Một Số Sản Phẩm Và Dịch Vụ (Bán Lẻ) Xanh Của Các Ngân Hàng Anh


đến như Sáng kiến Thế chấp Hiệu quả về Năng lượng hỗ trợ phát triển thế chấp xanh ở Châu Âu, Nguyên tắc Xích đạo - một bộ hướng dẫn đánh giá tài chính dự án kết hợp quản lý rủi ro xã hội và môi, Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu hỗ trợ việc huy động thị trường trái phiếu để đáp ứng những thách thức của biến đổi khí hậu…

Trong khi sự chú ý của thế giới là sự phục hồi COVID-19 nhanh chóng và bền vững, thì những rủi ro ngày càng tăng về biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục rình rập. Phục hồi sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư và đảm bảo không chỉ phục hồi xanh ngay lập tức mà còn cả sự phát triển bền vững lâu dài. Các nước cần các giải pháp sẵn sàng thúc đẩy địa phương phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu, sử dụng vốn và đổi mới từ khu vực tư nhân để thúc đẩy các mục tiêu công. Và các ngân hàng xanh chính là một câu trả lời linh hoạt và có thể thực hiện được để phục hồi kinh tế bền vững. Nhiều quốc gia đang trên đường biến giải pháp này thành hiện thực. Báo cáo State of Green Banks 2020 được công bố gần đây, cuộc khảo sát, tổng hợp và phân tích toàn diện đầu tiên về hoạt động ngân hàng xanh toàn cầu, cho thấy ngày càng nhiều quốc gia trên toàn thế giới đang khám phá các ngân hàng xanh. 27 ngân hàng xanh chuyên biệt đã tồn tại ở 12 quốc gia và 25 khu vực pháp lý khác đang tích cực khám phá mô hình để thực hiện các đóng góp do quốc gia xác định, thúc đẩy thị trường xanh địa phương và tạo việc làm. Các ngân hàng xanh hiện tại đã thể hiện một thành tích ấn tượng cho đến nay, đầu tư gần 25 tỷ đô la vốn tự có của họ kể từ các dự án hỗ trợ và ngoại lệ tương ứng với tổng giá trị 70 tỷ đô la vào giữa năm 2020. Hơn 45 tỷ đô la (hay 64 %) trong tổng số này đến từ khu vực tư nhân. Mặc dù các ngân hàng xanh hiện tại chủ yếu nằm ở các quốc gia có thu nhập cao, nhưng mô hình ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển. Các ngân hàng xanh mới nổi có mặt ở 25 quốc gia với các mức thu nhập và vùng địa lý trên thế giới.


CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NGÂN HÀNG XANH


Cơ sở lựa chọn quốc gia nghiên cứu


Trên cơ sở các nền tảng chính sách ban đầu của quốc tế, phần này sẽ nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển Ngân hàng xanh ở một số quốc gia nhằm minh họa và làm rõ hơn cách triển khai chính sách về Ngân hàng xanh trên thế giới vào các ngân hàng trong nước, bao gồm: Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cơ sở lựa chọn các quốc gia nghiên cứu dựa trên một số tiêu chí như sau:

Khả năng tiếp cận thông tin:

Đây là điều kiện tiên quyết nhất đối với sự lựa chọn các quốc gia nghiên cứu. Những quốc gia mà tác giả có điều kiện thu thập nhiều tài liệu, tiếp cận với các nguồn thông tin chính thống nhất về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng xanh và các chính sách phát triển ngân hàng xanh sẽ được ưu tiên lựa chọn nghiên cứu. Điều này góp phần đảm bảo các thông tin được đưa ra trong luận văn mang tính cập nhật và phù hợp với quan điểm của từng nước sở tại. Trên cơ sở đó, các khuyến nghị và bài học kinh nghiệm đưa ra sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực hơn cho Việt Nam.

Có thế mạnh trong vấn đề cần nghiên cứu:

Các quốc gia được lựa chọn đều có thành tựu nhất định trên trường quốc tế về phát triển ngân hàng xanh. Mô hình ngân hàng xanh được nhen nhóm và phát triển ở các quốc gia này từ khá sớm, vì thế đã có nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Phong trào ngân hàng xanh đã được khởi xướng từ Hoa Kỳ từ năm 2009, tức là 13 năm về trước, kể từ đó tổng số vốn đầu tư của ngân hàng xanh tăng liên tục và chỉ trong vòng chưa đến 10 năm đã đạt 7 tỷ USD. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính xanh bền vững ở châu Âu, với bề dày kinh nghiệm Anh hiện đang đi đầu trong việc phát triển và quốc tế hóa các giải pháp tài chính xanh để giúp các quốc gia trên thế giới đáp ứng các cam kết về khí hậu, đồng thời là quốc gia đầu tiên thành lập ngân hàng xanh quốc gia với tên Ngân hàng Đầu tư Xanh Vương quốc Anh (GIB). Úc cũng có một ngân hàng xanh quốc gia CEFC nằm ở cấp độ và giai đoạn cao nhất trong các mô hình phát triển ngân hàng xanh, nhanh chóng thiết lập các kỷ lục mới cả về số lượng và giá trị cam kết đầu


tư xanh giúp Úc có thể giảm lượng khí thải carbon xuống khoảng 10,8 triệu tấn CO2 mỗi năm. Ở châu Á, Trung Quốc là cái tên nổi bật ở mảng Tín dụng xanh và là thị trường trái phiếu xanh lớn nhất khu vực. Cách đây từ hơn 10 năm – năm 2021- hai trong số các ngân hàng lớn của Trung Quốc, đã xây dựng danh mục cho vay tín dụng xanh tổng hợp gần 200 tỷ USD. Trung Quốc cũng thể hiện được những tiến bộ rõ rệt trong việc nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn tài chính xanh, cơ chế đánh giá và phân tích rủi ro môi trường cũng như thực hiện đồng thời công tác xây dựng năng lực và đào tạo về tài chính xanh trên phạm vi rộng. Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là cái tên nổi bật khi đã chứng tỏ được sự đúng đắng trong hướng tiếp cận cho các chính sách phát triển bền vững, đẩy mạnh tín dụng xanh và hoàn thiện hệ thống tài chính xanh, giới phân tích cũng cho rằng đây là quốc gia dẫn đầu thị trường về tài chính bền vững trên nhiều phương diện.

Sự tương đồng:


Các quốc gia được lựa chọn, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Úc đều là những nước có ngân hàng xanh đã phát triển từ lâu, đồng thời ghi nhận vai trò của Chính phủ và cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ phát triển ngân hàng xanh. Nếu như Hàn Quốc với gói kích thích xanh “Green New Deal” giúp khôi phục nền kinh tế hay sáng kiến thẻ tín dụng xanh toàn quốc thì Trung Quốc đã là một trong những nước đầu tiên chú trọng phát triển chính sách xanh từ năm 1995, đưa ra Chính sách tín dụng xanh đột phá vào năm 2007 khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn cho các dự án thân thiện với khí hậu và ít hơn cho các dự án gây ô nhiễm cao. Hay chẳng hạn như Hoa Kỳ khi thông qua Đạo luật bồi hoàn môi trường năm 1980, trở thành một trong những nước đầu tiên có quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉ đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm mà còn của các bên liên quan khác, bao gồm cả ngân hàng, Anh có Khung Tài chính Xanh, Úc là một trong số các quốc gia đi đầu thế giới về các chính sách bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái… Các quốc gia này coi trọng vai trò của cơ quan quản lý trong việc hoạch định một chiến lược tổng thể để phát triển bền vững, sau đó cụ thể hoá các hạng mục thành các mục tiêu và kế hoạch thực hiện, đồng thời phát triển hệ thống tài chính xanh trên cơ sở gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế. Quá trình phát triển hệ thống tài chính


xanh kết hợp chặt chẽ với chiến lược tăng trưởng xanh, cũng như chiến lược phát triển chung của Chính phủ nhằm đảm bảo mang lại lợi ích chung trong dài hạn. Các các ngân hàng quốc gia, các định chế tài chính lớn được lấy làm trọng tâm để điều tiết và hỗ trợ các phân khúc nhỏ hơn. Mô hình phát triển xuất phát điểm “từ trên xuống”, cơ quan quản lý đưa ra định hướng phát triển và ban hành các văn bản hướng dẫn tương ứng nhằm mục đích dẫn dắt, hướng dẫn tạo sự an tâm, đồng thời sử dụng các công cụ cơ chế khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp.

Đây là tiêu chí rất có ý nghĩa đối với trường hợp Việt Nam bởi vì ngân hàng xanh ở Việt Nam cũng là một thị trường chịu sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ từ các chính sách quản lý của Chính phủ và sự điều tiết từ Ngân hàng TW. Việc lựa chọn các nước có sự tương đồng về vai trò của cơ quan quản lý giúp cho các bài học kinh nghiệm rút ra trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn.

2.1 Kinh nghiệm của Anh về Ngân hàng xanh

2.1.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Anh

Có thể nói Anh là một trong những quốc gia đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính xanh bền vững, với nhiều kinh nghiệm và ảnh hướng lớn tại châu Âu.

Năm 2012, Ngân hàng Đầu tư Xanh Vương quốc Anh (GIB) được thành lập bởi Chính phủ Vương quốc Anh. Đây là tổ chức đầu tiên thuộc loại hình này trên thế giới, được tài trợ công khai và được thiết kế để huy động tài chính tư nhân vào lĩnh vực năng lượng xanh. Chỉ trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2017, GIB đã giúp tài trợ hơn 12 tỷ bảng Anh cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh của Vương quốc Anh. Đây là Ngân hàng Xanh quy mô quốc gia, thực hiện chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng xanh.

Các ngân hàng khác của Anh cũng tích cực hướng tới Net Zero với công cuộc xanh hoá của mình. Các sản phẩm xanh liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng Anh tương đối đa dạng và hết sức sáng tạo, có thể kể đến như bên dưới:


Bảng 2.1: Một số sản phẩm và dịch vụ (bán lẻ) xanh của các ngân hàng Anh


Loại sản phẩm

Ngân hàng tiêu biểu

Đặc điểm nổi bật

Thế chấp xanh

Abbey, HBOS,

Halifax

cung cấp các sản phẩm tài chính thế chấp xanh hoặc tiết kiệm năng lượng trực tuyến, các khoản thế chấp nhà xanh được cung cấp ở quy mô lớn nhất cả nước


CFS

Một thiết kế thế chấp xanh sáng tạo là thiết kế kết hợp đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. CFS cung cấp xếp hạng năng lượng nhà miễn phí khi mua nhà và bù đắp lượng khí thải carbon bằng cách mỗi năm khi khách hàng có thế chấp, ngân hàng sẽ trả cho Climate Care để bù đắp 1/5 lượng CO2 khí thải tương ứng. Kể từ năm 2000, số tiền quyên góp về biến đổi khí hậu của chương

trình đã lên tới 1,5 triệu bảng Anh.

Ngân hàng trực tuyến

Starling bank

Là một ngân hàng hoàn toàn không có chi nhánh, không có giấy tờ, chạy bằng 100% năng lượng tái tạo và cung cấp thẻ ghi nợ bằng nhựa có thể tái chế 75%

Cho vay ô tô xanh

CFS

Cung cấp các khoản vay mua ô tô “xanh” và liên kết sản phẩm với các dịch vụ giáo dục nhấn mạnh mức độ đóng góp cao của ngành giao thông đối với lượng phát thải KNK toàn cầu. Ví dụ: mỗi khoản vay mua ô tô do CFS cung cấp đều bao gồm một gói chào mừng cung cấp thông tin về các mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu và giúp ô tô xanh hơn. Ngân hàng CFS cũng cam kết bù đắp 1/5 lượng khí thải CO2 của xe trong suốt thời gian vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 6


Thẻ tín dụng xanh

Barclays

Về đặc điểm vật lý của thẻ “xanh”, Barclays là công ty đi đầu trong việc sản xuất thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung tính carbon đầu tiên của Vương quốc Anh. Theo sáng kiến này, lượng khí thải liên quan đến cả quá trình sản xuất và cá nhân hóa thẻ của Barclays được bù đắp thông qua Công ty Carbon Neutral. Ngoài ra, còn có sản phẩm thẻ tín dụng Barclaycard Breathe, được tiếp thị và vận hành trực tuyến, được làm bằng PETG, một loại vật liệu thay thế thân thiện với môi trường cho nhựa thông thường, đồng thời bao gồm các khoản chiết khấu và lãi suất vay thấp được cung cấp cho người dùng khi mua các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, chẳng hạn như thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc thẻ giao thông công cộng. Ngoài ra, Barclaycard sẽ tặng một nửa lợi nhuận sau thuế của Breathe’s để tài trợ cho các dự án giảm khí thải carbon, trên toàn thế giới.


CFS

Ngân hàng trích ra 1,25 bảng cho mỗi 100 bảng do khách hàng cá nhân (thẻ ghi nợ Co-op và thẻ tín dụng) và khách hàng doanh nghiệp (thẻ visa doanh nghiệp Co-op) chi tiêu cho Chiến dịch “Customers Who Care” của ngân hàng


Rabobank

Thẻ Tín dụng Khí hậu: Ngân hàng sẽ quyên góp cho Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Tổng số tiền đóng góp tùy thuộc vào cường độ năng lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được mua bằng thẻ.


Sản phẩm bán hàng xanh

Barclays, HSBC

Sáng kiến Tiền tệ và Carbon nhằm khuyến khích người tiêu dùng bù đắp lượng khí thải CO2 liên quan đến việc di chuyển bằng đường hàng không. Hợp tác với tổ chức bù đắp Climate Care, Barclays đã thiết lập một trang web đồng thương hiệu cho sản phẩm, nguồn quỹ sau đó được sử dụng để đầu tư vào các dự án năng lượng hiệu quả, phục hồi rừng và / hoặc năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Anh cũng là cái nôi của nhiều sáng kiến sáng tạo ngân hàng xanh, nơi các khách hàng có thể bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu trong khi thực hiện ngân hàng kỹ thuật số hàng ngày của họ. Starling bank là một ví dụ như vậy. Bên cạnh đó, họ cung cấp cho khách hàng cơ hội tham gia vào sáng kiến Trồng cây giống. Ngân hàng của Vương quốc Anh đã hợp tác với Trillion Trees, một tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận nhằm chống nạn phá rừng và trồng lại 1 nghìn tỷ cây vào năm 2050, để cung cấp một chương trình giới thiệu. Theo kế hoạch này khi một khách hàng của ngân hàng Starling giới thiệu ngân hàng với một người bạn và người bạn đó tham gia vào ngân hàng, Trillion Trees sẽ trồng một cây mới trên đường đi để làm cho hành tinh trở nên xanh hơn.


Ngoài ra, ngân hàng HSBC của Vương quốc Anh đã xây dựng một hệ thống các dịch vụ “tài chính xanh” nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các mục tiêu về môi trường và bền vững như Quỹ DNVVN xanh (SME), Các khoản cho vay kỳ hạn xanh, Tín dụng quay vòng xanh (RCF), Cho mua, cho thuê và cho vay tài sản xanh. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như HSBC UK đã cung cấp tài trợ cho David Luke Schoolwear. Nhà cung cấp đồng phục học sinh có trụ sở tại Manchester đã lắp đặt hơn 1.000 tấm pin mặt trời với sự hỗ trợ từ Ngân hàng HSBC Vương quốc Anh để giảm lượng khí thải carbon và cắt giảm chi phí. Kết quả của việc lắp đặt, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra mảng năng lượng mặt trời cao nhất 295kw-h tại chỗ, giúp giảm 25 tấn khí thải carbon mỗi năm. Trong suốt hơn 25 năm dùng năng


lượng mặt trời, David Luke Schoolwear hy vọng sẽ tiết kiệm được tới 3.600 tấn khí thải carbon. Tháng 11/2021, Ngân hàng này đã công bố ra mắt Quỹ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) xanh trị giá 500 triệu bảng Anh như một phần trong cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô chuyển đổi và phát triển mạnh trong nền kinh tế các-bon thấp. Quỹ này dành cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 25 triệu bảng Anh và sẽ hoàn tiền 1% cho các khoản vay, bắt đầu từ 1000 bảng Anh để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các hoạt động xanh. Đây là ưu đãi xanh đầu tiên dành cho các doanh nghiệp nhỏ với đề xuất hoàn tiền ở Anh.

Ở quy mô lớn hơn, các ngân hàng Anh hầu hết đều có các bộ phận dịch vụ

chuyên biệt dành riêng cho việc tài trợ dài hạn cho các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,.. Trong một số trường hợp, các ngân hàng chuyên về một hoặc nhiều loại công nghệ năng lượng tái tạo, chẳng hạn như BNP Paribas. Ngân hàng có trụ sở toàn cầu ở Luân Đôn này là nhà tài chính hàng đầu về gió trên thế giới, cung cấp 13,4% tổng tài chính thế giới cho các trang trại gió vào năm 2005. Triodos với một trong số trụ sở ở Anh cũng được đánh giá là một trong những ngân hàng bền vững nhất trên thế giới. Kể từ năm 1980, các sản phẩm tài chính bền vững của ngân hàng này đã cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng tiền của họ theo những cách có lợi cho con người và môi trường. Triodos cho vay các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều phải tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Do sự khởi động của Chương trình Mua bán Khí thải của EU (EU ETS), sản phẩm và dịch vụ hàng hóa carbon cũng phát triển từ sớm ở các ngân hàng tại Anh. Hầu hết các ngân hàng có được các khoản tín dụng carbon để phục vụ nhu cầu tuân thủ của khách hàng doanh nghiệp của họ hoặc để cung cấp một sản phẩm có thể giao dịch cho các bàn giao dịch của ngân hàng. Một số ngân hàng tiêu biểu hoạt động tích cực trong lĩnh vực này, sử dụng một loạt các phương pháp tài trợ để cải thiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, đảm bảo cơ hội và phòng ngừa rủi ro. BNP Paribas đã phát triển chuyên môn sâu rộng về tài trợ carbon và đã có một danh mục tín dụng carbon đáng kể, chỉ tính đến năm 2012 đã vượt quá 25 triệu tấn. Các loại dịch vụ tài chính carbon khác nhau được BNP Paribas cung cấp ở các giai đoạn khác nhau của dự án và chu kỳ Kyoto: vốn hoặc thoả thuận thực hiện ở giai đoạn đầu ý tưởng dự án; tài chính dự án và các giải pháp tài trợ xuất khẩu ở giai đoạn thực hiện dự án; các giải

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí