Kết quả khảo sát trên cho thấy: Chất lượng hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu TDTT tại các trường tiểu học chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hầu hết các tiêu chí khảo sát đều được đánh giá chất lượng hoạt động đều đạt mức trung bình khá (trên 2.0). Điều đó, chứng tỏ họ đánh giá thực trạng hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu TDTT này tại trường tiểu học chưa cao, chưa mang lại nhiều hiệu quả tích cực như mong đợi.
Kết quả cho thấy, chỉ có câu lạc bộ môn bóng đá (xếp thứ nhất), đá cầu (xếp thứ hai), cờ vua (xếp thứ ba) là được quan tâm hơn các câu lạc bộ môn khác trong nhà trường tiểu học. Đây là những môn dễ tham gia, dễ tổ chức trong thời gian ngắn (giờ chơi hàng ngày), không đòi hỏi nhiều về sự chuẩn bị thiết bị, dụng cụ thi đấu,… và mang lại sự hứng thú cho HS ngay lập tức.
Điều đó cũng chỉ ra rằng các bộ môn TDTT năng khiếu này nằm trong danh mục các bộ môn thi đấu các giải dành cho cấp tiểu học trong Quyết định tổ chức Hội khỏe Phù đổng các cấp của Bộ GD-ĐT do ngành TDTT trình UBND tỉnh phê duyệt thì được quan tâm thực hiện tốt hơn. Riêng môn bơi lội do 100% trường tiểu học không có hồ bơi, chỉ có 02 hồ bơi tư nhân trong toàn thị xã Bình Minh nên đây có thể là yếu tố khách quan.
Hình 2.3. Thực trạng chất lượng GDTC ngoài giờ lên lớp
Thực trạng cho thấy, nếu như việc thành lập các câu lạc bộ năng khiếu này yếu kém từ cơ sở nhà trường tiểu học thì việc phát hiện, tạo nguồn vận động viên cho các giải thi đấu TDTT từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh lên các cấp cao hơn sẽ gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng chuyên môn và thành tích thi thi đấu. Từ đó ảnh hưởng chung đến hoạt động của từng đơn vị nói riêng và thị xã Bình Minh nói chung.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học tiểu học thị xã Bình Minh
2.4.1 Thực trạng quản lí dạy học môn thể dục (chính khóa)
* Quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục
Để đánh giá thực trạng “Quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục”, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV tiểu học thị xã Bình Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu, mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB = 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.
Bảng 2.8. Quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục
Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá (48 phiếu) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Tốt | T B | Chưa tốt | ||||
3 | 2 | 1 | ||||
1 | Học sinh được tiếp thu đầy đủ, đúng kiến thức trọng tâm bài học môn thể dục trong từng tiết học. | 16 | 22 | 10 | 2.13 | 1 |
2 | Học sinh được hình thành và rèn luyện đầy đủ các kỹ năng thể dục trọng tâm trong từng tiết học. | 14 | 18 | 16 | 1.96 | 3 |
3 | Học sinh được hình thành phát triển | 13 | 24 | 11 | 2.04 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Tiểu Học
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Tại Trường Tiểu Học
- Thống Kê Số Liệu Giáo Viên Gdtc Trường Tiểu Học
- Thực Trạng Quản Lí Kiểm Tra, Đánh Giá Chất Lượng Dạy Học Môn Thể Dục
- Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Đối Tượng Quản Lí (Giáo Viên Và Học Sinh)
- Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Môi Trường Bên Trong
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp tiểu học thông qua các tiết học môn thể dục (GD toàn diện). | ||||||
4 | Học sinh được quan tâm rèn luyện phát triển năng khiếu TDTT phù hợp năng lực bản thân từng học sinh qua môn thể dục. | 15 | 16 | 17 | 1.96 | 3 |
Mục tiêu của môn thể dục bao gồm : (1) tiếp thu kiến thức về thể dục thể thao; (2) hình thành, rèn luyện kỹ năng, thói quen tập luyện TDTT; (3)giáo dục hình thành kỹ năng sống qua môn thể dục để phát triển toàn diện trẻ; (4) phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về TDTT.
Hình 2.4. Thực trạng quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục
Thực trạng khảo sát các tiêu chí trên cho thấy rằng, mức độ đánh giá của 2/4 tiêu chí đạt mức TB khá còn lại cận mức TB (dưới 2.0). Việc quản lí mục tiêu dạy học môn thể dục đạt mức độ trung bình qua khảo sát đánh giá. Hiệu quả của việc quản lí dạy học nằm ở chất lượng học tập của học sinh. Vì
kết quả đánh giá học sinh nắm vững các các tiêu chí mục tiêu dạy học thể dục như thế là chấp nhận được, chứng tỏ việc tổ chức quản lí mục tiêu dạy học cũng tương đồng như vậy. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đổi mới thì cần phải tăng cường các kĩ năng trong luyện tập các động tác trong môn thể dục từ đó góp phần nâng cao các kĩ năng cần thiết khác trong cuộc sống của HS.
* Quản lí nội dung dạy học môn thể dục
Để đánh giá thực trạng “Quản lí nội dung dạy học môn thể dục”, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV tiểu học thị xã Bình Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu, mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB = 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.
Bảng 2.9. Quản lí nội dung dạy học môn thể dục
Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá (48 phiếu) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Tốt | TB | Chưa tốt | ||||
3 | 2 | 1 | ||||
1 | Học sinh lớp 1 được học đúng, đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa môn thể dục hiện hành của Bộ GD-ĐT. | 18 | 22 | 8 | 2.21 | 4 |
2 | Học sinh lớp 2 được học đúng, đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa môn thể dục hiện hành của Bộ GD-ĐT. | 17 | 20 | 11 | 2.13 | 5 |
3 | Học sinh lớp 3 được học đúng, đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa môn thể dục hiện | 20 | 19 | 9 | 2.23 | 3 |
hành của Bộ GD-ĐT. | ||||||
4 | Học sinh lớp 4 được học đúng, đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa môn thể dục hiện hành của Bộ GD-ĐT. | 25 | 18 | 5 | 2.42 | 1 |
5 | Học sinh lớp 5 được học đúng, đầy đủ các nội dung trong chương trình sách giáo khoa môn thể dục hiện hành của Bộ GD-ĐT. | 22 | 20 | 6 | 2.33 | 2 |
2.26 |
Nội dung môn thể dục được quy định rõ ràng trong sách giáo khoa thể dục đối với từng lớp học. Trong đó, đã thể hiện rõ các hoạt động chính của mỗi tiết học qua các nội dung cụ thể của chương trình. Công việc của giáo viên là tổ chức thực hiện các nội dung đó cho thật hiệu quả trên lớp học.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, việc đảm bảo nội dung dạy học trong chương trình chính khóa là TB khá. Các tiêu chí được đánh giá cận mức Tốt và trên TB. Người khảo sát cho rằng quản lý nội dung dạy học đạt yêu cầu quy định của Bộ GD-ĐT đề ra. Tuy nhiên, để quản lý nội dung dạy học thể dục tốt hơn, thì giáo viên thể dục không những đảm bảo phần cứng của chương trình sách giáo khoa mà còn phải mềm dẻo, linh hoạt các nội dung dạy học tương tự cho phù hợp đặc điểm trẻ em vùng miền, trẻ em thành thị hay nông thôn cho thích hợp hơn.
Hình 2.5. Thực trạng quản lí nội dung dạy học môn thể dục
Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng quản lí chương trình đối với lớp 4 và lớp 5 cao hơn lớp 1, lớp 2, lớp 3. Chứng tỏ rằng môn thể dục đã thực hiện tốt ở lớp 4 và 5 còn lớp 1, lớp 2, lớp 3 chưa đạt yêu cầu cao. Có thể có những nguyên nhân khách quan khi học sinh lớp nhỏ học thể dục so với lớp lớn nhưng điều này cũng giúp cho hiệu trưởng càng quan tâm hơn trong thời gian tới để tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các khối lớp học môn thể dục trong nhà trường.
* Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục
Để đánh giá thực trạng “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục”, chúng tôi tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV tiểu học thị xã Bình Minh. Kết quả khảo sát, thu về 48 phiếu, mức độ đánh giá Tốt = 3 điểm; TB = 2 điểm; Chưa tốt = 1 điểm.
Bảng 2.10. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục
Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá (48 phiếu) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Tốt | TB | Chư a tốt | ||||
3 | 2 | 1 | ||||
1 | Giáo viên thực hiện soạn kế hoạch bài dạy trình tổ trưởng môn thể dục trước khi lên lớp. | 22 | 20 | 6 | 2.33 | 3 |
2 | Kế hoạch bài dạy môn thể dục của giáo viên đảm bảo đúng quy định chuyên môn nhà trường. | 24 | 18 | 6 | 2.38 | 2 |
3 | Giáo viên tổ chức tiết học trên lớp bám theo trình tự kế hoạch dạy học đã soạn trước đó. | 21 | 20 | 7 | 2.29 | 4 |
4 | Giáo viên lên lớp đúng tiết, đúng giờ, đủ giờ,…theo thời khóa biểu nhà trường. | 25 | 18 | 5 | 2.42 | 1 |
5 | Giáo viên thực hiện nhận xét, đánh giá, động viên học sinh trong giờ học đúng quy định của Bộ GD-ĐT. | 20 | 18 | 10 | 2.21 | 5 |
6 | GV tham gia sinh hoạt chuyên môn (dự giờ và phân tích giờ dạy, dự chuyên đề TDTT…) đầy đủ theo chỉ đạo của hiệu trưởng. | 19 | 18 | 11 | 2.17 | 6 |
2.30 |
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục là rất quan trọng và khó thực hiện. Kết quả trung bình các tiêu chí đều mức TB trở lên (trên 2.0).
Quản lí đổi mới phương pháp dạy học bắt đầu từ việc quản lí soạn bài trước khi lên lớp của giáo viên. Đây là công việc rất quan trọng và không thể thiếu được trong quy chế chuyên môn tiểu học. Tiết học có chất lượng tốt hay không là một phần lớn ở công việc chuẩn bị bài có chất lượng ra sao. Khảo sát tiêu chí này đứng thứ 3, sau các tiêu chí về thực hiện soạn kế hoạch bài dạy đúng sách giáo khoa và tiêu chí lên lớp đúng giờ, đủ giờ tiết học theo quy định.
Tiêu chí giáo viên tổ chức tiết học trên lớp đạt hiệu quả, được đánh giá xếp hạng thứ 4. Chứng tỏ, tiêu chí này rất khó đạt, vì hiệu quả tiết dạy nằm ngay trong chính hoạt động tổ chức dạy học trên lớp này. Việc soạn bài và tổ chức dạy học, thực hiện kế hoạch bài dạy đó trên lớp là phụ thuộc chặc chẽ vào nhau. Tuy nhiên có những tình huống sư phạm thực tế xảy ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi giáo viên phải xử lý tình huống khéo léo, hiệu quả, chứ không phải tình huống nào cũng giống như trong bài soạn dự kiến trước đó, điều đó phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên môn của giáo viên mà trước đó khảo sát đã cho thấy về tỷ lệ GV dạy giỏi các cấp. Hiệu quả việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nằm ngay ở tiêu chí này là trọng tâm.
Bên cạnh đó, đổi mới phương pháp dạy học cũng bắt nguồn từ việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong từng tiết dạy. Vì qua kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ làm cho giáo viên phải suy nghĩ tìm ra cách dạy mới, cải thiện chất lượng dạy học hiện tại. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, đánh giá môn thể dục bằng nhận xét thường xuyên qua từng tiết học, nhận xét qua quá trình thời