Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Tiếng Anh Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Thpt

đều hướng tới việc hình thành phát triển năng lực Tiếng Anh ở học sinh, cụ thể bao gồm các hình thức như sau:

- Học toàn lớp (Lớp Bài): Giáo viên trực tiếp lãnh đạo tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh cả lớp chú ý đến đặc điểm riêng của từng học sinh.

- Học trải nghiệm: Trong phân phối chương trình giảng dạy tiếng Anh bậc THPT chưa có quy định số tiết giành cho ngoại khoá và bộ môn trong một kỳ hoặc 1 năm. Trên thực tế nhu cầu hoạt động này đối với tất cả các môn học là rất cao và nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc dạy học tiếng Anh. Các hình thức phổ biến để thực hiện trải nghiệm như dàn dựng tiểu phẩm, kịch hoá bài khoá, cho các em tập đóng vai diễn ở phạm vi một nhóm, một lớp hoặc một khối. Thi tìm hiểu về đất nước, con người, phong tục, tập quán của đất nước mà các em được học tiếng. Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh, giao lưu với các trường bạn.

- Hướng dẫn tự học: Tổ chức cho học sinh học tập, luyện tập kiến thức thông qua hình thức tự học: Thông thường khi giới thiệu ngữ liệu việc sử dụng trực quan: tranh ảnh hoặc tình huống cụ thể rất hữu hiệu. Khi tổ chức cho học sinh luyện tập các ngữ liệu mới, ngoài cách tổ chức cho học sinh luyện theo cặp thì hình thức tự học cũng rất hiệu quả

- Học qua đóng vai: Tổ chức cho học sinh luyện tập kiến thức thông qua hình thức đóng vai. Bên cạnh các hình thức hoạt động theo cặp, theo nhóm giáo viên còn có thể tổ chức cho học sinh đóng kịch để học sinh nhớ bài lâu hơn, giúp các em được "Học đi đôi với hành".

- Câu lạc bộ yêu thích Tiếng Anh: Tổ chức theo nhóm học sinh cùng có sở thích học tập môn tiếng Anh, để cùng nhau nghiên cứu, giúp đỡ, hướng dẫn lẫn nhau trong quá trình học tập môn Tiếng Anh tại trường THPT.

- Học theo hình thức nghiên cứu trường hợp: Giáo viên đưa ra các trường hợp cụ thể để học sinh nghiên cứu, sau đó tự đưa ra các ý kiến quan điểm cá nhân.

- Học qua môi trường Elerning: Đây là hình thức học tập trực tuyến, học sinh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua sự giúp đỡ của mạng internet.

- Học thông qua xử lý tình huống: Học thông qua xử lý tình huống hiện đang được áp dụng phổ biến tại các THPT. Đây là các bài tập tư duy nhằm hình thành năng lực phân tích, ra quyết định xử lý của người học. Việc kết hợp các tình huống với công cụ mô phỏng sẽ làm tăng tính thuyết phục và đẩy nhanh tốc độ hình thành năng lực Tiếng Anh của người học, giúp người học có cảm giác “trải nghiệm” Tiếng Anh ngay tại nhà trường và có khả năng thích ứng với tình huống giao tiếng Tiếng Anh trong thực tế.

- Học theo dự án: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

1.3.8. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT

Kiểm tra, đánh giá là để đảm bảo mối quan hệ ngược trong quá trình dạy học, giúp cho thầy và trò nắm được chính xác kết quả của từng khâu, từng giai đoạn, từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để hoạt động dạy học đi đúng mục tiêu và có hiệu quả.

Hoạt động KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh của THPT có một số đặc điểm sau:

- KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh để xác định HS đạt được ở mức độ nào. Đồng thời căn cứ vào kết quả học tập này để có thể đánh giá được hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh của GV, của nhà trường.

- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Anh

- KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng HS, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

- Kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS phải được thể hiện ở mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của HS đạt được qua bài làm và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thái độ đối với học tập của học sinh.

- KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác.

- Quản lý hoạt động KT,ĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS nhằm tác động trực tiếp đến GV dạy Tiếng Anh để họ thực hiện đầy đủ và khoa học, qua đó xác định được mức độ chất lượng học tập Tiếng Anh của HS và năng lực dạy học môn Tiếng Anh của GV, thấy được những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo và đầu tư.

GV là người trực tiếp tham gia vào các khâu của hoạt động KTĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá HS cần chú ý đến định hướng kỹ năng và năng lực đầu ra cho KTĐG kết quả học tập môn Tiếng Anh.

* Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc của Việt Nam (theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):


Các

bậc

Mô tả tổng quát

Sơ cấp

Bậc 1

Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác

giúp đỡ.


Bậc 2

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những

vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Trung cấp

Bậc 3

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc,

trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 6

Các

bậc

Mô tả tổng quát



ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý

kiến và kế hoạch của mình.

Bậc 4

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm

của các phương án lựa chọn khác nhau.

Cao cấp

Bậc 5

Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ

ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

Bậc 6

Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các

tình huống phức tạp.


(Nguồn: Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

* Chuẩn đầu ra năng lực tiếng anh của học sinh THPT

Chương trình được chi tiết hóa theo các mục tiêu thể hiện (performance objectives) thông qua 4 kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là: Lớp 10 - Bậc 3.1, Lớp 11 - Bậc 3.2, Lớp 12 - Bậc 3.3. Cụ thể như sau:

Lớp 10 (Bậc 3.1)

Học sinh có thể:


Nghe

(Độ dài văn bản từ 200 -

220 từ)

● Làm theo lời nói rõ ràng trong cuộc trò chuyện hàng ngày, mặc dù đôi khi học sinh phải yêu cầu lặp lại các từ và cụm từ cụ thể.

● Hiểu được các điểm chính trong các chương trình truyền hình đã chọn về các chủ đề quen thuộc khi được nghe chậm và rõ ràng.

● Hiểu thông tin kỹ thuật đơn giản, chẳng hạn như hướng dẫn vận

hành thiết bị hàng ngày.

Nói

● Bắt đầu, duy trì và đóng các cuộc trò chuyện trực tiếp đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân.

● Thể hiện và phản ứng với những cảm xúc như bất ngờ, hạnh phúc, buồn bã, quan tâm và thờ ơ.

● Đồng ý, không đồng ý một cách lịch sự và đưa ra lời khuyên.

Đọc hiểu (Độ dài văn bản từ 220 -

250 từ)

● Hiểu các điểm chính trong các đoạn văn ngắn về chủ đề hiện tại và quen thuộc.

● Hiểu thông tin quan trọng nhất trong các tài liệu quảng cáo thông tin hàng ngày, đơn giản.

● Hiểu các thông điệp đơn giản và thông tin liên lạc tiêu chuẩn (ví

dụ: từ các câu lạc bộ, tổ chức xã hội và cơ quan nhà trường).

Viết

(Độ dài văn bản từ 140 -

160 từ)

● Viết tin nhắn cá nhân cho bạn bè hoặc người quen yêu cầu hoặc cung cấp cho họ tin tức và tường thuật sự kiện.

● Viết các văn bản đơn giản về trải nghiệm hoặc sự kiện (ví dụ: về chuyến đi, cho một tờ báo trường học hoặc bản tin câu lạc bộ).

● Viết các văn bản được kết nối đơn giản về các chủ đề quen thuộc

hoặc sở thích cá nhân.

Lớp 11 (Bậc 3.2)

Học sinh có thể:


Nghe

(Độ dài văn bản từ 220 -

240 từ)

● Theo dõi các điểm chính của thảo luận mở rộng, bài phát biểu được cung cấp được trình bày rõ ràng bằng một phương ngữ chuẩn.

● Hiểu các điểm chính của bản tin tin tức radio đã chọn và tài liệu được ghi lại đơn giản về các chủ đề quan tâm cá nhân được truyền tải chậm và rõ ràng.

● Lắng nghe một câu chuyện ngắn và hình thành giả thuyết về những

gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nói

● Bắt đầu, duy trì và đóng một cuộc trò chuyện hoặc thảo luận về một loạt các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân, nhưng đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc cố gắng nói chính xác những gì họ muốn.

● Yêu cầu và đưa ra hướng dẫn chi tiết.

● Cung cấp hoặc tìm kiếm quan điểm cá nhân và ý kiến trong một cuộc thảo luận không chính thức với bạn bè.

Đọc hiểu (Độ dài văn bản từ 250 -

280 từ)

● Đọc các cột đơn giản hoặc các cuộc phỏng vấn trên báo và tạp chí về chủ đề hoặc sự kiện hiện tại và hiểu ý nghĩa tổng thể của văn bản.

● Hiểu các sự kiện, cảm xúc và mong muốn trong các bức thư hoặc các tin nhắn khác thông qua các phương tiện khác nhau.

● Hiểu một loạt các văn bản bao gồm chủ yếu là ngôn ngữ hàng ngày

sử dụng nhiều.

Viết

(Độ dài văn bản từ 160 -

180 từ)

● Viết thư cá nhân, tin nhắn e-mail, nhật ký hoặc blog mô tả trải nghiệm và hiển thị về chủ đề và sự kiện quen thuộc (ví dụ: phim, sách hoặc buổi hòa nhạc).

● Trả lời dưới dạng văn bản cho quảng cáo và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ hoặc cụ thể hơn về sản phẩm (ví dụ: khóa học).

● Truyền đạt thông tin thực tế đơn giản, ngắn đến bạn bè hoặc người

quen hoặc yêu cầu thông tin từ họ.

Lớp 12 (Bậc 3.3)

Học sinh có thể:


Nghe (Độ dài văn bản 240 -

260 từ)

● Hiểu được các điểm chính của bài phát biểu tiêu chuẩn về các vấn đề quen thuộc thường xuyên gặp phải trong trường học, giải trí và các hoạt động hàng ngày.

● Hiểu được điểm chính của chương trình phát thanh, chương trình truyền hình hoặc podcast thích hợp về các vấn đề hiện tại hoặc các chủ đề quan tâm cá nhân khi việc truyền tải chậm và rõ ràng.

● Lắng nghe một câu chuyện đơn giản và hình thành giả thuyết về

những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nói

● Đối phó với hầu hết các tình huống có khả năng xảy ra khi tương tác với khách nói tiếng Anh. Nhập cuộc không chuẩn bị vào cuộc trò chuyện về các chủ đề quen thuộc, sở thích cá nhân hoặc liên quan đến cuộc sống hàng ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, du lịch, thể thao và các sự kiện hiện tại)

● Mô tả kinh nghiệm và sự kiện, ước mơ, hy vọng và tham vọng bằng cách sử dụng cụm từ được kết nối theo cách có ý nghĩa. Đưa ra lý do và giải thích ngắn gọn cho các ý kiến và kế hoạch.

● Kể chuyện hoặc liên kết cốt truyện của một cuốn sách hoặc phim

và mô tả phản ứng của một người.

Đọc (Văn bản dài 280 -

300 từ)

● Hiểu mô tả về các sự kiện, cảm xúc và mong muốn trong nhiều văn bản, tin nhắn cá nhân và chữ cái khác nhau.

● Hiểu cốt truyện của một câu chuyện có cấu trúc rõ ràng và nhận ra những tập và sự kiện quan trọng nhất là gì và điều gì quan trọng về chúng.

● Đọc lướt qua các văn bản ngắn (ví dụ: tường thuật, tóm tắt tin tức,

tin nhắn, quảng cáo việc làm) để tìm thông tin và thông tin có liên quan (ví dụ: ai đã làm gì và ở đâu trong tường thuật),..

Viết (Độ dài văn bản 180 -

200 từ)

● Viết các văn bản được kết nối đơn giản trên một loạt các chủ đề quan tâm cá nhân và thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân.

● Mô tả biểu đồ hoặc sơ đồ.

● Viết thư xin việc làm và CV để hỗ trợ đơn xin việc làm.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT

1.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông

Kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán - dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho đơn vị. Lập kế hoạch là chức năng đặc biệt quan trọng của quy trình quản lý, có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý nói chung và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng.

Đối với chủ thể quản lý của các nhà trường THPT, lập kế hoạch là chức năng mang tính phổ quát, không thể thiếu. Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học phân hóa giúp người Hiệu trưởng ý thức rõ ràng về mục tiêu cần đạt được, xác định những gì cần phải hoàn thành và hoàn thành như thế nào.

Chức năng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực của Hiệu trưởng trường THPT bao gồm những công việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh

Trên cơ sở kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, Hiệu trưởng nhà trường cụ thể hóa thành kế hoạch chung về dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Kế hoạch chung nhằm thực hiện dạy đủ nội dung chương trình môn học Tiếng Anh theo từng khối lớp, đúng thời lượng, đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời đảm bảo tính phân hóa ngay trong những lớp dạy học Tiếng Anh đồng loạt.

- Xây dựng lịch theo dõi nền nếp dạy học môn tiếng Anh theo hàng ngày, hàng tuần.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh.

- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh hàng năm.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để thực hiện dạy học môn tiếng Anh theo theo tiếp cận năng lực.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện dạy học môn tiếng Anh theo theo tiếp cận năng lực.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí