Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 2

9


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ



Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Thực trạng trình độ đào tạo Giáo viên TDTT tiểu

học

41


Hình 2.2

Thực trạng Giáo viên TDTT tiểu học đạt GV dạy

giỏi

42

Hình 2.3

Thực trạng chất lượng GDTC ngoài giờ lên lớp

48

Hình 2.4

Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn thể dục

50

Hình 2.5

Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn thể dục

53


Hình 2.6

Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học

môn thể dục

56


Hình 2.7

Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng

dạy học môn thể dục

59


Hình 2.8

Thực trạng quản lí hoạt động GDTC ngoài giờ lên

lớp

63

Hình 2.9

Thực trạng ảnh hưởng của chủ thể quản lý

65

Hình 2.10

Thực trạng ảnh hưởng của đối tượng quản lý

69


Hình 2.11

Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên

trong

72


Hình 2.12

Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên

ngoài

74


Hình 3.1

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC

tiểu học

92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 2


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Người có sức khỏe thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn ước mơ, còn người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ duy nhất đó là sức khỏe. Một tâm hồn lành mạnh, một tư duy sáng suốt chỉ có thể có ở trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng và đầy sinh lực. Mỗi một cá nhân muốn khỏe mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì ngoài yếu tố tư chất bẩm sinh, vấn đề rèn luyện sức khỏe là vô cùng quan trọng.

Luật Giáo dục được Quốc hội khoá IX, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 và Pháp lệnh TDTT (Thể dục thể thao) được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua tháng 09/2000 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên và nhi đồng. GDTC (Giáo dục thể chất) là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh sinh viên được thực hiện theo hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…

Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục- Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI… Đồng thời khẳng định “…Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra tài sản, trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người


về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội của các cấp, các ngành, các đoàn thể…”

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 đã nêu rõ: “Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lí giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Phải đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lí chất lượng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe của nhân dân. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục tháng 3 năm 1946, người khẳng định vị trí của sức khoẻ trong chế độ mới: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức làm cả nước mạnh khoẻ”. Và vì thế “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

Để con người được phát triển toàn diện và cân đối, cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mặt giáo dục. Mối tương quan giữa GDTC và các mặt giáo dục khác là mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau. Không thể tách rời giữa GDTC với tinh thần của con người. Trong hoạt động TDTT, cũng như các mặt văn hoá, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ, trong đó đức dục đóng vai trò chủ đạo thì mới đạt được hiệu quả tốt trong các mặt giáo dục khác. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt động TDTT, sao cho phát triển toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận động và có kỹ năng kỹ xảo rộng rãi, phong phú cần thiết cho cuộc sống và cho hoạt động chuyên môn. Phương hướng tới, đối với giáo dục phổ thông (trong đó có tiểu học), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng


năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục thể chất.

Thực trạng chất lượng GDTC cũng như công tác quản lí GDTC tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh có nhiều ưu điểm nổi bật song vẫn còn bộc lộc nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém. Việc quản lí chất lượng GDTC trong chương trình dạy học môn thể dục chính khóa chưa được đổi mới theo hướng đảm bảo chất lượng, từ các khâu quản lí giáo viên soạn bài trước khi dạy, quản lí giáo viên thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp và giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục kịp thời, hiệu quả. Việc quản lý hoạt động GDTC ngoài giờ lên lớp vẫn còn thực hiện chưa đồng bộ, tích cực; nhiều phong trào, hoạt động (thể dục thể thao) TDTT chưa đạt được thành tích cao, chưa tương xứng với vị thế của thị xã Bình Minh.

Để thực hiện việc đổi mới quản lí GDTC tại trường tiểu học một cách hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đồng thời tạo động lực mới cho việc nâng cao chất lượng GDTC và đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lí GDTC hiệu quả. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học theo tinh thần Nghị quyết của Đảng đã nêu. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài: Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu

học.


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Chủ thể quản lí là hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất.

4.2. Đối tượng quản lí của hiệu trưởng là giáo viên và học sinh trong trường tiểu học.

4.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học.

4.4. Địa bàn khảo sát: 5 trường tiểu học tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu trong năm học 2017-2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018). Đó là : trường tiểu học Thị trấn Cái Vồn B; trường tiểu học Đông Thành C; trường tiểu học Đông Thạnh A; trường tiểu học Đông Bình B; trường tiểu học Ngô Thì Nhậm.

4.5. Khách thể khảo sát: 03 cán bộ quản lí (CBQL) của Phòng GD- ĐT, 50 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên của 05 trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

5. Giả thuyết khoa học

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hiện nay chỉ chủ yếu đánh giá kết quả đầu ra của môn học thể dục làm cơ sở, nên chất lượng hoạt động GDTC chưa phản ánh toàn diện kết quả quá trình hoạt động giáo dục thể chất thực tế của giáo viên.

Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất một cách đồng bộ, toàn diện thì sẽ đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của mục đích giáo dục thể chất đề ra.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu


6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.

6.2. Điều tra thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

6.4. Khảo nghiệm nhận thức một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình và các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Giám sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất của hiệu trưởng một số trường trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại một số trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Nghiên cứu các báo cáo tổng kết kinh nghiệm, đánh giá hoạt động quản lí hoạt động giáo dục thể chất của hiệu trưởng, định kỳ hàng năm học để so sánh, phân tích hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất.

- Phương pháp chuyên gia. Dùng công cụ khảo sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến về một số nội dung quản lí hoạt động giáo dục thể chất của hiệu trưởng tiểu học nhằm đo lường mức độ áp dụng biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất đề xuất.


7.3. Phương pháp thống kê toán học

Bằng việc sử dụng công thức thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của biện pháp đề xuất.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hoạt động giáo dục thể chất ở trường phổ thông ở các nước đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Theo Nôvicốp A.D và Matvêep L.P, (1990), “giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm với vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm”

Theo Lê Đông Dương (2017), Xu hướng GDTC cấp tiểu học của một vài nước trên thế giới như sau:

(1) Về nội dung chương trình GDTC của Nga và Mỹ có nhiều nét tương đồng với nhau. Mục đích là tăng cường sức khỏe cho học sinh, nâng cao thể chất, thúc đẩy các mặt về đức, trí, thể, mỹ. Chương trình mỗi lớp học có 2-3 tiết/tuần. Nội dung có hai phần gồm giáo dục thường thức TDTT và luyện tập thực hành. Trong đó giờ lên lớp chiếm 70%, còn lại là giờ tự chọn. Giờ tự chọn do nhà trường quyết định nội dung như : võ thuật, trò chơi dân gian địa phương,…

(2) Chương trình GDTC tiểu học của Nga và Trung Quốc có sắp xếp tỉ lệ nhất định việc giảng dạy các môn thể dục cơ bản, điền kinh, nhào lộn. Các môn bóng, võ thuật, bơi lội được xếp vào môn tự chọn. Hai nước này họ chú trọng công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các mặt sau: (a) sự chuyên cần và tích cực học tập; (b) thường thức thể thao (từ lớp 3 trở lên); (c) tố chất thể lực, năng lực vận động, đánh giá thành tích của môn chạy, nhảy, ném.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí