Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - 2


MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước; mặt khác, đây cũng là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rò rệt, được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Tài nguyên du lịch là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và là mục tiêu trong từng hành trình của du khách; đây cũng là nguồn lực quan trọng nhất, tạo nên định hướng phát triển cho ngành du lịch.

Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta cũng đã từng bước phát triển vượt bậc. Là một quốc gia có biển rộng, sông dài, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; là đất nước có bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm đã tạo cho đất nước ta nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Có thể khẳng định rằng, du lịch đã, đang và sẽ trở thành một trong những nhu cầu tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội đang phát triển của toàn dân. Đây chính là nền tảng để hình thành những trung tâm du lịch lớn, phân bố rải rác trên mọi miền tổ quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… và Quảng Ninh cũng là một trong số đó.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 4 trung tâm du lịch trọng điểm: di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; du lịch thương mại, du lịch biển tại Móng Cái – Trà Cổ, du lịch văn hoá lễ hội tại Yên Tử - Đông Triều – Yên Hưng, du lịch biển và du lịch sinh thái tại Vân Đồn – Cô Tô.

Vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết của Cô Tô ẩn giấu trong những hòn đảo xanh ngút ngàn, những cánh rừng chòi nguyên sinh với hệ thực vật phong phú, môi trường lý tưởng, tại những bãi tắm đẹp, trải dài, trắng phau như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, bãi Cô Tô con…; trong không gian yên tĩnh, thanh bình của đảo. Ngoài ra, Cô Tô còn sở hữu một kỳ quan duy nhất trong các đảo của Việt Nam đó là bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự.

Với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch như vậy, có thể nói huyện đảo Cô Tô hội tụ tương đối đầy đủ những lợi thế về thiên thời, địa lợi, nhân hòa; cho phép nơi đây phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch mạo hiểm; du lịch cộng đồng; du lịch lặn biển, khai thác hải sản; du lịch sinh thái rừng và cảnh quan thiên nhiên… Hiện nay, các đề tài nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về tiềm năng du lịch cũng như xây dựng các hoạt động, kế hoạch xây dựng Cô Tô trở thành Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo vẫn chưa được triển khai một cách hệ thống. Với lý do nêu trên, tôi lựa chọn hướng nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho luận văn của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

* Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đề ra giải pháp thực hiện.

* Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - 2

- Nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái trong nước và trên thế giới;

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch của Cô Tô và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo;

- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái ở đảo Cô Tô lớn, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch và nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển DLST tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô. Đối tượng nghiên cứu bao gồm:

Tài nguyên du lịch;

Hiện trạng phát triển du lịch;

Cơ chế, chính sách của địa phương đối với vấn đề phát triển du lịch;

Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Kết cấu luận văn


Luận văn được trình bày gồm có các phần: Mở đầu, 4 chương chính, kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, cụ thể như sau:

Mở đầu

Chương 1: Tổng luận

Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô

Kết luận – Khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục.

CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN


1.1. Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm du lịch

Từ xa xưa đã có rất nhiều với các quan niệm khác nhau về du lịch . Du lic̣ h bắt

nguồn từ tiếng Pháp theo từ “tour” mà chúng ta thường hiểu là môt

cuôc

hành trình

bao giờ cũng trở laị điểm xuất phát . Du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người với mục đích nghỉ dưỡng, chữa bêṇ h hay thỏa mañ các nhu cầu khám phá, tìm hiểu về văn hóa – xã hội, nghê ̣thuâṭ, lịch sử, giao lưu tình cảm... Dần dần du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Lúc đầu số lượng người đi du lịch còn hạn chế, cự li di chuyển còn gần, thời gian đi lại ngắn. Theo thời gian, số lượng người càng tăng, quãng đường đi càng xa, thời gian kéo dài hơn, kèm theo hàng loạt các dịch vụ về đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống xuất hiện. Điều này đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế và trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở nhiều quốc gia.

Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào góc độ xem xét của mỗi người.

Tại Hội nghị Liên hợp Quốc tế về du lịch họp ở Roma năm 1963, các chuyên gia của Tổ chức du lịch Thế giới WTO đã đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà bình. Họ đến nơi lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [11]. Hay nói cách khác , thị trường du lịch hình thành trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thu ̣dic̣ h vu ̣du lic̣ h của con người , cụ thể như nhu cầu ăn uống, lưu trú, giải

trí… Bên cạnh đó, du khách không chỉ thỏa man những nhu câù về vâṭ chât́ mà còn

quan tâm đến cả nhu cầu về văn hóa , tinh thần. Bởi vậy, ở nhiều nơi trên thế giới đã

tiến hành cải tao cać danh lam thắng can̉ h , trùng tu v à nâng cao tính thẩm mỹ của

những công trình văn hóa, các di tích lịch sử... nhằm phục vụ du lịch.

Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng

nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định[16]. Khái niệm trên được định nghĩa dựa trên đối tượng hoạt động của du lịch , đó là du khách . Họ là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, thực hiện hành trình không vì mục tiêu kinh tế mà để cảm nhận những giá trị vật chất hay tinh thần tại nơi họ đến. Về phương diện kinh tế,

họ là những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí…

1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch

Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kĩ thuật cho phép; chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp tạo ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.[14]

Cũng tại Khoản 4 Điều 4 Chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[16]

Tài nguyên du lịch là khách thể của hoạt động du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch [11]. Về mặt bản chất, tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang và chưa được khai thác.

1.1.3. Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới mẻ nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, song nhìn chung đều có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của nó là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. [1]

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm [7].

Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất về mặt nội dung cũng như những đặc điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tour du lịch, mục đích chuyến đi của du khách, đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới tham quan.

Ở Việt Nam, DLST mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế kỷ XX và hiện nay có 2 quan niệm khác nhau về DLST. Trong hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam (tháng 9 năm 1999) đã đi đến thống nhất định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Mặt khác, có nhiều học giả cho rằng DLST không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên [21]. Theo quan điểm này, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang còn thấp kém, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đảm bảo, nhất là vẫn còn có sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập của người dân trong nước với thế giới, nếu chạy theo số lượng khách mà không chú ý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì chính sự phát triển hôm nay lại phá hoại sự phát triển ngày mai của bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước.

Nhìn chung, DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại hình du lịch và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có giáo dục môi trường và du lịch hỗ trợ cộng đồng.



Du lÞch thiªn nhiªn v¨n hãa b¶n ®Þa


Du lÞch cã gi¸o dôc m«i tr•êng


Du lÞch


Du lÞch sinh th¸i


Du lÞch đng hé b¶o tån


Du lÞch hç trî céng ®ång ®Þa ph•¬ng


Hình 1.1. Mô hình cấu trúc du lịch sinh thái [1]

1.2. Tài nguyên du lịch

1.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách

Theo Phạm Trung Lương và nnk (2002) “Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.” [9]

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch càng phong phú thì sản phẩm du lịch càng độc đáo, đa dạng. Mỗi loại hình du lịch thường phát triển dựa trên những đặc điểm, tính chất riêng của từng loại tài nguyên. Tài nguyên du lịch có giá trị thẩm mỹ càng cao thì khả năng hấp dẫn du khách càng lớn.

b. Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn mang những giá trị vô hình

Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, tạo nên sự khác biệt với những nguồn tài nguyên khác. Tài nguyên du lịch được hình thành, tồn tại và biến đổi qua quá trình lịch sử.

Giá trị vô hình thể hiện giá trị chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả

năng nhận thức, đánh giá của khách du lịch.

c. Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung

Bất cứ ai cũng có quyền được cảm nhận, thưởng thức các giá trị do tài nguyên du lịch mang lại. Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền lợi của mọi doanh nghiệp du lịch. Không có cá nhân nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch hay khai thác tài nguyên du lịch tại bất cứ điểm du lịch nào.

Luật Du Lịch Việt Nam (2005) Điều 7 Mục 1 quy định rò: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”. Và tại Điều 5 Mục 4 Luật Du Lịch Việt Nam (2005) cũng quy định: “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”.

Cho dù một công ty hay tập đoàn tư bản đầu tư quy hoạch xây dựng một khu du lịch, song cũng không thể độc quyền tổ chức các tour du lịch mà chỉ có thể hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh. Vì thế nếu như lượng khách du lịch đến càng ít sẽ dẫn tới việc lãng phí tài nguyên, làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

d. Tài nguyên du lịch có tính thời vụ

Hầu hết tài nguyên du lịch đều có tính thời vụ. Đặc điểm này bị chi phối bởi điều kiện địa hình, vị trí địa lý…

Khí hậu là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ của ngành du lịch. Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm như các tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích, hiện vật lịch sử, bảo tàng... Và cũng có những tài nguyên du lịch chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm. Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào mùa hè - khi khí hậu nóng bức. Hoặc đối với các lễ hội thì thời điểm hoạt động du lịch, thu hút khách trùng với thời gian diễn ra lễ hội. Nhìn chung, các lễ hội truyền thống của Việt Nam thường được tổ chức mùa xuân.

Tài nguyên du lịch mang tính thời vụ nên việc khai thác tài nguyên và việc kinh doanh du lịch cũng bị phụ thuộc vào thời gian nghỉ ngơi của du khách. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lý tài nguyên cần có các giải pháp hữu hiệu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có kế hoạch tôn tạo tài nguyên du lịch vào mùa vắng khách, điều tiết, quản lý, bảo vệ tài nguyên hợp lý vào thời kỳ đông khách để tránh sự lãng phí cũng như quá tải tài nguyên du lịch.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí