2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Nội dung quản lý | Mức độ thực hiện | Tổng số điểm | Giá trị TB | Thứ bậc | ||||||
Tốt | Khá | Trung bình | ||||||||
Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | Số lượng | Điểm | |||||
1 | QL đảm bảo nội dung kiểm tra - đánh giá | 4 | 12 | 16 | 32 | 10 | 10 | 54 | 1,80 | 4 |
2 | QL đảm bảo hình thức kiểm tra - đánh giá | 4 | 12 | 20 | 40 | 6 | 6 | 58 | 1,93 | 3 |
3 | QL xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được | 8 | 24 | 20 | 40 | 2 | 2 | 66 | 2,20 | 1 |
4 | QL khen thưởng, kỷ luật sau kiểm tra - đánh giá | 4 | 12 | 22 | 44 | 4 | 4 | 60 | 2,00 | 2 |
Trung bình chung | 1,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Các Trường Thpt Trà Lĩnh , Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Trà Lĩnh , Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Thpt Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thpt Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng
- Biện Pháp 2: Chỉ Đạo Thực Hiện Dự Giờ, Phân Tích Các Giờ Dạy Theo Tiếp Cận Năng Lực Của Giáo Viên Môn Tiếng Anh Trong Trường
- Biện Pháp 5: Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Dạy Học Môn Tiếng Anh Và Học Tập Môn Tiếng Anh Của Học Sinh Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Điểm trung bình chung của việc đánh giá trong bảng 2.13 là 1,98 cho thấy việc QL kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng được đánh giá ở mức độ Trung bình.
Giữa các nội dung thực trạng không có sự chênh lệch lớn trong kết quả đánh giá. Có đánh giá cao nhất là việc xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được (điểm trung bình 2,20 xếp bậc 1/4). Tiếp theo, lần lượt là các nội dung: Việc khen thưởng, kỷ luật sau kiểm tra - đánh giá (điểm trung bình 2,00 xếp bậc 2/4); Việc đảm bảo hình thức kiểm tra - đánh giá (điểm trung bình 1,93 xếp bậc 3/4); và việc đảm bảo nội dung kiểm tra - đánh giá (điểm trung bình 1,80 xếp bậc 4/4).
Tiến hành phỏng vấn sâu, một số cán bộ quản lý ở hai trường THPT Quang Trung và Trà Lĩnh cho biết: Trong những năm qua, chúng tôi đã bước đầu tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Quy trình kiểm tra đánh giá chú ý đến đảm bảo nội dung, hình thức kiểm tra - đánh giá hướng đến việc dạy học theo tiếp cận năng lực. Việc xác định kết quả, phân loại mức độ đạt được là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực, quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực và khen thưởng, kỷ luật với các giáo viên Tiếng Anh trong trường.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng trường THPT
Bảng 2.14. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động DH tiếng Anh thuộc về Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Yếu tố | Ảnh hưởng rất nhiều | Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Thứ bậc | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Sự am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý dạy học, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực HS. | 35 | 71,43 | 14 | 28,57 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,71 | 2 |
2 | Năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực HS. | 36 | 73,47 | 13 | 26,53 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,73 | 1 |
3 | Giao quyền tự chủ cho nhóm chuyên môn về việc xây dựng kế hoạch, thiết kế các chủ đề, bài giảng, đánh giá dạy học của giáo viên… nhưng có sự kiểm soát hợp lý đối với dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 32 | 65,31 | 17 | 34,69 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,65 | 5 |
4 | Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện cho giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực HS. | 33 | 67,35 | 16 | 32,65 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,67 | 4 |
5 | Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 35 | 71,43 | 14 | 28,57 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,70 | 3 |
6 | Đánh giá công bằng, khách quan năng lực của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 31 | 63,27 | 18 | 36,73 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,59 | 6 |
7 | Động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lý đối với những giáo viên có thành tích trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 28 | 57,14 | 21 | 42,86 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,57 | 7 |
8 | Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 24 | 48,98 | 25 | 51,02 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,49 | 8 |
Trung bình | 32 | 64.80 | 17 | 35.20 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.64 |
Nhận xét:
Bảng 2.14 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá yếu tố thuộc về Hiệu trưởng ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh. Điều này thể hiện ở điểm trung bình chung
= 3,64 (min=1; max=4).
Tất cả các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng đều được đánh giá là ảnh rất nhiều. Tuy nhiên có các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhiều hơn: “Khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh” với = 3,73 xếp bậc 1/8; “Sự am hiểu
mục tiêu giáo dục, nguyên lý dạy học, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng
lực học sinh” =3,71 xếp bậc 2/8; “Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với
=3,70 xếp bậc 3/8… các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng không nhiều bằng: “Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với =3,49 xếp bậc 8/8; “Động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lý đối
với những giáo viên có thành tích trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh”
với =3,57 xếp bậc 7/8…
2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT
Bảng 2.14. Yếu tố thuộc về giáo viên dạy môn Tiếng Anh
Yếu tố | Ảnh hưởng rất nhiều | Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Thứ bậc | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Hiểu biết của giáo viên về dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 35 | 71,43 | 14 | 28,57 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,71 | 3 |
2 | Năng lực nắm bắt tâm lý, phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 33 | 67,35 | 16 | 32,65 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,67 | 4 |
3 | Năng lực dạy học phân hóa trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 30 | 61,22 | 19 | 38,78 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,61 | 7 |
4 | Năng lực thiết kế chủ đề, bài giảng dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 27 | 55,10 | 22 | 44,90 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,55 | 8 |
5 | Năng lực vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 31 | 63,27 | 18 | 36,73 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,63 | 6 |
6 | Năng lực tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 37 | 75,51 | 12 | 24,49 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,76 | 1 |
7 | Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. | 32 | 65,31 | 17 | 34,69 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,65 | 5 |
8 | Tạo môi trường học tập thuận lợi, thân thiện trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh để HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình học tập. | 36 | 73,47 | 13 | 26,53 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,73 | 2 |
Trung bình | 33 | 66.58 | 16 | 33.42 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 3.66 |
Các nội dung: Sự am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý dạy học, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh; Năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng
lực học sinh; Động viên, khuyến khích và chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo của giáo viên dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá cao. Bởi vì, các cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát cho rằng: Hiệu trưởng muốn chỉ đạo giáo viên làm bất kì một công việc gì thì trước hết Hiệu trưởng phải hiểu về công việc đó thì chỉ đạo thực hiện mới đạt hiệu quả. Để minh chứng cho điều này, chúng tôi xin trích lời thầy giáo NQĐ, Hiệu trưởng trường THPT Trà Lĩnh: “Các yếu tố thuộc về Hiệu trưởng ảnh hưởng rất nhiều đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. Đặc biệt là sự am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý dạy học, phương pháp dạy; khả năng chỉ đạo, tổ chức cũng như động viên khuyến khích và chấp nhận sự đổi mới của giáo viên. Bởi vì có hiểu mới chỉ đạo sát sao, có khả năng chỉ đạo, tổ chức thì thực hiện mới có hiệu quả; có động viên khuyến khích, chấp nhận sự đổi mới giáo viên sẽ có động lực để thực hiện”.
Nhận xét: Số liệu trên cho thấy, yếu tố thuộc về giáo viên được CBQL và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh. Điều này thể hiện ở điểm trung bình chung = 3,66 (min=1; max=4).
Tất cả các yếu tố thuộc về giáo viên được đánh giá là ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên có các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhiều hơn: “Năng lực tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với = 3,76 xếp bậc 1/8; “Tạo môi trường học tập thuận lợi, thân thiện trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.” với =3,73 xếp bậc 2/8;… các yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng rất nhiều nhưng không nhiều bằng các yếu tố trên: “Năng lực thiết kế chủ đề, bài giảng dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với =3,55 xếp bậc 8/8; “Năng lực dạy học phân hóa trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với
=3,61 xếp bậc 7/8. Những yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ít hơn nhưng cũng có
điểm chung bình cộng cao trên 3,5. Điều này cho thấy các yếu tố thuộc về giáo viên rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh.
2.5.3. Thực trạng các yếu tố khách quan thuộc về môi trường tổ chức dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT
Bảng 2.15. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý dạy học môn Tiếng Anh
Yếu tố | Ảnh hưởng rất nhiều | Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Thứ bậc | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Các văn bản pháp quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục | 36 | 73,47 | 10 | 20,41 | 3 | 6,12 | 0 | 0 | 3,67 | 2 |
2 | Cảnh quan nhà trường tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | 0 | 0 | 0 | 0 | 43 | 87,75 | 6 | 12,25 | 1,87 | 10 |
3 | Việc bài trí lớp học (xếp bàn ghế, khẩu hiệu, màu sắc…) trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | 17 | 34,69 | 28 | 57,14 | 4 | 8,16 | 0 | 0 | 3,27 | 9 |
4 | Điều kiện CSVC của nhà trường phục vụ cho dạy học | 21 | 42,86 | 28 | 57,14 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,34 | 8 |
5 | Giảm áp lực về “ôm đồm”, “nhồi nhét” kiến thức tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | 32 | 65,31 | 17 | 34,69 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,65 | 4 |
6 | Giảm áp lực về các tiêu chí đánh giá học sinh cần phải nhớ nhiều kiến thức, ít quan tâm đến khả năng thực hành và vận dụng tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | 33 | 67,35 | 16 | 32,65 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,67 | 2 |
7 | Sự quan tâm, giáo dục học sinh của gia đình tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | 26 | 53,06 | 21 | 42,86 | 2 | 4,08 | 0 | 0 | 3,49 | 7 |
8 | Nhu cầu về thị trường lao động đối với các ngành nghề tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực HS | 31 | 63,27 | 17 | 34,69 | 1 | 2,04 | 0 | 0 | 3,59 | 5 |
9 | Môi trường đổi mới giáo dục của nhà trường THPT | 37 | 75,51 | 12 | 24,49 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,76 | 1 |
10 | Chế độ chính sách đối với giáo viên | 25 | 51,02 | 24 | 48,98 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,51 | 6 |
Trung bình | 26 | 52.65 | 17 | 35.31 | 5 | 10.82 | 1 | 1.23 | 3.38 |
Nhận xét:
Qua bảng sô liệu 2.15, chúng ta thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường quản lý được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá có ảnh hưởng rất nhiều đến dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh, thể hiện điểm trung bình chung =3,38 (min=1; max=4).
Yếu tố thuộc môi trường quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận
năng lực học sinh bao gồm nhiều yếu tố và các yếu tố được đánh giá có sự ảnh hưởng không đồng đều nhau. Những yếu tố thuộc môi trường quản lý được đánh giá có ảnh hưởng nhiều hơn: “Môi trường đổi mới giáo dục của nhà trường THPT” với = 3,76 xếp bậc 1/10; “Các văn bản pháp quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục” và “Giảm áp lực về các tiêu chí đánh giá học
sinh cần phải nhớ nhiều kiến thức, ít quan tâm đến khả năng thực hành và vận dụng tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” được đánh giá giống nhau với = 3,67 xếp bậc 2/10… Các yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng ít hơn: “Cảnh quan nhà trường tác động đến dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với = 1,87 xếp bậc 10/10; “Việc bài trí lớp học (xếp bàn ghế, khẩu hiệu, màu sắc…) trong dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh” với = 3,27 xếp bậc 9/10…
Sở dĩ “Môi trường đổi mới giáo dục của nhà trường THPT” và “Các văn bản pháp quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục” được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi nhà trường có môi trường đổi mới giáo dục sẽ là điều kiện tốt để mọi giáo viên cùng nhau cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới; giáo viên không gặp những trở ngại khi họ đổi mới, sáng tạo; không bị tổn thương vì đồng nghiệp trong trường không chấp nhận sự đổi mới; môi trường đổi mới giáo dục sẽ tạo động động lực thúc đẩy giáo viên nói chung, giáo viên môn Tiếng Anh nói riêng và học sinh nhà trường tích cực dạy và học theo hưởng đổi mới - dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh. Các văn bản pháp
quy của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục là cơ sở pháp lý để nhà trường thực hiện đổi mới nói chung và đổi mới công tác dạy học nói riêng.
Biểu đồ 2.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực học sinh
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh THPT ở huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
2.5.1. Những kết quả đạt được
Các nhà trường đã triển khai và thực hiện dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh đã mang lại những thành công nhất định:
Giáo viên nắm vững chương trình; thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình; xác định các năng lực cần hình thành, phát triển cho học sinh trong môn học; bước đầu thiết kế lại các tiết học, các chủ đề dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh… tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Công tác quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh được Ban Giám hiệu các trường quan tâm và quản lý tương đối hiệu quả. Ở khâu quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, các nhà trường đã xây