Tỷ Lệ (%) Cho Vay/huy Động (Ldr) Giai Đoạn 2008-2011


nghiệp dân đạt 1.882 nghìn tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp dân doanh thành lập mới giai đoạn 2001 – 2005.

Các doanh nghiệp Việt Nam với vốn tự có thấp hầu hết dựa vào vốn vay ngân hàng để kinh doanh. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào” bầu sữa ngân hàng”. Chính vị ngọt của vốn giá rẻ khiến cho doanh nghiệp say sưa với những dự án kinh doanh mạo hiểm, thậm chí thiếu thực tế. Thị trường bất động sản chứng kiến nhiều dự án siêu sang, những căn hộ đẳng cấp mà theo chủ dự án để phục vụ tầng lớp đông người giàu có. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm tín dụng thắt chặt, tính đến cuối năm 2011, ở Việt Nam có khoảng 622.977 doanh nghiệp đã có 79.014 công ty giải thể. Riêng năm 2011, cả nước có 77.548 doanh nghiệp thành lập mới thì 7.611 đơn vị sớm dừng hoạt động. Tín dụng giá cao đã trở thành bộ lọc hữu hiệu đối với doanh nghiệp khi khoảng 10% lượng doanh nghiệp mới sớm phải đóng cửa

Thực tế cho thấy trong một thời gian dài tăng trưởng GDP của nền kinh tế dựa trên tăng quy mô cả nền kinh tế, còn các yếu tố năng suất lao động, công nghệ đóng góp không nhiều và giảm theo các năm. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp, sự khó khăn từ tín dụng buộc các doanh nghiệp phải tăng trưởng theo “chiều dọc”, đầu tư nhiều hơn vào yếu tố công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất. Người lao động cũng phải chấp nhận thực tế là ít nhân lực hơn, làm việc nhiều hơn, nâng cao năng suất.


2.1.5.4. Đánh giá tỷ lệ cho vay/huy động (LDR)


Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã từng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động, dẫn đến sự mất cân bằng khi tiền gửi ngắn hạn được đem cho vay dài hạn. Các ngân hàng gần đây thường chiếm dụng vốn lẫn nhau, chứng tỏ tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá căng thẳng. Điều đáng nói là, căng thẳng thanh khoản đã lan từ ngân hàng nhỏ, ngân hàng yếu sang cả ngân hàng lớn, ngân hàng mạnh.

Năm 2010, NHNN ban hành ban hành Thông tư 13 theo đó giới hạn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) không quá 80%. Tuy nhiên xét trong thực tế những năm


từ 2007 - 2011, LDR luôn ở mức trên 90%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự vi phạm tỷ lệ này của các NHTMCP khi có giai đoạn cho vay vượt quá huy động trên 100%. Trong khi LDR của các NHTM nhà nước chỉ từ 60-70%.


Bảng 5: Tỷ lệ (%) cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008-2011


Năm

2008

2009

2010

Ước 2011

LDR

0,95

1,01

1,01

1,02-1,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Nguồn: Lê Xuân Nghĩa (2012), Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và Triển vọng 2012-2015, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. [14]

Theo số liệu của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia thì LDR của cả nền kinh tế còn cao hơn, cụ thể LDR trong 02 năm 2009 và năm 2010 là 101% và ước cho năm 2011 là 102-103%, thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ rủi ro, đặc biệt là về rủi ro thanh khoản, dù điểm quyết định cho một tỷ lệ LDR an toàn là cơ cấu các kỳ hạn vốn huy động và cho vay, hay bản chất và trạng thái của các nguồn vốn khi hệ thống NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn vì đại bộ phận nguồn vốn huy động của người dân hiện nay chủ yếu kỳ hạn ngắn, tiền gửi rất linh hoạt kỳ và biến động. Tỷ lệ này là tương đối cao khi so sánh với quy định của một số nước như: Trung Quốc 0,75; Philippines 0,75; Indonesia 0,75 - 1,02.

Từ ngày 01/09/2011, Theo quy định tại Thông tư 22 của NHNN, tỷ lệ cho vay khống chế không được quá 80% và 85% (theo nhóm ngân hàng hoặc công ty tài chính) vốn huy động được quy định trong Thông tư 13 năm 2010 đã được hủy bỏ, thị trường chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại khi LDR của nhiều NHTM đã lên tới 90%, thậm chí tới 100% hoặc cao hơn, huy động được bao nhiêu thì cho vay bấy nhiêu, khi huy động khó khăn, mất cân đối kỳ hạn dẫn tới khó khăn thanh khoản…

Trong đề án 254 của Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống NHTM có đặt giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các NHTM Nhà nước phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn. Đề án đặt mục tiêu từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.


2.1.6. Một số đánh giá về môi trường pháp lý cho hoạt động của hệ thống NHTM‌

Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta về cơ bản đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh ngày càng sâu rộng các quan hệ phát sinh trong xã hội (xin xem thêm phụ lục 8). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc cần được nghiên cứu điều chỉnh và hoàn thiện thêm. Một số ví dụ như sau:

(i) Theo quy định của Luật Đất đai 2003, tổ chức kinh tế (bao gồm cả tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê) được quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật (Điểm d Khoản 2 Điều 110). Trong khi đó, theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng để vay vốn.

(ii) Theo quy định của Điều 321 Bộ luật dân sự 2005 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, cổ phiếu hình thành trong tương lai có thể được dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố, cổ phiếu chưa có trên tài khoản. Trong thời gian chờ ghi “Có” vào tài khoản lưu ký của bên cầm cố thì bên cầm cố không thể giao cổ phiếu (tài sản bảo đảm) cho bên nhận cầm cố như theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

(iii) Theo khoản 5 Điều 349 Bộ luật dân sự 2005, bên thế chấp tài sản có quyền cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp. Trên thực tế, trong thời hạn thế chấp, người thứ ba là người được bên thế chấp cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp có thể thực hiện các hoạt động đầu tư để làm tăng giá trị tài sản thế chấp. Việc đầu tư này có thể được sự đồng ý hoặc không đồng ý của bên thế chấp. Tuy nhiên, Nghị định 163/2006/NĐ- CP chưa có quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba đầu tư vào tài sản


thế chấp (khi được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp) khi tài sản thế chấp bị xử lý. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba và phát sinh tranh chấp giữa các bên.

(iv) Về trách nhiệm của UBND, cơ quan công an trong việc hỗ trợ người xử lý tài sản thu giữ tài sản bảo đảm. Các TCTD vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Do đó, đề nghị bổ sung các quy định tăng cường trách nhiệm của UBND, cơ quan công an trong việc hỗ trợ bên nhận bảo đảm không chỉ trong trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm có hành vi chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác mà trong cả quá trình thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý.


2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM‌


2.2.1. Diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM từ 2005-30/09/2012‌


Mặc dù theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu do các TCTD báo cáo đến hết 09/2012 ở mức 4,49% tổng dư nợ, tức là đã cao hơn mức 3,30% vào cuối năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu do cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chọn mẫu từ hơn 1 triệu khách hàng khảo sát tại 57 TCTD công bố lên tới 8,80% tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên thực tế còn có thể còn cao do một số ngân hàng có thể không trích dự phòng đầy đủ cho các khoản vay của các DNNN lớn.


Bảng 6: Diễn biến nợ xấu từ 2005 – 30/09/2012 (ĐVT: 1.000 tỷ đồng)


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

09/12

Dư nợ

527

661

1.017

1.275

1.754

2.301

2.577

2.637

Nợ xấu

17

13

20

45

36

58

85

232

Tỷ lệ

3,18%

2,00%

2,00%

3,50%

2,03%

2,51%

3,30%

8,80%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010),

[26] và Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thực trạng nợ xấu của các Tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, [13].


Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo như số liệu công bố chính thức tăng từ 2,5% năm 2010 lên 3,1% trong 6 tháng đầu năm và 3,3% vào cuối năm 2011, tương ứng với khoảng 85.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, nợ xấu của hệ thống tính đến 30/09/2012 là 8,8%, tương đương 232.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu được các cơ quan Nhà nước công bố vẫn chưa thống nhất tại một thời điểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí định lượng (như: thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng).

Thứ hai, việc phân loại nợ bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD.


Bảng 7: Các tỷ lệ nợ xấu được công bố tại thời điểm 30/09/2012


Tổ chức đánh giá

Tỷ lệ nợ xấu

- NHNN tổng hợp từ báo cáo của các TCTD

4.5%

- Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN

8.8%

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

10.0%

- Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

8,25%-14,0%

- Fitch-Ratings

> 13.0%

Nguồn: Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, [13]

Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.


Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN. Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số NHTMCP yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các TCTD cao hơn nhiều số hiện báo cáo của TCTD. Trong khuôn khổ luận văn này, người viết lấy số liệu nợ xấu do các Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN (8,8%) báo cáo để phân tích.

Nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong năm 2011 và chưa được cải thiện được trong 06 tháng đầu năm 2012, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Bên cạnh đó thị trường bất động sản chậm phục hồi làm cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng như việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu của các TCTD thêm khó khăn.

Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu luôn là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay, trong đó có hai vấn đề chính cần chú ý:

(1) Sự khác biệt trong cách phân loại nợ theo chuẩn Việt Nam (VAS) và theo chuẩn quốc tế (IAS) và;

(2) Sự gia tăng nợ xấu của toàn hệ thống trong thời gian gần đây.


Hiện tại, NHNN đang xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan, các TCTD, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố về dự thảo Thông tư quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, nhằm thay thế Quyết định 493/2009/QĐ-NHNN.


2.2.2. Phân tích nợ xấu


Nợ xấu có xu hướng tăng lên mạnh mẽ và thay đổi từng ngày. Người viết sẽ phân tích nợ xấu theo nhóm nợ, theo lĩnh vực cho vay, theo nhóm TCTD và theo đối tượng khách hàng như sau:


2.2.2.1. Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ‌‌


Theo quyết định 493/QĐ-NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn

Trước hết, tốc độ tăng nợ xấu, đặc biệt là ở các nhóm 3, 4 và nhóm 5 tăng liên tục qua các tháng. Đây là điều đáng lo khi mà thời điểm cuối năm, các ngân hàng đứng trước áp lực thu hồi vốn trả khách hàng để họ chi trả thanh lý hợp đồng; có thêm nguồn thực hiện các cam kết tài chính; kết chuyển sổ sách cuối năm. Những áp lực này càng tăng thêm khi mà tốc độ tăng trưởng tiền gửi đang có dấu hiệu chững lại.

Theo báo cáo của Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, nợ nhóm 3 và nhóm 4 hiện nay chiếm khoảng 60% tổng nợ xấu tương đương 139.260 tỷ đồng và 5,28% tổng dư nợ . Trong khi đó riêng nợ nhóm 5 là 92.840 tỷ đồng, tương đương với 40% nợ xấu và 3,52% tổng dư nợ.

Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì nợ nhóm 5 là “nợ có khả năng mất vốn”, tuy nhiên đây là số nợ chưa chắc chắn bị mất vốn bởi đã được trích lập dự phòng rủi ro và có tài sản bảo đảm.

Trong điều kiện nền kinh tế chưa có các dấu hiệu cải thiện, nợ xấu sẽ còn liên tục thay đổi hàng ngày và với tốc độ tăng nợ xấu cao, tỷ trọng nợ xấu ở các nhóm 4 và nhóm 5 lan rộng thêm trong cơ cấu nợ không đủ tiêu chuẩn, sẽ là những tín hiệu lo ngại về nguy cơ thất thoát vốn ở các NHTM.

2.2.2.2. Phân tích nợ xấu theo lĩnh vực cho vay‌


Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, ngành phi sản xuất bao gồm ngành BĐS, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Các ngành này được xếp vào diện rủi ro 250%.


Theo dữ liệu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 09/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 2,56% so với 31/12/2011. Trong đó, tín dụng đối với tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 15,16% trong tổng dư nợ, ước tính tương đương với hơn 400.000 tỷ đồng.

Về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, tính đến cuối tháng 5 là khoảng 197.000 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 7,5% tổng số dư nợ. Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỉ đồng, tương đương 6,5% dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản. Số nợ xấu cho vay bất động sản chiếm tỉ lệ khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu hệ thống ngân hàng.

Về cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán có xu hướng giảm, đến ngày 31-5 còn gần 12.000 tỉ đồng, nợ xấu 485 tỉ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ cho vay chứng khoán.

Theo báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, nợ xấu hiện nay chủ yếu rơi vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng do thị trường bất động sản đóng băng quá dài. Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 DNNN với 100% vốn Nhà nước phân chia theo lĩnh vực gồm có 248 doanh nghiệp công nghiệp; 114 doanh nghiệp xây dựng; 135 doanh nghiệp giao thông vận tải; 341 công ty nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy nông và 471 doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Như vậy có khoảng 500 DNNN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải chiếm khoảng 42% tổng dư nợ tương đương 1.100.000 tỷ đồng. Đây là hai nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Với đặc điểm của các ngành này là nợ vay ngân hàng thường là nợ vay trung dài hạn, do vậy một khi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chưa hồi phục thì hiệu quả của các dự án này sẽ bị ảnh hưởng, tác động dây chuyền và lan tỏa trong thời gian dài, và muốn khắc phục xử lý phải tốn rất nhiều thời gian. Hiện nợ xấu của 02 nhóm ngành này chiếm tỷ lệ khoảng 35% tổng nợ xấu.

Về các khoản nợ có tài sản bảo đảm, theo báo cáo của các TCTD, có đến 84% nợ xấu có tài sản bảo đảm với 66% được bảo đảm bằng bất động sản, chỉ 16% nợ xấu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí