Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh‌


Qua số liệu ở bảng 2.16 về các yếu tố khách quan tác động đến công tác phát triển đội ngũ GVMN được các CBQL đánh giá cao ở 3 yếu tố: Mức độ đáp ứng về CSVC, trang thiết bị dạy học”, “Chính sách đãi ngộ của nhà trường đối với quyền lợi của giáo viên”, “Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước” đều có ĐTB là 3,52

.Yếu tố được đánh giá thấp hơn các yếu tố còn lại là: “Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý”, “Các yếu tố xã hội” có ĐTB là (3, 25≤ 3,43 ≤ 4). Đối với nhóm GV thì yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng cao nhất là “Chỉ đạo của cấp trên” với ĐTB là (3, 25≤ 3,45 ≤ 4). Và yếu tố được đánh giá thấp hơn các yếu tố còn lại là “Các yếu tố xã hội” với mức đánh giá” (3, 25≤ 3,45 ≤ 4). Tuy nhiên các mức đánh giá đều ở mức cao.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.6.1. Ưu điểm‌

- Đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn ĐNGV có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống chuẩn mực; hầu hết có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Đa số GV có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục và được học sinh tin yêu.

- Công tác phát triển đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua bước đầu đã được quan tâm từ khâu xây dựng quy hoạch đến khâu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV nên đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ GV.

- Các cấp QLGD bước đầu đã quan tâm, tạo điều kiện để ĐNGVMN phát huy năng lực, tích cực bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của GVMN.

2.6.2. Hạn chế‌

* Đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh còn những hạn chế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Còn thiếu số lượng GV để đảm bảo đủ số lượng GVMN đứng lớp, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện.


Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp - 11

- Chất lượng của ĐNGVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đáp ứng chuẩn nghề nghiệp ở mức độ trung bình. Năng lực ngoại ngữ, tin học còn yếu.

* Quản lý phát triển ĐNGVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chính Minh còn những hạn chế, bất cập:

- Công tác quy hoạch phát triển ĐNGVMN của huyện chưa được khoa học, chưa bám sát các yêu cầu thực tiễn của GDMN, chưa đảm bảo đủ số trẻ phát triển để đảm bảo ĐNGVMN.

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng ĐNGVMN của huyện còn một số bất cập, các cơ sở giáo dục mầm non thiếu tính chủ động.

- Công tác bồi dưỡng ĐNGVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp chưa thực sự được quan tâm, phương thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng chưa sát thực tế đòi hỏi của giáo viên mầm non.

- Công tác kiểm tra đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN của huyện Bình Chánh chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả còn thấp.

- Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chưa thật chính xác, khoa học, còn nể nang, né tránh, còn đánh giá kết quả cao hơn thực tế.

- Các cấp QLGD mặc dù đã quan tâm đến chế độ, chính sách cho ĐNGVMN của huyện Bình Chánh, tuy nhiên so với thực tiễn công việc của ĐNGVMN thì còn hạn chế chưa tạo được động lực cho đội ngũ GV phát triển.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế‌

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được triển khai thường xuyên nên đội ngũ GV còn bất cập về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và năng lực ngoại ngữ, tin học.

- Năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non còn hạn chế.

- Thiếu các chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên phát triển theo chuẩn nghề nghiệp.

- Ý thức yêu ngành, yêu nghề của một bộ phận giáo viên còn thấp.


Kết luận chương 2‌

Dựa trên cơ sở lí luận của chương 1, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý quản lý phát triển đội ngũ GVMN của huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy.

Trong những năm qua, các trường mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hood Chí Minh đã nỗ lực nâng cao chất lượng ĐNGVMN trước yêu cầu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện GDMN thì công tác phát triển ĐNGVMN của huyện còn những hạn chế, bất cập cần được tháo gỡ bằng những biện pháp quản lý.

Những hạn chế, bất cập trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đó là:

- Công tác quy hoạch phát triển ĐNGVMN của huyện chưa được khoa học, chưa bám sát các yêu cầu thực tiễn của GDMN, chưa đảm bảo đủ số trẻ phát triển để đảm bảo ĐNGVMN.

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng ĐNGVMN của huyện còn một số bất cập, các cơ sở giáo dục mầm non thiếu tính chủ động.

- Công tác bồi dưỡng ĐNGVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp chưa thực sự được quan tâm, phương thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng chưa sát thực tế đòi hỏi của giáo viên mầm non.

