là nơi địa đầu phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Lào Cai có vị trí địa lý mang tính chiến lược, có cửa khẩu quốc gia, quốc tế, có vị trí quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện). Diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước), có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Người dân tỉnh Lào Cai có truyền thống đấu tranh anh dũng trong kháng chiến, cần cù trong lao động sản xuất đã và đang đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà văn minh, hiện đại, giàu đẹp và là điểm hẹn hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2. Tình hình giáo dục tại trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

a. Khái quát về các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Đổi mới công tác quản lý của ngành được thực hiện mạnh mẽ hơn ở các cơ sở giáo dục. Cán bộ quản lý, giáo viên đã có sự chuyển biến rõ hơn trong nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ đổi mới quản lý, đổi mới hoạt động nhà trường. Nhiều CBQL, giáo viên đã tích cực đổi mới, sáng tạo trong công việc; vai trò của người đứng đầu được thể hiện rõ rệt hơn nhất là trong những tháng học sinh phải nghỉ học kéo dài; hoạt động của tổ chuyên môn, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ, hoạt động tập thể, xây dựng cảnh quan trường, lớp, phòng chống dịch Covid-19... đặc biệt là việc thực hiện kỷ cương, nền nếp được chú trọng

hơn đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bảng 2.1. Thống kê các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai năm học 2019-2020‌

STT

Trường PTDT nội trú

THCS&THPT

Số lớp

Số HS

Số GV,

CBQL

1

Bảo Yên

14

487

37

2

Văn Bàn

14

485

38

3

Bảo Thắng

14

482

32

4

Sa Pa

14

484

31

5

Bát Xát

14

483

36

6

Mường Khương

14

482

36

7

Bắc Hà

14

489

40

8

Si Ma Cai

14

484

36


Tổng

112

3.876

286

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 6

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hiện có 8 trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai, trong đó có 112 lớp, 3.876 học sinh và 286 giáo viên và CBQL. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống mạng lưới trường, lớp để đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các trường PTDTNT THCS&THPT tỉnh Lào Cai đã và đang được quy hoạch xây mới đáp ứng tốt công tác dạy và học; đội ngũ giáo viên ở một số trường đủ về cơ cấu và số lượng, lãnh đạo các nhà trường quan tâm tới công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

b. Tình hình đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Giáo dục phổ thông tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tích cực sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong những tháng học sinh nghỉ chống dịch Covid-19; chú ý

các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học để học sinh vận dụng kiến thức, phát triển năng lực; đổi mới kiểm tra, đánh giá, đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá năng lực học sinh. Tiếp tục triển khai các mô hình giáo dục hiệu quả để thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn” ở 100% trường học như: mô hình trường học gắn với trồng trọt, chăn nuôi; trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng; trường học gắn với du lịch, kinh doanh; trường học gắn với xây dựng môi trường sinh thái nhằm giúp học sinh tiếp cận công nghệ tiên tiến.

Bảng 2.2. Số lượng giáo viên dạy tiếng anh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai qua các năm 2017-2019

STT

Các trường

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Bảo Yên

3

3

4

2

Văn Bàn

2

2

4

3

Bảo Thắng

3

3

4

4

Sa Pa

4

3

2

5

Bát Xát

2

3

4

6

Mường Khương

3

3

3

7

Bắc Hà

4

4

4

8

Si Ma Cai

2

3

3


Tổng

23

24

28

Quy mô giáo viên dạy tiếng anh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai biến động hàng năm, năm 2017 có 23 cán bộ , năm 2018 có 24 cán bộ, năm 2019 có 28 cán bộ. Với số lượng cán bộ, giáo viên dạy tiếng Anh như trên trong các năm học từ 2017 đến 2019 vẫn có thời điểm thiếu giáo viên ở một số đơn vị.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của khảo sát thực trạng

Tìm hiểu thực trạng về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy

học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS &THPT tỉnh Lào Cai, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

- Khảo sát về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

- Khảo sát về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai thông qua các chức năng quản lí của Hiệu trưởng: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo triển khai; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng; các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT được khảo sát.

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện

pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ khách thể khảo sát.

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm); Trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm).

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm)

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng điểm

Mức ý nghĩa

Mức

đánh giá

5

4.2 - 5.00

Rất quan trọng/Rất thường xuyên/ tốt/

rất khả thi/ rất cần thiết

Rất cao

4

3.41 - 4.20

Quan trọng/thường xuyên/ khá/ khả thi/

cần thiết

Cao

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

Trung bình


2


1.81 - 2.60

Không quan trọng/ không thường xuyên/

không hiệu quả/ không khả thi/ không cần thiết


Thấp


1


1.00 - 1.80

Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả/rất không khả

thi/rất không hiệu quả


Rất thấp

2.2.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

- Địa bàn khảo sát: Tại 8 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.

- Khách thể điều tra gồm: 10 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT Lào Cai; 24 cán bộ quản lý, 08 tổ trưởng chuyên môn, 28 giáo viên tiếng Anh và 250 học sinh tại các trường được khảo sát.

2.3. Thực trạng năng lực dạy học môn tiếng Anh của giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai so với yêu cầu của chương trình GDPT 2018

2.3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai hiện nay đủ về số lượng và đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, có nhiều giáo viên trẻ được đào tạo theo phương pháp mới, nhanh nhạy trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiệt tình, năng động trong công việc. Đa số giáo viên có ý thức tự học, tự BD, ham học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số giáo viên có nguyện vọng được đào tạo nâng cao trình độ và có ý thức phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi.

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo cao song chuẩn nghề nghiệp và năng lực ngoại ngữ còn khiêm tốn. Trình độ ngôn ngữ, tin học và năng lực giáo viên không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện nay theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT; một số giáo viên lớn tuổi còn chậm và bảo thủ trong việc đổi mới phương pháp. Giáo viên Tiếng Anh được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, một bộ phận là đào tạo không chính quy nên năng lực ngoại ngữ còn hạn chế. Một số giáo viên Tiếng Anh còn dạy học theo hướng đối phó với điểm số, thi cử chưa có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chưa kết hợp dạy học trên lớp với hướng dẫn với hướng dẫn tự học; sử dụng trang thiết bị còn ít.

Bảng 2.4. Chất lượng giáo viên dạy tiếng anh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai cập nhật đến 31/12/2019

Các trường

Trên

đại học

Đại học

Tổng

Chính quy

Tại chức

1

Bảo Yên


3

1

4

2

Văn Bàn


2

2

4

3

Bảo Thắng


2

2

4

4

Sa Pa


2


2

5

Bát Xát


3

1

4

6

Mường Khương


2

1

3

7

Bắc Hà


3

1

4

8

Si Ma Cai


3


3

Tổng


20

08

28

Tỷ lệ (%)


71,42

28,58

100

STT


Bên cạnh đó có nhiều giáo viên nữ trong thời gian đang nuôi con nhỏ, không có nhiều thời gian đầu tư cho việc BD nâng cao trình độ chuyên môn. Một số giáo viên có trình độ đại học tại chức (28,58%), trong đó có giáo viên dạy tiếng Nga học đại học tại chức tiếng Anh hoặc học Đại học ngoại ngữ có chứng chỉ sư phạm và chuyển sang dạy tiếng Anh nên trình độ chuyên môn còn hạn chế. Một số giáo viên dạy tiếng Nga chuyển sang dạy tiếng Anh đã cao tuổi nên khả năng sử dụng máy vi tính kém, trình độ chuyên môn hạn chế và ngại đổi mới phương pháp giảng dạy.

2.3.2. Đánh giá về năng lực dạy học môn tiếng Anh của giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai so với yêu cầu của chương trình GDPT 2018

Giáo viên đều nhận thức được rằng: Tiếng Anh, với chức năng là môn tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục theo chương trình GDPT mới hiện nay, là phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp và cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Môn tiếng Anh ở trường PTDT nội trú THCS&THPT góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.

Hằng năm 100% giáo viên dạy tiếng Anh ở trường PTDT nội trú THCS & THPT tỉnh Lào Cai được BD về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023