Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Tiểu Học


hướng phát triển toàn dân để xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc” (Dương Nghiệp Chí – Lê Bửu, 1982).

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái kiện sau đây làm khái niệm công cụ:“Quản lí GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của quản lí (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lí (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”.

Từ các khái niệm nêu trên, đề tài xác định nhiệm vụ của công tác quản lí giáo dục thể chất trong nhà trường phải đưa một chương trình giảng dạy thể dục thống nhất có tính kế thừa. Đồng thời xác định mục tiêu công tác thể dục thể thao trong thế hệ trẻ không chỉ mặt: Kiến thức, thể lực, kỹ năng động tác thể thao. Cần có kế hoạch, chế độ thích hợp để động viên việc tổ chức hướng dẫn hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Trong công tác giáo dục thể chất phải đảm bảo tốt việc tổ chức tập luyện, huấn luyện, giảng dạy, thi đấu thể thao trong học sinh. Tổ chức các câu lạc bộ thể dục thể thao, thành lập các đội tuyển thể thao trong học sinh, có như vậy công tác giảng dạy và quản lí hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường mới có chiều sâu và hiệu quả cao.

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.3.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Vị trí của giáo dục tiểu học

Điều 2, Điều lệ Trường tiểu học cho rằng” “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2010).

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục cấp tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là cấp học bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


tuổi, thực hiện trong 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5). Cấp học này nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển sự đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trường tiểu học là nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác hoạt động học tập với tư cách là một hoạt động chủ đạo cho trẻ em.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 4

Giáo dục tiểu học có tính phổ cập. Do đó, làm giáo dục tiểu học phải thể hiện tính phổ cập, đại chúng. Giáo dục tiểu học được thực hiện có kết quả sẽ góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng, vừa trực tiếp góp phần đào tạo nhân lực và cũng tạo ra điều kiện thực tế để bồi dưỡng, phát hiện các nhân tài tương lai của đất nước.

Giáo dục tiểu học có tính nhân văn, dân tộc và hiện đại. Trước hết có trình độ văn hóa nói chung, trình độ giáo dục phổ cập cấp tiểu học để học tiếp cấp trung học cơ sở. Theo Trần Kiểm: “Nhà trường là môi trường học tập, không xây dựng được môi trường học tập thì không còn là nhà trường nữa” (Trần Kiểm, 2010).

* Mục tiêu giáo dục tiểu học

Theo Luật Giáo dục năm 2009: “Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người. Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán được học ở tiểu học để sống và làm việc” (Quốc hội, 2009).

Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hóa thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về: kiến thức, kĩ năng,


thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng,…các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp tiểu học.

* Ví trí tác dụng của thể dục thể thao đối với học sinh tiểu học

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nâng cao sức khỏe.

Theo Trịnh Trung Hiếu thì: “Sức khỏe, đó là trạng thái của cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không bị các bệnh tật trong cơ thể” (Trịnh Trung Hiếu, 1997).

Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh thời có dạy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”. Bác còn chỉ rõ hơn: “Muốn giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao” (Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1946).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm…Thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu” (Phạm Văn Đồng, 1972).

1.3.2. Hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

* Mục tiêu nhiệm vụ của giáo dục thể chất ở trường tiểu học

Theo Trịnh Trung Hiếu (1997), mục đích của giáo dục thể dục thể thao giữ chức năng của khoa học giáo dục cơ thể, đào tạo cơ thể, rèn luyện cơ thể nhằm mục đích chính là:

(1) Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh. Sức khỏe biểu hiện qua các tiêu chí gồm: không bệnh tật; hình thái, cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh


lý; các năng lực trí tuệ và vận động phát triển đến mức cao ở từng lứa tuổi; có tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường, ý chí dũng cảm; thích nghi dễ dàng với môi trường sống; (2) Góp phần phát triển con người toàn diện, chuẩn bị cho học sinh đi vào sự nghiệp lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài mục đích ra thì nhiệm vụ của giáo dục thể dục thể thao ở trường tiểu học gồm:

(1) Đảm bảo cho cơ thể không bị ốm đau, lớn lên theo đúng độ tuổi, có sức chống đỡ những ảnh hưởng có hại của môi trường xung quanh, chuẩn bị tốt các tố chất vận động; (2) Hình thành trong học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, lao động vừa sức, tổ chức sinh hoạt có khoa học trên cơ sở nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản và những kỹ năng, kỹ xảo chủ yếu; (3) Góp phần phát triển năng khiếu, tạo điều kiện bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước;

(4) Giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí và thẩm mỹ cùng các mặt giáo dục khác, thúc đẩy phát triển trí tuệ (Trịnh Trung Hiếu,1997).

Mục tiêu cụ thể của GDTC tiểu học là nhằm hình thành cho học sinh nắm vững các kiến thức và kỹ năng thể dục vệ sinh và thực hiện mức độ hoàn thiện, phù hợp những kỹ năng đội hình, đội ngũ, kỹ thuật đi, đứng, chạy, nhảy, lăn, lê, bò, trườn,…Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển các tố chất tâm lý khỏe mạnh như: mạnh, nhanh, bền, khéo léo cho học sinh. Góp phần thúc đẩy phát triển chiều cao cơ thể, yêu thích TDTT, rèn tinh thần dũng cảm, tính đồng đội trong hợp tác cao.

* Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học


Theo Trịnh Trung Hiếu thì sự phát triển về mọi mặt của cơ thể học sinh tiểu học diễn ra khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Người làm công tác giáo dục thể dục thể thao cần nắm chắc các quy luật sinh lý cơ bản ấy, thúc đẩy các quy luật ấy phát triển tốt thì mới mong rằng mục đích, nhiệm vụ giáo dục thể dục thể thao đạt kết quả tối ưu. Chúng ta cần nhận thức rằng cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại vì:

(1) Hình thái cơ thể: Cơ thể trẻ em lứa tuổi tiểu học đang phát triển mạnh mẽ cả về trọng lượng, chiều cao và hình thể. Chiều cao trung bình của trẻ em nam và nữ đều tăng từ 20cm - 23cm cho cả cấp học. Trọng lượng cơ thể cũng tăng trung bình 6kg đến 10kg cho cả giai đoạn tiểu học.

(2) Hệ thần kinh: Não nhi đồng nặng 1.070g (hằng số sinh vật người Việt Nam lần thứ nhất), hàng năm hầu như không nặng thêm để chuyển sang chủ yếu là hoàn thiện chức năng. Hưng phấn vẫn chiếm ưu thế. Ức chế có điều kiện đang hình thành. Ức chế bảo vệ sớm xuất hiện. Phân tích tổng hợp đều chưa sâu. Nhận thức còn dựa trên cảm tính và trực quan. Hệ tính hiệu thứ hai (gồm lời nói, chữ viết và tư duy) đang phát triển mạnh. Hay bắt chước, dễ cảm xúc, hiếu động.

(3) Hệ tuần hoàn: Cơ tim đang lớn, lỗ tim rộng. Tim dễ bị kích thích mỗi khi cảm xúc. Lượng máu do tim đẩy đi mỗi lần bóp chỉ bằng một nửa của người lớn. Muốn đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cao, tim phải tăng nhịp đập, tăng tốc độ dòng máu chảy, mạch máu nở rộng để phối hợp với tim hoạt động. Cần hết sức tránh cản trở dòng máu chảy (mặc


quần áo chật, đang chạy đứng lại đột ngột,…) Máu tương đối nhiều hồng cầu, thuận lợi cho sự vận chuyển ô xy đến tổ chức tế bào và cho sự đào thải khí cacbonic. Bạch cầu và kháng thể trong máu chưa nhiều và chưa vững vàng như ở cơ thể người lớn nên ở lứa tuổi này dễ bị nhiễm trùng và khi bị nhiễm trùng thì dễ lan rộng hoặc gây nhiều biến chứng.

(4) Hệ hô hấp: Đang hoàn thành việc chuyển từ thở kiểu bụng sang kiểu thở ngực. Ngực vẫn còn tròn trĩnh, xương sườn còn nằm ngang, các cơ hô hấp mỏng. Cần hỗ trợ hô hấp cho các em bằng cách tăng cường thở sâu, thở phối hợp với động tác, đồng thời tập nhiều động tác tay ngực.

(5) Hệ xương: Xương ít chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ và nước nên dẻo và dễ cong. Xương tay chân phát triển nhanh về chiều dài. Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân còn mang nhiều tính chất sụn. Cột sống chưa thành xương hoàn toàn, đang hình thành các đường cong sinh lý, lại thêm cơ duỗi lưng chưa khỏe nên dễ bị cong vẹo. Các khớp xương chậu chưa vững dễ bị lệch (chú ý trẻ em gái).

(6) Hệ cơ: Phát triển mạnh nên các em rất hiếu động, thích dùng sức mạnh chứ không thích làm việc tỉ mỉ. Do hệ xương và cơ phát triển mạnh nên năng lực vận động được nâng cao. Tuy nhiên, sự phối hợp vận động ở lứa tuổi này chưa được nhịp nhàng, đang tiếp tục phát triển


qua các hoạt động tự nhiên thích hợp với lứa tuổi như đi, chạy, nhảy, leo trèo, mang vác, thăng bằng, bơi lội,.v.v. (Trịnh Trung Hiếu,1997).

Xuất phát từ đặc điểm giải phẫu sinh lý nêu trên, giáo dục thể dục thể thao cho học sinh tiểu học phải nhằm đảm bảo cho cơ thể được phát triển lành mạnh, nhịp nhàng, cân đối và xây dựng nền móng bước đầu cho việc nâng cao thể lực một cách có phương pháp và có kỹ thuật ở các lứa tuổi sau. Trong học tập và lao động phải chú ý giáo dục tư thế đúng. Trong thể dục, người ta đề cao các môn đội hình đội ngũ, thể dục tự nhiên trò chơi vận động, bơi lội dưới hình thức mô phỏng bắt chước các động tác của con thú, chim muông hoặc thao tác của con người trong lao động. Nên cố gắng cho các em rèn luyện ngoài trời để tận dụng và thử thách dần với các yếu tố thiên nhiên. Nên chú ý phát triển toàn diện các tố chất thể lực.

Giáo dục thể dục thể thao ở lứa tuổi này phải chú ý góp phần làm nảy nở trí thông minh; dựa trên ưu thế về tính hiếu động, cảm xúc, bắt chước mà có phương pháp thích hợp trong giáo dục. Cũng ở lứa tuổi này, người ta đã bắt đầu chú ý đến việc phát hiện những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao để kịp bồi dưỡng tài năng cho các em.

1.3.3. Nội dung giáo dục thể chất ở trường tiểu học

Giáo dục thể dục thể thao đối với học sinh tiểu học không chỉ được thực hiện ở nhà trường mà còn được thực hiện ở trong các cơ quan, các tổ chức ngoài nhà trường và cả ở gia đình:

(1) Giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường gồm có: Các giờ học thể dục thể thao theo chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ GD- ĐT; Thể dục rèn luyện sức khỏe trong chế độ sinh hoạt hàng ngày bao gồm: thể dục trước giờ học, thể dục giữa giờ học, thể dục một phút, các trò chơi và giải trí thể thao trong các giờ giải lao dài, những buổi tập


trong các đội tuyển thể thao của lớp, của trường, trong các tổ rèn luyện thể lực chung, các cuộc thi đấu thể thao do trường tổ chức.

(2) Các cơ quan và tổ chức ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục thể dục thể thao gồm có: Các câu lạc bộ thể thao phù hợp năng khiếu cá nhân học sinh tự đăng ký, do các tổ chức thể dục thể thao địa phương thành lập; Các trường năng khiếu thể dục thể thao đào tạo từng môn dự bị năng khiếu (cấp huyện và cấp tỉnh).

(3) Giáo dục thể dục thể thao ở gia đình, bao gồm: thể dục buổi sáng, tự học để ôn tập các bài học trong chương trình chính khóa, đi cắm trại, du lịch có kết hợp tập các bài thể thao và trò chơi vận động (Trịnh Trung Hiếu,1997).

Do đó nội dung chương trình GDTC thực tế ở cấp tiểu học hiện nay bao gồm: giờ học thể dục thể thao chính khóa và giờ rèn luyện TDTT ngoại khóa dưới nhiều hình thức phù hợp điều kiện của từng địa phương.

* Giờ học thể dục thể thao chính khóa

Đây là nội dung, chương trình được Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) quy định, sắp xếp rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc cho từng tiết lên lớp ở mỗi tuần, trong học kỳ và cả năm học. Thể hiện cụ thể qua sách giáo khoa và sách giáo viên môn thể dục cho cấp tiểu học.

Chương trình giáo dục tiểu học ban hành kèm Quyết định số 16/QĐ- BGDĐT ngày 1/9/2006 của Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể chương trình giáo dục thể cấp tiểu học gồm có: 35 tuần thực học trong năm học. Lớp 1 thực hiện 1 tiết/tuần; lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 mỗi lớp thực hiện 2 tiết/tuần. Quy định cụ thể nội dung hoạt động của từng tiết trong tuần đó tại phân phối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023