- Công tác kiểm tra đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGVMN của huyện Bình Chánh chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả còn thấp.

- Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chưa thật chính xác, khoa học, còn nể nang, né tránh, còn đánh giá kết quả cao hơn thực tế.

- Các cấp QLGD mặc dù đã quan tâm đến chế độ, chính sách cho ĐNGVMN của huyện Bình Chánh, tuy nhiên so với thực tiễn công việc của ĐNGVMN thì còn hạn chế chưa tạo được động lực cho đội ngũ GV phát triển.

Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận văn.


Chương 3.‌‌

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống‌

Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình đều được xem là hệ thống. Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố và giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống. Vì vậy, các biện pháp đề xuất của luận văn phải có tính hệ thống và đồng bộ; phải tác động đến tất cả các khâu, các nội dung của phát triển ĐNGVMN công lập đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.Đồng thời khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt , các yếu tố; kể cả các khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật. Vì vậy, phát triển ĐNGV hiện nay phải đặt trong mối quan hệ với công tác phát triển ĐNGVMN nói chung và với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thưc tiễn‌

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục của nước ta nói chung và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục của huyện Bình Chánh nói riêng. Biện pháp đề xuất vừa phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa hướng tới yêu cầu phát triển lâu dài theo định hướng phát triển giáo dục mầm non ở huyện Bình Chánh, TPHCM. Do đó, các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính thực tiễn, tính phát triển, tính cân đối, hài hòa. Phù hợp với các quy định về xây dựng phát triển, định hướng phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi‌

Các biện pháp đề ra phải đảm bảo được thực hiện một cách có hiệu quả, phù hợp, thuận lợi hơn cho CBQL, GV trong các trường MN.


Dựa trên nhu cầu của CBQL, GV mà các biện pháp phát triển ĐNGVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp được xây dựng; phải thuyết phục họ trong quá trình áp dụng; được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, GVMN; nếu không sẽ thiếu tính khả thi và không áp dụng được. Biện pháp phải mang tính thực tiễn cao có thể dễ dàng áp dụng thực tế trong công tác quản lý phát triển đội ngũ GVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp một cách thuận lợi, sát thực và nâng cao được chất lượng GDMN.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả‌

Hiệu quả của công tác quản lý luôn gắn với mục tiêu . Việc xác nhận mục tiêu rõ ràng là cơ sở để xác lập các biện pháp và tổ chức hoạt động có hiệu quả . Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào mục tiêu cần đạt vẫn chưa thể đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động. Xét về lý luận , việc đạt được mục tiêu là khẳng định sự thành công, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện để tiến tới mục tiêu đó. Trong thực tế, sự thành công có thể không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Vì vậy, song hành với điều kiện đảm bảo thành công khi xác định mục tiêu , công tác quản lý còn đòi hỏi tính hiệu quả khi tổ chức thực hiện mục tiêu đó. Tính hiệu quả các biện pháp phát triển ĐNGVMN công lập huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp được xác định thông qua việc đạt được mục tiêu của công tác phát triển ĐNGVMN và việc tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của công tác phát triển ĐNGVMN huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN.

3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp‌

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả luận văn đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý phát triển ĐNGVMN của huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp:

3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp


Quy hoạch ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của nhà trường, mục tiêu phát triển của ngành sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá đúng thực trạng giáo viên, xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV đủ về số lượng và đạt hiệu quả về chất lượng. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng CSGD của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tăng cường phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV. Đẩy mạnh xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

Đảm bảo đủ số lượng GVMN, với các tiêu chuẩn chất lượng nhà nước quy định để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của các đơn vị MN công lập theo từng giai đoạn phát triển.

Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ GVMN. Biện pháp này giúp các cấp phát triển GD có thể săp xếp, thuyên chuyển, bố trí đội ngũ một cách hợp lý, phát huy được các thế mạnh của đơn vị, tiết kiệm chi phí và công sức.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

* Tăng cường phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV

Hiệu trưởng cần rà soát, thống kê lại số lượng giáo viên của trường, xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên để dự kiến thay thế vào số giáo viên còn thiếu; Thống kê trình độ đào tạo của GV để tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ; Đánh giá năng lực chuyên môn của GV nhằm xây dựng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực phù hợp với từng GV và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

* Đẩy mạnh xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp

Hiệu trưởng cần xác định rõ tình hình giáo viên hiện tại và dự đoán khả năng phát triển ĐNGV của nhà trường trong tương lai. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ sung giáo viên để hạn chế tối đa tình trạng thiếu giáo viên tại đơn vị. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn cho giáo viên theo từng năm học và theo từng giai đoạn cụ thể.



định

* Bổ sung xác định phương thức phát triển ĐNGV đủ về số lượng theo quy


Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bổ sung GV, tổ chức thử việc và kí hợp

đồng GV mới, cân đối số lượng GV trong nhà trường phù hợp với tình hình nhóm/lớp và quy mô phát triển của đơn vị. Kế hoạch tuyển dụng GV cần được điều chỉnh, bổ sung hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế. Hiệu trưởng tham mưu với các cấp lãnh đạo tuyển dụng GV đủ số lượng GV để nhà trường hoàn thành tốt công tác CSGD trẻ.

* Duy trì xác định phương thức phát triển ĐNGV đạt chất lượng theo quy định Để có ĐNGV đạt chất lượng thì hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV có trình độ trên chuẩn, đăng kí kế hoạch tuyển dụng lên Phòng GD&ĐT. Sau khi tuyển dụng giáo viên, hiệu trưởng phân công giáo viên cũ hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên mới để giáo viên nhanh chóng học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp và vận dụng vào công tác của bản thân. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên qua các buổi dự giờ, thăm lớp, qua các hội thi, các hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy tối đa khả năng của mình vào hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, hiệu trưởng tổ chức đa dạng các tiết thao giảng, các hoạt động chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tăng cường khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện năng lực bản thân.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng GD nói chung và GDMN nói riêng; Xây dựng được kế hoạch tuyển chọn ĐNGV mới chính là giúp nhà quản lý nhận ra những khoảng trống cần lấp đầy trong đội ngũ, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện đối với đội ngũ hiện tại và định hướng được chiều hướng phát triển của đội ngũ này trong tương lai.

Để thực hiện tốt biện pháp quy hoạch ĐNGV thì hiệu trưởng cần hiểu rõ tình hình giáo viên thực tế tại đơn vị; cần có tầm nhìn chiến lược để xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Hiệu trưởng không nên quá nóng vội, chủ quan mà cần lắng nghe ý kiến đóng góp của đội ngũ để biện pháp thực hiện được khả thi và tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ.


3.2.2. Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ viên mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh‌

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Tuyển chọn ĐNGVMN theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp cần phù hợp với mục tiêu chiến lược của nhà trường. Hiệu trưởng xác định tiêu chí tuyển chọn rõ ràng, quy trình tuyển chọn khách quan sẽ tuyển được giáo viên phù hợp với nhu cầu của phát triển của nhà trường. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu của trường góp phần giúp cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên sẽ thuận lợi hơn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Bổ sung xác định tiêu chí tuyển chọn ĐNGVMN theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp. Củng cố tiến hành thử việc giáo viên sau khi được tuyển chọn. Tăng cường thực hiện quy trình tuyển chọn công khai, khách quan theo tiêu chí. Thực hiện tốt quyết định tiếp nhận giáo viên chính thức sau khi thử việc.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

*Bổ sung xác định tiêu chí tuyển chọn ĐNGVMN theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp

Tiêu chí tuyển chọn giáo viên đã được các trường thực hiện theo qui định, tuy nhiên để tuyển chọn ĐNGVMN theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp thì tiêu chí tuyển chọn sẽ lưu ý về đạo đức, tác phong, hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng sư phạm. Hiệu trưởng cần cụ thể hóa các tiêu chí tuyển chọn và công khai cho mọi người được biết. Để xác định được các tiêu chí tuyển chọn, hiệu trưởng cần căn cứ vào Điều lệ trường mầm non, nội dung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và tình hình thực tế của nhà trường để xác định tiêu chí tuyển chọn phù hợp.

* Củng cố tiến hành thử việc giáo viên sau khi được tuyển chọn

Hiệu trưởng cần cho GV thử việc biết rõ quy định về thời gian thử việc và xác định mức lương cũng như các chế độ của nhà trường mà giáo viên được lãnh trong thời gian thử việc. Trong thời gian thử việc, hiệu trưởng cần giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp giáo viên thực hiện các công việc được giao. Hiệu trưởng phân công người hỗ trợ giáo viên trong quá trình thử việc, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí