Phương Pháp Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Tiểu Học


chương trình và sách giáo khoa đã thể hiện rất rất phù hợp các hoạt động này tại lớp cho giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế đặc thù của từng trường ở đô thị hay nông thôn mà có những nội dung tăng hoặc giảm cho phù hợp thể trạng học sinh. Ví dụ như trẻ em nông thôn (vùng núi, đồng bằng), đi bộ đến trường hàng ngày cả km thì có thể nội dung vận động đi bộ không cần rèn luyện mà thay vào đó là nội dung khác cho phù hợp hơn.

* Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Các hoạt động TDTT chủ yếu do ngành GD-ĐT phối hợp với ngành TDTT các cấp tổ chức cho học sinh tiểu học tham gia đều gọi chung là hoạt động TDTT ngoại khóa.

Đây là hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao, dành cho học sinh có năng khiếu TDTT có môi trường phát triển tài năng của mình. Hoạt động này có sự phối hợp của hai ngành GD-ĐT và TDTT địa phương các cấp.

Các hoạt động TDTT ngoài giờ chính khóa ở cấp tiểu học bao gồm: Hội khỏe Phù Đổng do Ngành GD-ĐT tổ chức cấp trường mỗi năm một lần, cấp huyện, thị xã 2 năm một lần và cấp tỉnh, toàn quốc 4 năm một lần; Các Hội thi, giải đấu mang tính chất phong trào TDTT chào mừng các hoạt động văn hóa, xã hội của ngành GD-ĐT và địa phương các cấp tổ chức.

1.3.4. Phương pháp giáo dục thể chất ở trường tiểu học

Theo Trịnh Trung Hiếu (1997), phương pháp giáo dục thể dục thể thao chủ yếu là phương pháp tập luyện kết hợp với việc sử dụng phương pháp lời nói và phương pháp trực quan. Nhưng đối với học sinh tiểu học cần hạn chế sử dụng phương pháp lời nói mà tích cực, thường xuyên sử dụng các phương pháp trực quan.

Ở cấp tiểu học cần sử dụng bài tập luân phiên giữa căng thẳng và thả lỏng, tránh tập các bài tập tĩnh tại trong thời gian kéo dài dễ gây sự mất tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


trung, nhàm chán. Giảm đến mức thấp nhất các bài tập có trọng lượng trong tư thế đứng. Chú ý củng cố các cơ lưng bụng, hoàn thiện thăng bằng, thở và tư thế.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 5

Đối với giảng dạy các động tác đảm bảo tính tự giác, tích cực của các em bằng cách giáo dục các em suy nghĩ về tác dụng của động tác và khâu quan trọng của động tác. Làm cho các em nhận thức được mối quan hệ giữa kết quả tập luyện và sự cần cù tập luyện. Cho các em đánh giá và phát hiện sai lầm của mình và của bạn trong khi thức hiện động tác.

Cần đảm bảo tính trực quan nên sử dụng rộng rãi trực quan trực tiếp thông qua động tác thị phạm của thầy cô, hình ảnh trực quan, clip tập,… Về sau các em đã có khả năng tư duy trừu tượng tổ hơn nhưng chủ yếu vẫn dựa vào thị giác.

Ngoài ra còn đảm bảo nguyên tắc vừa sức và chiếu cố đặc điểm cá nhân: trang bị cho các em một số đọng tác đơn giản dùng sức ở mức độ nhất định để sau có thể đạt nhiệm vụ vận động phức tạp.

Đảm bảo nguyên tắc hệ thống là chú ý đến tác dụng tổng hợp của các loại phương tiện, chú ý đến tính thường xuyên luyện tập.

Đảm bảo nguyên tắc tăng tiến, đó là cần phải tuân thủ việc tăng khối lượng, độ khó,… từ từ. Thường xuyên thay đổi động tác kết hợp căng thẳng và thả lỏng cơ kết hợp luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.

Ngoài ra cần lưu ý giáo dục tố chất vận động một cách phù hợp và rèn tính khéo khéo, mềm dẻo, sức nhanh, sức mạnh, sức bền phù hợp lứa tuổi tiểu học (Trịnh Trung Hiếu,1997).

1.3.5. Phương tiện giáo dục thể chất ở trường tiểu học

Các phương tiện chủ yếu của giáo dục thể dục thể thao cấp tiểu học là thể dục cơ bản gồm: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung (tay không và đạo cụ), bài tập thực dụng (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác). Trò


chơi vận động (chiếm phần lớn). Ngoài ra có thể tập một số môn thể thao như bơi lội, bóng đá mini, thể dục nghệ thuật.

Đối với những em sức khỏe yếu, thể chất phát triển không bình thường thì nên tổ chức những giờ học riêng có tên gọi là thể dục chữa bệnh (Trịnh Trung Hiếu,1997).

1.3.6. Tổ chức giảng dạy các giờ thể dục chính khóa ở tiểu học

* Kế hoạch giảng dạy

Theo Trịnh Trung Hiếu (1997), kế hoạch giảng dạy được đặt ra phải căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ, nội dung chương trình, đặc điểm học sinh, điều kiện thời tiết, sân bãi và phương tiện thực hiện.

Thực hiện kế hoạch phân phối chương trình thể dục chính khóa theo quy định sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT hiện hành. Ngoài ra, giáo viên thể dục cần xây dựng kế hoạch rèn luyện sức khỏe trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như : thể dục trước giờ học; thể dục giữa giờ (buổi) học; thể dục 1 phút trong giờ học; huấn luyện đội tuyển, kế hoạch thi đấu,…

* Hình thức, tính chất giờ học thể dục

Ở cấp tiểu học, hiện có 5 loại bài học thể dục sau: (1) Bài giới thiệu, đầu năm học, giáo viên giới thiệu chương trình thể dục của lớp trong năm học, học kỳ theo kế hoạch chương trình sách giáo khoa thể dục của Bộ GD- ĐT; (2) Bài mới, là loại bài lấy việc truyền thụ kiến thức kỹ năng làm nội dung chủ yếu; (3) Bài ôn tập, chủ yếu nhằm củng cố để dần dần đi đến hoàn chỉnh kiến thức, kỹ năng đã học; (4) Bài tổng hợp, vừa ôn bài cũ, vừa học nội dung mới; (5) Bài kiểm tra, thường tiến hành vào cuối học kỳ và cuối năm học với mục đích đánh giá toàn bộ kết quả học tập của học sinh về mặt kiến thức, kỹ năng vận động và sự phát triển về hình thái và thể lực (Trịnh Trung Hiếu,1997).

* Cấu tạo của một bài học thể dục thể thao (1 tiết học)


Để tổ chức một bài thể dục thể thao hay thực hiện một tiết học ở nhà trường tiểu học có thời gian lên lớp là 35 phút (được tăng hoặc giảm 5 phút), bao gồm các phần sau: (1) Phần I: Mở đầu (còn gọi là phần chuẩn bị). Thời gian 5-7 phút, gồm ổn định tổ chức, khởi động cơ thể, bồi dưỡng tư thế chính xác, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương; (2) Phần II: Cơ bản (phần chính). Thời gian 22-28 phút, giảng dạy và tập luyện các nội dung trong tiết học theo chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ GD-ĐT, gồm phần học rèn luyện kiến thức mới và củng cố nội dung đã học; (3) Phần III: Kết thúc. Thời gian 3-5 phút, làm cho học sinh trở về trạng thái bình thường và tiến hành tổng kết bài học (Trịnh Trung Hiếu,1997).

Ngoài ra, thực tế giảng dạy hiện nay chương trình còn lồng ghép vào các bài võ vổ truyền dân tộc, các thế võ để có thể tự vệ bản thân khi bị đối phương tấn công đã tạo nên sự phấn khích lớn trong học sinh khi học các giờ thể dục.

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học

1.4.1. Quản lí GDTC trong chương trình chính khóa (môn thể dục)

* Quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục

Dạy thể dục ở tiểu học nhằm giúp học sinh: (1) Có những kiến thức cơ bản ban đầu về các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và đơn giản; (2) Hình thành và rèn kỹ năng thực hành những kĩ năng và kĩ xảo có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống; (3) Học tập môn Thể dục góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất các đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại.

* Quản lí nội dung dạy học môn thể dục

Nội dung, chương môn thể dục ở tiểu học gồm có: (1) Đội hình đội ngũ; (2) Bài thể dục phát triển chung; (3) Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; (4) Trò chơi vận động; (5) Môn thể thao tự chọn (lớp 4 và lớp 5).

* Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục


Hiệu trưởng quản lí đổi mới PPDH môn thể dục của giáo viên bắt đầu từ việc (1) quản lí việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, (2) quản lí việc thực hiện, tổ chức giờ học trên lớp theo kế hoạch đã soạn (giờ giấc lên lớp, theo thời khóa biểu môn thể dục hàng tuần, thực hiện nội dung tiết học theo chương trình sách giáo khoa); (3) quản lí việc giáo viên tham gia dự giờ và phân tích giờ dạy của đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục, (4) quản lí việc giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thể dục của học sinh, theo quy định của Bộ GD-ĐT, nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học cho bản thân.

* Quản lí kiểm tra, đánh giá dạy học môn thể dục

Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện quy định kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thể dục theo Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” và Thông tư số 03/VBHN - BGD ĐT, ngày 28 tháng 9 năm 2016 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu thường xuyên nhằm đáp ứng với những thay đổi trong giáo dục. Chức năng của đánh giá kết quả học tập bao gồm: (1) chức năng quản lí của đánh giá thể hiện qua xếp loại, duy trì và phát triển chuẩn chất lượng; (2) chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học; (3) chức năng giáo dục và phát triển người học (động viên làm phát triển động cơ học tập, khuyến khích tự học…). Công tác kiểm tra đánh giá cần được đổi mới một cách cơ bản, đảm bảo tính khách quan, khoa học, tính quá trình và phù hợp chuẩn. (Thái Duy Tuyên, 2001).

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động thường xuyên, liên tục diễn ra trong tiết học, trong từng học động của tiết học để


nhằm theo dõi việc nắm bắt kiến thức của học sinh đạt yêu cầu ở mức độ nào sau mỗi hoạt động, có đạt mục tiêu của hoạt động đã đề ra không, từ đó giáo viên có biện pháp giúp đỡ học sinh đó học tập lại, học tập tiếp có hiệu quả hơn. Theo thông tư số 03/VBHN - BGD ĐT đánh giá trong quá trình học tập của học sinh cấp tiểu học phải đảm bảo:

- Về nội dung: Đánh giá cả quá trình học tập, vì sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Ngoài ra còn đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Đánh giá thường xuyên: là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá bằng nhận xét là giáo viên đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí cho trước.

Một nhận xét tốt đảm bảo một số yêu cầu sau: (1)thực tế; (2)cụ thể; (3)nhạy cảm đối với những vấn đề quan tâm, mục đích hay cố gắng của người học; (4)khuyến khích; (5)hướng dẫn; (6)kịp thời, không chậm trễ; (7)nói thẳng, không bóng gió, úp mở; (8)cho những ý kiến hay cảm nghĩ riêng thay vì đưa ra những lời nhận định đầy uy quyền (“cô nghĩ…, hay cô cảm thấy là…”)


- Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

- Đối với môn học thể dục được đánh giá định kì như sau: Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh theo 3 mức sau: Hoàn thành tốt (thực hiện tốt các yêu cầu học tập); Hoàn thành (thực hiện được các yêu cầu học tập) và Chưa hoàn thành (chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập). Ngoài ra quá trình học tập môn thể dục còn tham gia vào đánh giá định kì về năng lực và phẩm chất của học sinh ở 3 mức (Đạt tốt, Đạt và Cần cố gắng).

1.4.2. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa

Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa bao gồm: xây dựng câu lạc bộ năng khiếu TDTT theo từng lĩnh vực riêng bộ môn thể dục; tổ chức bồi dưỡng rèn luyện đội tuyển các bộ môn TDTT, tạo nguồn vận động viên dự bị tham dự các giải thi đấu TDTT tại trường cũng như tại địa phương và ngành GD-ĐT các cấp tổ chức;…

Hội khoẻ Phù Đổng (viết tắt HKPĐ) là hoạt động TDTT nằm trong hệ thống các hoạt động TDTT lớn của ngành, quy mô tổ chức lớn và được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt, là hoạt động dành cho học sinh các cấp phổ thông nhằm:

(1) Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh;


(2) Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

(3) Tổng kết, đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường phổ thông;

(4) Phát hiện năng khiếu và những tài năng thể thao của học sinh phổ thông nhằm bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao cho đất nước.

HKPĐ được tổ chức rộng rãi, thường xuyên từ cấp trường theo chu kỳ 1 năm/lần; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) theo chu kỳ 2 năm/lần. Trên cơ sở các môn thi của HKPĐ toàn quốc, tăng cường các môn thi thể thao dân tộc và các nội dung thi đơn giản phù hợp với đặc thù của từng trường, từng địa phương với mục đích chủ yếu là nâng cao sức khoẻ rèn luyện thể chất cho học sinh (Bộ GD-ĐT, 2015).

Việc tổ chức HKPĐ cấp trường được thực hiện hàng năm và ở tất cả các trường tiểu học như sau:

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban tổ chức HKPĐ cấp trường, trong đó:

+ Hiệu trưởng là Trưởng ban tổ chức,

+ Phó Hiệu trưởng (phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp) là Phó ban tổ chức,

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí