Dạy Học, Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội.

Quản lý hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, khi xã hội loài người phát triển qua các phương thức khác nhau thì trình độ tổ chức và điều hành xã hội ngày càng được nâng cao. Trình độ quản lý là một trong ba yếu tố cơ bản của sự phát triển của xã hội (tri thức, sức lao động và trình độ quản lý). Mọi hoạt động xã hội đều cần đến hoạt động quản lý và hoạt động quản lý lại chính do con người tiến hành. Người quản lý, đối tượng quản lý và sự cần thiết của quản lý được C.Mác khẳng định: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (dẫn theo [23, tr.34]).

Như vậy, C.Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu và quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm một mục tiêu chung.

Khái niệm quản lý được lý giải từ nhiều góc độ. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” (dẫn theo [33]).

Theo tác giả Vũ Văn Dân và Võ Nguyên Du: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (dẫn theo [33]).

Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (dẫn theo [24, tr.15]). Còn tác giả Trần Quốc Thành lại định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với qui luật khách quan” (dẫn theo [15, tr.21]).

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý. Song tựu chung lại các định nghĩa trên đều thể hiện:

- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.

- Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 4

- Quản lý vừa là môn khoa học, vừa là một nghệ thuật. Vì vậy, trong hoạt động quản lý, người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức tới đích. Bằng cách nào đó để người bị quản lý phải sẵn sàng tận tâm, đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho xã hội.

Như vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện, kế hoạch hành động và một môi trường nhất định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm có chức năng quản lý hay điều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt tới mục tiêu. Đối tượng

chủ yếu của quản lý là những con người xã hội, vì con người sử dụng tài nguyên, các trang thiết bị kỹ thuật (cũng là đối tượng quản lý) đồng thời là chủ thể của xã hội loài người. Khách thể quản lý này bao gồm những người thừa hành nhiệm vụ trong tổ chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu. Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể quản lý sản sinh ra các sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, đáp ứng mục đích của chủ thể quản lý.

Từ quan điểm của các nhà khoa học trên.. luận văn xác định: “Quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý trong một tổ chức bằng những phương pháp vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.

Với khái niệm trên cho thấy nội hàm của quản lý: Quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng nhằm đạt được mục tiêu đã xác định; có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý; nội dung của quản lý theo chức năng bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

1.2.2. Năng lực, tiếp cận năng lực

1.2.2.1. Năng lực

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực, có thể nêu lên một số khái niệm sau:

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì năng lực được đề cập theo tiếp cận lý thuyết hoạt động “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [14].

Từ điển Bách Khoa Việt Nam thì “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” (dẫn theo [23]).

Theo tác giả Trần Khánh Đức:“Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin,…) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống là lao động nghề nghiệp” (dẫn theo [23]).

Bernd Meier và Nguyễn Cường (2012) định nghĩa: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sáng hành động” [8].

Từ các quan niệm trên tác giả luận văn xác định: Năng lực là khả năng của cá nhân trong việc giải quyết tình huống, hoàn thành hoạt động một cách có trách nhiệm và hiệu quả trên nền tảng kiến thức, kĩ năng, thái độ và các thuộc tính cá nhân khác được hình thành, phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện.

1.2.2.2. Tiếp cận năng lực

* Tiếp cận năng lực

Trong khoa học giáo dục, khi xây dựng chương trình môn học thường có hai cách tiếp cận sau: thứ nhất là tiếp cận dựa vào nội dung (mục tiêu - nội dung kiến thức); thứ hai là tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra (mục tiêu - năng lực thực hiện).

Tiếp cận nội dung: là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực (môn học) nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: chúng ta muốn học sinh cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.

Tiếp cận kết quả đầu ra: là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể”. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được những gì?.

Nội dung dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát

triển các lĩnh vực năng lực bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực nhân cách.

Phương pháp dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo Lê Thảo Nguyên: “tiếp cận năng lực” được hiểu là "nghiên cứu và vận dụng có mức độ một số lý luận về dạy học theo năng lực như triết lý, nguyên tắc và một số nội dung thích hợp của dạy học theo năng lực vào dạy học" [35].

Tiếp cận năng lực trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT là người dạy nghiên cứu và vận dụng các lý luận về dạy theo năng lực như là một triết, nguyên tắc để tổ chức dạy học môn tiếng Anh với mong muốn hình thành phát triển năng lực người học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ đã xác định.

Theo tác giả luận văn tiếp cận năng lực trong dạy học Tiếng Anh là cách tiếp cận dựa vào chuẩn năng lực của học sinh và tập trung phát triển học sinh theo hướng chuẩn hóa (Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xác định).

1.2.3. Dạy học, Dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Từ các góc độ khoa học khác nhau tâm lý học, giáo dục học, điều khiển học, luận văn xác định: Dạy học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua hoạt động dạy và hoạt động học để truyền thụ kiến thức và kỹ năng cho người học nhằm đạt được mục đích dạy học đặt ra.

Dạy học môn Tiếng Anh là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua hoạt động dạy và hoạt động học môn Tiếng Anh để truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập môn Tiếng Anh cho người học nhằm đạt được mục đích dạy học môn Tiếng Anh đặt ra.

Từ khái niệm “dạy học môn Tiếng Anh” “tiếp cận năng lực ” xác định: Dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng của môn Tiếng Anh đạt chuẩn năng lực theo quy định (Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xác định).

1.2.4. Quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh

Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em quan điểm này càng đúng đối với việc dạy học ngoại ngữ, vì không ai có thể thay thế HS trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em.

Quản lý HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là quản lý về việc xây dựng mục tiêu môn học, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học về kiểm tra đánh trong đó đổi mới PPDH tiếng Anh là hoạt động trọng yếu trong đổi mới HĐDH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.

PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative competences) là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh HS cần phải được trang bị cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. PPDH theo hướng tiếp cận năng lực là quá trình chuyển từ thày thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - trò nghe và ghi chép thành PPDH mới, trong đó thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Tiêu chí cơ bản của PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Tóm lại: Quản lý dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là quá trình chủ thể quản lý nhà trường lấy Chuẩn năng lực cần đạt được ở học sinh làm cơ sở để tác động một cách có kế hoạch đến toàn bộ quá trình dạy học Tiếng Anh và

các lực lượng liên đới nhằm đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ đã xác định ở học sinh.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh về môn Tiếng Anh được thể hiện thông qua các kết quả học tập, giao tiếp, các hoạt động, được bộc lộ tập trung ở trình độ nhận thức, thái độ học tập và trong các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

1.3. Một số vấn đề về dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT

1.3.1. Đặc điểm, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Học sinh THPT ở độ tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và đến khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 - 25 tuổi, được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 15 - 18 tuổi: là giai đoạn đầu tuổi thanh niên.

- Giai đoạn từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên).

Ở thanh niên mới lớn - lứa tuổi học sinh THPT tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy, quan sát của học sinh tuổi này cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo, định hướng của người lớn, của giáo viên. Chính vì vậy, giáo viên cần quan tâm để định hướng quan sát của các em và một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện,…

Ở độ tuổi học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng lên rõ rệt (các em sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh, đối chiếu,…). Đặc biệt, các em tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em phân biệt tài liệu nào cần nhớ từng chữ, cái ý hiểu mà không cần nhớ,… Tuy nhiên, một số em còn ghi nhớ kiểu đại khái, chung chung, hoặc chủ quan vào trí nhớ của mình mà đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu,…

Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, sự phát triển của các quá trình nhận thức, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư

duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng, các em ở lứa tuổi này đã có sự phát triển mạnh của tư duy hình thức. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen thuộc hoặc chưa quen thuộc. Tư duy của các em lứa tuổi này nhất quán, chặt chẽ và có căn cứ hơn, có thể sử dụng vật liệu là những khái niệm khoa học, trí thức dưới dạng thuật ngữ, mệnh đề,… để tư duy thoát ly với vật chất.

Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ đến tư duy sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát, học sinh THPT có thể tự mình phát hiện ra như cái mới. Với các em, điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Theo đó, học sinh THPT đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề học tập: giải bài tập, phương pháp tư duy, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống và học tập… Các em có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, luôn lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh. Đồng thời, các em cũng phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.

Tính phê phán của tư duy cũng phát triển, các em có khả năng đánh giá và tự đánh giá nhiều mối quan hệ, những sự vật, hiện tượng xung quanh theo những thang giá trị đã được xác lập. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho các em thực hiện được các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của các khái niệm trừu tượng, nắm bắt mối quan hệ nhân - quả trong tự nhiên và xã hội,… Đó là cơ sở hình thành nên thế giới quan, nhiều thang giá trị mới.

Tuy vậy, hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, kết luận vội vàng, cảm tính,… Vì vậy, việc giúp các em phát triển nhận thức, phát triển năng lực là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên và của nhà trường.

1.3.2. Vị trí và vai trò của môn Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông

Tiếng Anh là một trong các môn học cơ bản ở trường THPT, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của học vấn phổ thông, đồng thời cũng là phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp và cập nhật tri thức hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023