DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bồi dưỡng | |
BDGV | Bồi dưỡng giáo viên |
BGDĐT | Bộ giáo dục và Đào tạo |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CNN | Chuẩn nghề nghiệp |
CT | Chỉ thị |
GDPT | Giáo dục phổ thông |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
NL | Năng lực |
NLDH | Năng lực dạy học |
PT | Phổ thông |
PTDT | Phổ thông dân tộc |
QĐ | Quyết định |
TCM | Tổ chuyên môn |
TT | Thông tư |
TTg | Thủ tướng |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai - 1
- Nhóm Phương Pháp Bổ Trợ: Sử Dụng Toán Thống Kê Để Xử Lý Số Liệu Khảo Sát Thu Được Và Tính Tần Suất, Điểm Trung Bình.
- Bồi Dưỡng, Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiếng Anh Trung Học
- Quản Lý Năng Lực Dạy Học Môn Tiếng Anh Cho Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs&thpt
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai năm học 2019-2020 31
Bảng 2.2. Số lượng giáo viên dạy tiếng anh tại các trường phổ thông dân tộc
nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai qua các năm 2017-2019 32
Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân 34
Bảng 2.4. Chất lượng giáo viên dạy tiếng anh tại các trường phổ thông dân tộc
nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai cập nhật đến 31/12/2019 35
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 38
Bảng 2.6. Đánh giá của HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 40
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 42
Bảng 2.8. Đánh giá của GV về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 47
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 49
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 52
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 54
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội
trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 56
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc
nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 58
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 87
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 89
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 44
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của HS về hình thức dạy học môn tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 45
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên tại các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai 91
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế giới toàn cầu hóa, tri thức không ngừng tăng lên, không ngừng trao truyền, biết thêm một ngoại ngữ là chúng ta có thêm một cánh cửa để bước ra thế giới bên ngoài. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến thông dụng toàn cầu, hiện nay có tới hơn 60 nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính thức và là ngôn ngữ chung sử dụng chung trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ. Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Anh mới kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung và công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Tại tỉnh Lào Cai, thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2020”, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, nhất là giáo viên cốt cán và giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh trong các trường. Qua đó, đa số giáo
viên tiếng Anh ở các cấp học được bồi dưỡng kiến thức, tập huấn phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của giảng viên các trường đại học, các chuyên gia giáo dục đến từ các nước châu Âu. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ, ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã và sẽ tiếp tục cử giáo viên cốt cán; được quy hoạch làm giáo viên cốt cán; cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở các trường công lập trên địa bàn tỉnh, tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ tại Malaysia, Singapore, Australia, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn.
Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh theo chương trình phổ thông mới ở các trường THCS và THPT bước đầu đã gặt hái được thành công, năm học 2019-2020 thi tuyển sinh vào lớp 10 Tiếng Anh là môn thi bắt buộc, điều này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục tỉnh Lào Cai và các đơn vị trường học. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên còn có một số hạn chế: Công tác chỉ đạo chuyên môn của một số trường thiếu quyết liệt, một số giáo viên thiếu quyết tâm trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, chất lượng thi tuyển sinh lớp vào trường THPT và điểm thi THPT Quốc Gia môn tiếng Anh còn thấp, giáo viên không duy trì được bậc năng lực sau bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu thực tế, thiếu hỗ trợ duy trì năng lực sau bồi dưỡng, chỉ tiêu chưa sát với nhu cầu địa phương… Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, ngôn ngữ cho giáo viên tiếng Anh các bậc học nói chung và giáo viên tiếng Anh cấp THCS, THPT nói riêng là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là giải pháp đột phá trong để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh THCS, THPT ở tỉnh Lào Cai. Mặc dù CBQL và GV các trường đã có nhận thức về tầm quan trọng và đề cao vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh theo chương trình GDPT mới trong nhà trường; có sự chỉ đạo của Ban Chi ủy, Ban Giám hiệu về việc chủ động xây dựng các kế hoạch giáo dục môn tiếng Anh tại trường theo chương trình GDPT mới, bước đầu xây dựng được đội ngũ GV dạy tiếng Anh có sự nhiệt tình, đam mê, nhiệt huyết với nghề, có ý thức hiểu về tầm quan trọng của hoạt động BD năng lực dạy học môn tiếng anh theo chương trình GDPT 2018, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng
Anh cho giáo viên còn hạn chế như: một số nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường PTDT nội trú THCS&THPT chưa phù hợp, chưa đống nhất, đội ngũ cốt cán triển khai công tác bồi dưỡng cho giáo viên vừa thiếu vừa yếu. Vì vậy hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng anh cho giáo viên các trường PTDT nội trú THCS&THPT bước đầu giải quyết các vấn đề trước mắt, việc thực hiện chưa có chiều sâu, thiếu tầm vĩ mô, công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên các trường PTDT nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai còn chưa đồng bộ các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai” làm luận văn với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở vùng dân tộc thiểu số.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT tỉnh Lào Cai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THS&THPT theo chương trình GDPT 2018 môn tiếng Anh.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn
tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai để chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh nói chung và giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT nói riêng của tỉnh Lào Cai những năm qua đã đạt được một số kết quả song vẫn còn bộ lộ nhiều tồn tại hạn chế, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân quản lý. Nếu đề xuất được và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT một cách phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ, có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018 môn tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.
6.2. Về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tại 8 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai.
- Khách thể điều tra gồm: 24 cán bộ quản lý, 08 tổ trưởng chuyên môn, 28 giáo viên tiếng Anh và 250 học sinh tại các trường được khảo sát.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2020 - 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu