Kết quả của lập kế hoạch là bản kế hoạch. Bản kế hoạch vừa là công cụ, vừa là mục tiêu của quản lý. Hiệu trưởng vừa phải biết sử dụng kế hoạch một cách hiệu quả, vừa phải biết tạo lập những kế hoạch mới để đáp ứng sự phát triển của nhà trường, cũng như những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nhà quản lý và đội ngũ giáo viên.
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông
Việc tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực bao gồm nhiều nội dung. Để thực hiện những nội dung này, trước tiên Hiệu trưởng cần hoàn thiện Ban chỉ đạo dạy học môn tiếng Anh. Hiệu trưởng căn cứ vào cơ cấu tổ chức của nhà trường phân công cán bộ quản lý phụ trách hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Cán bộ quản lý này có thể là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ. Cán bộ quản lý được phân công có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng các công việc liên quan đến hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Cụ thể, các công việc như sau: dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học môn tiếng Anh; trực tiếp tổ chức quá trình dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực; tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh; xây dựng mạng lưới cốt cát về chuyên môn Tiếng Anh làm nòng cốt; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể để tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt động nhịp nhàng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
a. Tổ chức thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh Để chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực , Hiệu trưởng trường THPT thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo dạy học môn tiếng Anh đảm bảo vẫn phải theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, căn cứ vào phân phối chương trình, sách hướng dẫn giáo viên và các văn bản hướng dẫn về dạy học phân hóa của các cấp quản lý giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo). Để quản lý nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực , Hiệu trưởng có thể tiến hành một số hình thức như sau:
+ Cử giáo viên Tiếng Anh đi tập huấn định kỳ.
+ Tổ chức cho giáo viên Tiếng Anh tiến hành học tập, nghiên cứu, thảo luận và đề ra những biện pháp hữu ích để triển khai chương trình môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực một cách có hiệu quả.
+ Trang bị sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu về dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực và các thiết bị dạy học cần thiết cho giáo viên Tiếng Anh.
+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc triển khai chương trình môn học của giáo viên và học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn làm kế hoạch giảng dạy của bộ môn Tiếng Anh, quán triệt đến từng giáo viên dạy ngoại ngữ, thời lượng dạy học phải đảm bảo số tuần, số buổi, số tiết học, thời gian mỗi tiết học. Kế hoạch giảng dạy phải dựa trên phân bố tiết học ở môn Tiếng Anh và dựa trên phân phối thời gian theo thời khoá biểu của nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy Học, Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Mục Tiêu Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Thpt
- Khái Quát Về Các Trường Thpt Trà Lĩnh , Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Trà Lĩnh , Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
- Hiệu trưởng cập nhật và triển khai tốt mục đích và yêu cầu của các công văn chỉ đạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về dạy học phân hoá tới các giáo viên dạy Tiếng Anh trong trường.
Ngoài ra, Hiệu trưởng nhà trường còn cần hướng dẫn để mỗi giáo viên Tiếng Anh biết cụ thể hoá kế hoạch giảng dạy cho mình theo từng lớp học, từng khối lớp.
b. Tổ chức xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo theo tiếp cận năng lực
Để chỉ đạo xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực Hiệu trưởng trường THPT cần thực hiện các công việc sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về nền nếp dạy học : tiếp nhận các văn bản mới, phân loại văn bản về dạy học theo tiếp cận năng lực theo môn học để tránh việc chồng chéo hoặc thất lạc.
- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy nhà trường về nền nếp dạy học. Đối với việc xây dựng và thực hiện các nội quy nhà trường về nền
nếp dạy học theo tiếp cận năng lực môn Tiếng Anh, giao cho Ban chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng, đặc biệt quan tâm đến kế hoạch về thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.
- Hiệu trưởng chỉ đạo nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào các nội dung dạy học theo theo tiếp cận năng lực. Cụ thể: sinh hoạt Tổ chuyên môn cần tập trung vào xây dựng kế hoạch chung của tổ về dạy học; hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của các thành viên trong Tổ. Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra - đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường. Tổ chuyên môn đề xuất với nhà trường việc khen thưởng, kỷ luật giáo viên có thành tích hoặc sai phạm trong dạy học. Nền nếp sinh hoạt Tổ chuyên môn cần duy trì 2 tuần 1 lần. Nội dung và hình thức sinh hoạt phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận năng lực.
- Hiệu trưởng phối hợp các tổ chức đoàn thể thành những mắt xích của guồng máy vận hành chung của nhà trường, nhằm tạo ra những hỗ trợ tối ưu cho việc dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.
- Hiệu trưởng xây dựng khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp, tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
- Hiệu trưởng xử lý tốt các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.
- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông
Chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông bao gồm nhiều thành tố như:
- Chỉ đạo việc đảm bảo mục tiêu dạy học môn tiếng Anh theo theo tiếp cận năng lực;
- Chỉ đạo thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực;
- Chỉ đạo các hoạt động dạy và học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực (Chỉ đạo giáo viên, xác định các năng lực cần có của học sinh trong giờ lên lớp; Chỉ đạo việc tổ chức giảng dạy trên lớp của giáo viên dựa trên năng lực của học sinh...);
- Chỉ đạo việc lựa chọn các hình thức dạy học môn Tiếng Anh phát huy tính tích cực của học sinh, tính chủ động của người học;
- Chỉ đạo đổi mới PPDH, sử dụng các PPDH dựa trên tri thức, năng lực hiện có của học sinh;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dự giờ và phân tích giờ dạy theo tiếp cận năng lực học sinh của cả năm học;
- Chỉ đạo tổ chức việc dự giờ và phân tích, đánh giá giờ dạy theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Chỉ đạo việc xây dựng môi trường giao tiếp trong hoạt động học Tiếng Anh của học sinh;
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực...
Chỉ đạo khai thác sử dụng phương tiện, kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT
Mỗi thành tố đều có những tác động đến hiệu quả chung của hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Trong đó, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh và chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là hai thành tố, hai khâu có vai trò quan trọng.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phân hóa ở trường Trung học phổ thông
Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu. Kiểm tra - đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.
Đối với hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá ở trường THPT, kiểm tra - đánh giá nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đầy đủ, khách quan về dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá; nhận biết thực trạng dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá trong nhà trường theo từng giai đoạn; đánh giá kết quả cảu hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá; động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, cũng như giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của cả đội ngũ giáo viên Tiếng Anh và cán bộ quản lý nhà trường.
Nội dung kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá tương đối đa dạng, bao gồm một số mặt cơ bản như kiểm tra các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá; kiểm tra giờ dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá trên lớp; kiểm tra - đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn trong việc triển khai dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá; …
Có nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá như sau:
- Đối với hoạt động dạy của giáo viên: dự giờ; thông qua kiểm tra chất lượng học tập của các đối tượng học sinh khác trong trong cùng một lớp; thông qua các đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi, đăng ký giờ dạy theo định hướng phân hoá.
- Đối với học sinh: thông qua kiểm tra định kỳ; thông qua các đợt khảo sát chất lượng; thông qua các đợt thi học sinh giỏi.
- Đối với tổ chuyên môn: qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ.
Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá theo các bước như sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá ngay từ đầu năm học. Nội dung kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp quy về dạy học phân hoá và đặc thù tình hình dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá của nhà trường.
- Tiến hành kiểm tra hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá theo nhiều cách: thực hiện kiểm tra định kỳ giáo viên Tiếng Anh trong năm học; tổ chức nhóm đại diện dự giờ; Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ; Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Tổ trưởng dự giờ.
Khi tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng phân hoá, Hiệu trưởng cần chú ý đảm bảo tính pháp quy, tính nguyên tắc của kiểm tra - đánh giá; chú ý đến các trường hợp cá biệt, đặc thù. Việc kiểm tra - đánh giá phải được tiến hành một cách khoa học, công bằng, công khai, dân chủ (dựa vào chuẩn đã xác định, đã thống nhất để đánh giá; thực hiện quá trình đánh giá; xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được; khen thưởng và kỷ luật).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
1.5.1. Các yếu tố thuộc về hiệu trưởng trường THPT
Các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh:
- Sự am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý dạy học, PPDH theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Giao quyền tự chủ cho nhóm chuyên môn về việc xây dựng kế hoạch, thiết kế các chủ đề, bài giảng, đánh giá dạy học của giáo viên… nhưng có sự kiểm soát hợp lý đối với dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện cho giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Đánh giá công bằng, khách quan năng lực của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lý đối với những giáo viên có thành tích trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.
Để quản lý tốt dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THPT, Hiệu trưởng phải am hiểu mục tiêu, nguyên lý, PPDH theo tiếp cận
năng lực học sinh, có kĩ năng chỉ đạo, điều hành; mạnh dạn giao quyền tự chủ cho tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên. Đồng thời phải tạo môi trường, động viện khuyến khích, đánh giá công bằng và chia sẻ những khó khăn của giáo viên để tạo động lực cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ.
1.5.2. Các yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
Trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo tiếp cận năng lực học sinh, giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập với những hình thức, PPDH tích cực, lấy học sinh làm trung tâm cho hoạt động dạy học đó, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để các em hình thành và phát triển các năng lực cần thiết qua môn học này. Các yếu tố sau đây thuộc về giáo viên sẽ ảnh hướng đến QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh:
- Hiểu biết của giáo viên về dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực nắm bắt tâm lý, phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực người học;
- Năng lực dạy học phân hóa trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực thiết kế chủ đề, bài giảng dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Tạo môi trường học tập thuận lợi, thân thiện trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.
Như vậy, người giáo viên THPT phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng thành thạo các hình thức, phương pháp dạy học tích cực, kiểm tra đáng giá học sinh… đến việc tạo môi trường học tập thuận lợi, thân thiện. Ngoài
việc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác dạy học và giáo dục học sinh, người giáo viên còn phải không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung cập nhật thêm thông tin, tri thức mới.
1.5.3. Các yếu tố thuộc về học sinh
Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của học sinh là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi học sinh có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của giáo viên là dễ dàng và thuận lợi. Nếu ngược lại thì GV rất vất vả và lúc này là phải tính đến nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người giáo viên. Trong PPDH môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.
1.5.4. Các yếu tố khách quan thuộc về môi trường tổ chức dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT, bao gồm:
- Các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới giáo dục;
- Cảnh quan nhà trường tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Việc bài trí lớp học (xếp bàn ghế, khẩu hiệu, màu sắc…) trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Điều kiện CSVC của nhà trường phục vụ cho dạy học;
- Giảm áp lực về “ôm đồm”, “nhồi nhét” kiến thức tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Giảm áp lực về các tiêu chí đánh giá học sinh cần phải nhớ nhiều kiến thức, ít quan tâm đến khả năng thực hành và vận dụng tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;
- Sự quan tâm, giáo dục học sinh của gia đình tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh;