DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu Tên bảng Trang
51
Bảng 2.1 Kết quả đánh giá chất lượng hai mặt giáo dục và tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2017-2018
55
Bảng 2.2 Thực trạng đánh giá của CBQL về mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.
56
Bảng 2.3 Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức; yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán
60
Bảng 2.4 Thực trạng đánh giá của CBQL, GV và HS về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán
Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về điều kiện cơ sở
Bảng 2.5
Bảng 2.6
vật chất, tài chính phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 61 môn Toán đã triển khai trong thực tế
Thực trạng đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên Toán về
vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, 63 đánh giá kết quả học tập môn Toán
66
Bảng 2.7 Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; chỉ đạo, thực hiện kế hoạch
67
Bảng 2.8 Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên về tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Toán
69
Bảng 2.9 Thực trạng đánh giá của CBQL về thực hiện quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá
72
Bảng 2.10 Thực trạng đánh giá của CBQL về tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý, giáo viên
chính cho hoạt động kiểm tra, đánh giá | ||
Thực trạng đánh giá của CBQL, giáo viên và học sinh về yếu | ||
Bảng 2.12 | tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết | 77 |
quả học tập môn Toán | ||
Bảng 3.1 | Mức độ cần thiết của các biện pháp | 112 |
Bảng 3.2 | Mức độ khả thi của các biện pháp | 115 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Ở Trường Trung Học
- Các Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
Bảng 2.11 Thực trạng đánh giá của CBQL về đảm bảo cơ sở vật chất, tài 74
Bảng 3.3 Tổng hợp mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp117
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hội nhập thế giới đòi hỏi chất lượng giáo dục phải nâng lên đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc cấp bách là tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục là nòng cốt nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với vai trò to lớn này, việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các môn học, thì việc đổi mới kiểm tra đánh giá cũng được những người làm giáo dục quan tâm đặc biệt. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương pháp dạy học thì cũng phải đổi mới kiểm tra, đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả của người học là một nhiệm vụ không thể thiếu trong giáo dục giáo dục nói riêng.
Trong giáo dục việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học được thực hiện trong suốt quá trình giáo dục, dạy học từ khâu tuyển chọn học sinh vào học đến khâu kiểm tra đánh giá việc tiến hành quá trình giáo dục, quá trình dạy học và khâu kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá giúp người học biết được kết quả học tập và rèn luyện để tiếp tục phấn đấu đi lên, giúp cho nhà giáo dục, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục nắm được kết quả giáo dục, dạy học, quản lý giáo dục để khẳng định, điều chỉnh, rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục dạy học và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về lý luận quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các bộ phận trong một cơ sở giáo dục, một trường học là một chức năng không thể thiếu trong quản lý. Bởi lẽ nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường là đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đất nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa lực lượng sản xuất, trong đó phải nói đến là chất lượng của lực lượng lao động phải được đào tạo đạt trình độ chuẩn, trang bị cho học sinh có trình độ tri thức phổ thông cơ bản phù hợp với thực tiễn trên cơ sở đó hình hành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu, nó vừa là động lực, vừa là nhân tố nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đánh giá trình độ nhận thức của học sinh hiện tại so sánh với mục tiêu đào tạo. Từ đó đánh giá trình độ nhận thức của học sinh và khả năng giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá nhằm để phát hiện kịp thời những lệch lạc trì trệ và các nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các quyết định khắc phục, nhằm điều chỉnh quá trình điều hành, cải tiến các biện pháp chỉ đạo nhằm đạt kết quả cao nhất của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện mối quan hệ ngược để nắm được các hiệu quả của các quyết định, các kế hoạch và tính khả thi của chúng. Kiểm tra đánh giá khách quan đúng mức còn nhằm phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch định hướng đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. Vì thế muốn thực hiện có kết quả mục tiêu nội dung giáo dục cần phải quan tâm tới hoạt động kiểm tra đánh giá, qua đó có thông tin quản lý để thực hiện các chức năng quản lý khác như: hoạch định, tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động giáo dục có kết quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục nói chung và trong giáo dục THPT nói riêng. Nhiều năm qua, cả nước đã có nhiều nghiên cứu về việc tổ chức quản lý các hoạt động giảng dạy đặc biệt là quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT tại các cơ sở. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) nêu rõ: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội(Ban chấp hành Trung Ương, 2013) .Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT(Thông tư 58) ngày 12/12/2011 ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh THCS, THPT. Công văn 5555/CV- BGDĐT ngày 8/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn ở trường trung học qua mạng. Thế nhưng, những năm gần đây công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi các CBQL,
giáo viên và học sinh cần quan tâm và chú trọng vào công tác kiểm tra, đánh giá KQHT. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý, tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long còn gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh ở các trường trung học phổ thông ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long bước đầu đã đạt được một số thành tựu; tuy vậy, vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế. Nếu hệ thống hóa được cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý bảo đảm khoa học, có tính cần thiết và khả thi thì sẽ cải thiện được công tác quản lý, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học, trong đó nghiên cứu sâu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, những qui định của ngành giáo dục có liên quan đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường trung học phổ thông.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Bảng hỏi được thiết kế với mục đích điều tra thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán tại các Trường THPT ở thành phố Vĩnh Long. Bảng hỏi thứ nhất dành cho đối tượng là CBQL(Hiệu trưởng,phó hiệu trưởng,tổ trưởng tổ chuyên môn,tổ phó chuyên môn,khối trưởng khối 10,11,12). Bảng hỏi thứ hai dành cho đối
tượng là giáo viên dạy môn Toán. Bảng hỏi thứ ba dành cho đối tượng là học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp này được sử dụng để nhằm thu thập thông tin một cách trực tiếp. Đặc biệt là phỏng vấn CBQL(Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng,tổ phó bộ môn,khối trưởng bộ môn), GV để hỗ trợ cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn toán tại các trường THPT Thành phố Vĩnh Long.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu thu được từ quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn toán tại các trường THPT Thành phố Vĩnh Long.
Dùng để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính xác cho từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu về hoạt động và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong chương trình và giờ học chính khóa ở trường trung học phổ thông; không đề cập đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán dưới các hình thức khác và của các đối tượng khác ở trong trường(nếu có). Các đề mục có chứa nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán được hiểu là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường THPT theo như giới hạn ở trên.
Đề tài nghiên cứu lý luận, tổ chức khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán các trường THPT ở thành phố Vĩnh Long với chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường THPT;
cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục khác của trường thực hiện chức năng ủy quyền của chủ thể quản lý, trong đó tổ trưởng chuyên môn là lực lượng nòng cốt trong quản lý hoạt động này.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long năm học 2017 - 2018; đề xuất biện pháp quản lý hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT môn toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long. Các biện pháp này có tính cần thiết và khả thi, nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đổi mới quản lý hoạt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyển nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.