Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất


(3) Giáo dục thể chất của Anh và Mỹ thực hiện quản lí theo cơ chế mở, ngoài Bộ GD-ĐT còn nhiều tổ chức khác tham gia. Hiệp hội giáo dục quốc gia và Hiệp hội Thanh tra giáo dục cùng tham gia biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy, đánh giá hoàn thiện chương trình GDTC cấp tiểu học. Một trong những tổ chức đầu tiên nghiên cứu vấn đề GDTC cho trẻ em và thanh niên là Hội đồng GDTC thuộc Phủ Tổng thống. Cơ quan này có quyền điều tiết số giờ GDTC ở các trường phổ thông. Nội dung GDTC của họ không đồng nhất ở các Bang khác nhau. Nội dung của họ rất phong phú gồm các môn: bóng, điền kinh, thể dục cơ bản, trò chơi, nhảy dây, tennis, bơi, võ thuật,…múa dân gian, múa cổ điển dân tộc cũng được quan tâm.

(4) Giáo dục thể chất tiểu học ở Nhật Bản được chính phủ quan tâm rất đặc biệt để nâng cao thể trạng tầm vóc dân tộc. Nội dung GDTC có hai dạng: (a) các bài tập tăng chiều cao cơ thể gồm: môn bơi, thể dục, chạy ngắn, bóng, cầu lông và trò chơi vận động; (b) bài tập phát triển nhóm cơ bắp (Lê Đông Dương, 2017).

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Hiến pháp nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học,…” (Quốc hội, 2012).

Luật Thể dục thể thao (TDTT) quy định: giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (Quốc hội, 2006).

(Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2000), Pháp lệnh Thể dục thể thao khẳng định: “Thể thao trường học, bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân


cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường”.

Thủ tướng chính phủ từng khẳng định: “Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, xây dựng chương trình GDTC hợp lý,…và tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” (Thủ tướng chính phủ, 2011).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghị quyết số 08/NQ-TW năm 2014 nêu rõ: “Mục tiêu của Nghị quyết này là nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT đến 2020” (Nghị quyết số 08/NQ-TW, 2014).

Như vậy việc GDTC cho học sinh trong trường học là một việc làm cần thiết nhằm giáo dục, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và học tập. Đề cập đến GDTC đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về GDTC trong trường học nói chung, đó là:

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 3

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Lê Quang Triệu; “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường THCS huyện Huế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDTC tại các trường Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Huế Võ và thực trạng quản lí hoạt động GDTC của phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Huế Võ, từ đó tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trường THCS của phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Huế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Trần Văn Hồng; “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng”. Đề tài đánh giá thực trạng quản lí giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, quản lí bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, việc nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong


các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, quản lí kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC, quản lí việc kiểm tra đánh giá, từ đó tác giả đưa ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hoạt động GDTC tại các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Diệp Chanh Tha: “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường Trung học phổ thông huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” Đề tài đánh giá thực trạng việc nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường trung học phổ thông, thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí việc kiểm tra đánh giá và thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC, từ đó tác giả đề ra 5 biện pháp nhằm nâng cao hoạt động GDTC tại nhà trường.

Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học và của các tác giả về quản lí hoạt động GDTC là những công trình nghiên cứu khoa học, có chiều sâu về lý luận và đánh giá đúng thực trạng, đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao song chủ yếu mang tính tổng quát trên phạm vi rộng và ở các cấp học từ THCS trở lên, chủ yếu là cơ sở lý luận về hoạt động GDTC của học sinh tiểu học. Nhìn chung việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho cấp tiểu học là chưa được đề cập nhiều. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong các trường tiểu học của thị xã Bình Minh nói riêng và của các trường tiểu học nói chung.

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lí

Thuật ngữ “quản lí” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lí là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lí dưới góc


độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo Mary Paker Follet định nghĩa: “quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua con người” (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).

Theo Stoner thì: “quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt nhưng mục tiêu của tổ chức” (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).

Theo Griffin, cho rằng: “quản lí là một tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lên kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) để sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của tổ chức một cách hiệu quả” (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).

Theo Ômaror (Liên Xô): “Quản lí là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ của sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu”.

Theo Harold Koontz: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “ Hoạt động quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Vậy quản lí là quá trình tác động có kế hoạch, có chủ đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác định.


Nói cách khác, quản lí là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục được hiểu là quản lý được thực hiện trong các tổ chức giáo dục. Vai trò của người quản lí là đảm bảo từng mục tiêu của tổ chức đạt được bằng cách làm việc với những người sử dụng những nguồn lực và chuyển thành hàng hóa và dịch vụ cho người cần. Người quản lí hiệu quả là người có thể gắn kết công việc của từng người với nguồn lực để hoàn thành mục tiêu của tổ chức” (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).

Glater thì cho rằng: “Quản lí giáo dục liên quan đến hoạt động tổng hợp của các cơ sở giáo dục, các mối quan hệ với môi trường, cũng như với các cơ quan điều hành”. Quản lí giáo dục như một lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong thực tiễn nảy sinh từ các nguyên tắc quản lí (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).

Theo các chuyên gia về quản lí giáo dục trong và ngoài nước thì quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lí xã hội. Quản lí giáo dục được xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của hoạt động giáo dục. Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dục như sau: “Quản lí giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.

1.2.3. Hoạt động giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là một phạm trù biện chứng của triết học Đông – Tây. Nó còn tồn tại từ khi xuất hiện xã hội loài người và tồn tại tự nhiên như


một nhu cầu cấp bách trong những điều kiện của nền kinh tế xã hội và đời sống con người. Trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể từng bước được hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành năng lực vận động của con người.

“Giáo dục thể chất là quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các tác động, rèn luyện các tố chất thể lực, điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người” (Giáo trình quản lý TDTT,1998).

Giáo dục thể chất còn có thể hiểu: “Giáo dục thể chất là tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành và phát triển các yếu tố thể chất cho họ” (Phan Thanh Long, 2006).

Theo Đặng Quốc Bảo:


“Rèn luyện sức khỏe, giáo dục thể chất (thể dục) cho học sinh là điều rất quan trọng. Sức khỏe được hiểu trên ba khía cạnh: (1) sức khỏe thể chất;

(2) Sức khỏe tinh thần (tâm trí); (3) sức khỏe sinh sản”. Giáo dục sức khỏe thể chất, hiệu trưởng căn cứ theo sự chỉ đạo của ngành GD-ĐT, tổ chức giáo dục sức khỏe thể chất phù hợp với sức lực học sinh. Trong việc này vừa phải bao quát yêu cầu chung, vừa phải căn cứ vào “cái tạng” của từng em mà chỉ đạo cho GV thể dục có kế hoạch tập luyện hợp lý. Giáo dục thể chất ngày nay trong các nhà trường vừa phải chú ý chống bệnh béo phì, vừa phải chống bệnh còi cọc suy dinh dưỡng. Một số bệnh khác cũng đang có chiều hướng tăng cao như bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị (bệnh học đường) (Đặng Quốc Bảo và các cộng sự, 2010).


Theo Trịnh Trung Hiếu: “Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp, biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực của nhân dân, góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện”.

“Giáo dục thể dục thể thao là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó” (Trịnh Trung Hiếu, 1997).

“Giáo dục thể dục thể thao là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó” (Giáo trình quản lý TDTT,1998).

Đặc điểm của giáo dục thể dục thể thao được nói đến như là một phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng thời nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần cho con người.

Theo (Trịnh Trung Hiếu, 1997) thì:

Hệ thống giáo dục TDTT là một thể thống nhất những cơ sở tư tưởng, phương pháp khoa học trong giáo dục TDTT; đồng thời đó cũng là sự thống nhất giữa những tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc giáo dục TDTT đối với mọi công dân.

Hoàn thiện thể chất là cơ chế được phát triển một cách toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa kể cả hình thái và chức năng. Thể lực cường tráng, có khả năng thích ứng tốt nhất với điều kiện sản xuất và chiến đấu. Các


phẩm chất trí tuệ và tinh thần phát triển tốt. Thích nghi dễ dàng với môi trường sống luôn luôn biến động.

Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành thể dục thể thao, ngành giáo dục có vai trò quan trọng.

1.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất

Với cách tiếp cận Quản lý thể dục thể thao nói chung và quản lí giáo dục thể chất nói riêng là một bộ phận không thể thiếu được của quản lí xã hội Xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, các nhà quản lí học thể dục thể thao của Liên Xô cũ và Trung Quốc như Nô-vi-côp, Mat-vê-ep (Liên Xô cũ), Dụ Kế Anh, Chu Nghiêm Kiệt (Trung Quốc) đã đi đến khái niệm về quản lí thể dục thể thao trong đó có quản lí thể dục thể thao trường học tức giáo dục thể chất trường học như sau: “Quản lí giáo dục thể chất là sự tác động liên tục mang tính mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục thể chất đã đề ra”.

Luật Giáo dục 1998, cho rằng: “Quản lí thể dục thể thao là quản lí việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám sát và điều tiết đối với công tác thể dục thể thao để thu được hiệu quả xã hội tốt hơn” (Luật Giáo dục, 1998).

Theo Dương Nghiệp Chí thì: “Quản lí phong trào thể dục thể thao là sự tác động tổng hợp về vật chất và tinh thần xã hội của hệ thống các cơ quan, các tổ chức quần chúng được tiến hành có kế hoạch và phù hợp với xác định, mục tiêu kiến thức mà còn phải đảm bảo tính thống nhất giữa các quy luật khách quan, tạo nên những tập thể người tập thể dục thể thao theo

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí