Biện Pháp 5. Tăng Cường Các Nguồn Lực Cộng Đồng Cho Gdtc


Đầu tư bằng ngân sách Nhà nước theo chương trình mục tiêu dành cho giáo dục; căn cứ các quy định của nhà nước về kinh phí đầu tư dành cho hoạt động GDTC để có kế hoạch mua sắm, trang bị các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động GDTC hàng ngày. Tăng cường công tác đầu tư, mua sắm, bố trí sử dụng, khai thác có hiệu quả và bảo quản thật tốt cơ sở vật chất thiết bị hiện có để sử dụng lâu dài.

Khai thác nguồn vật chất từ việc huy động cộng đồng, mạnh thường quân, đơn vị tài trợ,…từ công tác xã hội hóa giáo dục; Phối hợp với Ban đại diện CMHS tiến hành vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đóng góp, đầu tư CSVC hay trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDTC mà đặc biệt là các hoạt động TDTT ngoại khóa, thi đấu TDTT các cấp.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học; Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy, học sinh làm đồ dùng học, làm thiết bị thí nghiệm đơn giản theo vật liệu hiện có tại địa phương để tiết kiệm tiền mua sắm những thiết bị hiện đại khác phục vụ dạy học có chất lượng.

3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC

- Mục tiêu của biện pháp

Huy động các lực lượng, các nguồn lực từ cộng đồng nhân dân để đầu tư, hỗ trợ cho các phong trào hoạt động GDTC tiểu học diễn ra thuận lợi.

- Nội dung của biện pháp


Huy động tổng thể cộng đồng về nguồn nhân lực, về trí lực, về vật lực và tài lực, …để có đủ các nguồn lực cần thiết phát triển TDTT, rèn luyện thể chất trong nhà trường.

- Cách tiến hành


Phối hợp chặc chẽ với Ban đại diện CMHS và phụ huynh học sinh trong việc khuyến khích và tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động GDTC trong và ngoài nhà trường.

Phối hợp với cơ quan TDTT địa phương đặc biệt là phòng Văn hóa thông tin – TDTT thị xã Bình Minh hỗ trợ chuyên môn, nhân lực để huấn luyện các câu lạc bộ năng khiếu TDTT cho nhà trường;

Vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các cơ sở sản xuất kinh doanh có tiềm lực mạnh về kinh tế,…. hỗ trợ về vật lực, tài lực cho phong trào TDTT nhà trường như: sân bãi tập luyện, trang phục thi đấu, thiết bị, dụng cụ thi đấu, xe đưa đón khi tham gia giao lưu, thi đấu,….

Để hoạt động GDTC trong nhà trường phát triển mạnh mẽ cần có sự tham gia hỗ trợ của của toàn xã hội, nhà trường cần có các giải pháp căn bản, đồng bộ và phù hợp. Trong đó cần có sự quan tâm đầu tư tập trung đúng hướng nhằm thúc đẩy hoạt động GDTC phát triển góp phần đắc lực vào việc xây dựng nguồn nhân lực tốt, phát triển toàn diện cho đất nước.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm

Nhằm lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tiểu học về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học thị xã Bình Minh. Chúng tôi tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên tiểu học trên địa bàn thị xã Bình Minh.

Quy mô khảo nghiệm, chọn 5 trường tiểu học thị xã Bình Minh. Mỗi trường chọn 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng, 03 tổ trưởng chuyên môn và 05 giáo viên (giáo viên thể dục và giáo viên chủ nhiệm). Vậy mỗi trường có 10 người được khảo sát, toàn thị xã có 50 người được khảo sát.


Nội dung khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục

Biện pháp 2: Đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn thể dục (chính khóa)

Biện pháp 3: Đổi mới quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học



Biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi


Rất

cần thiết

Cần thiết

Chưa

cần thiết


Trung bình

Thứ bậc m1

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi


Trung bình

Thứ bậc n1


D2(m1

-n1)2

3

2

1

3

2

1

BP1

26

17

5

2.44

1

30

14

4

2.54

1

0

BP2

22

22

4

2.38

3

24

19

5

2.40

4

1

BP3

25

17

6

2.40

2

28

16

4

2.50

2

0

BP4

24

16

8

2.33

4

27

14

7

2.42

3

1

BP5

21

18

9

2.25

5

21

19

8

2.27

5

0





2.36





2.43


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC tiểu học, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi biện pháp theo tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đó như thế nào.

Tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:



6 D2

R = 1 – [60]

n(n2-1)


Theo bảng số liệu trên, với n = 5; ∑ D2 = 2; giá trị 6 x ∑ D2 = 2; n(n2-1) = 120; thay vào công thức trên ta có R= 0,90; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết và tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lí hoạt động GDTC chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như đánh giá sự cần thiết của các biện pháp quản lí GDTC càng cao thì tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý đó cũng cao theo, còn nếu như đánh giá tính cần thiết các biện pháp quản lí GDTC thấp thì khả năng thực hiện các biện pháp đó cũng thấp theo.

Mặt khác, chỉ số R = 0,90 là khá cao (gần đến 1). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDTC là rất chặt chẽ.

Tức là các biện pháp quản lí GDTC vừa có tính cần thiết, đồng thời cũng có tính khả thi rất cao là cơ sở để đảm bảo nâng cao chất lượng GDTC tiểu học và đây là vấn đề được nhiều người khảo sát quan tâm nhất.



Hình 3 1 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học Kết quả 1

Hình 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học

Kết quả khảo sát biện pháp 1 “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục”, có mức độ cần thiết trung bình là 2.44 và mức độ khả thi trung bình là 2.54. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 1 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lí GDTC tiểu học. Vì chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động TDTT của nhà trường.

Kết quả khảo sát biện pháp 2 “Quản lí hoạt động dạy học môn thể dục (chính khóa)” có mức độ cần thiết trung bình là 2.33 và mức độ khả thi trung bình là 2.42. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 2 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả. Kết quả khảo sát biện pháp 3 “Quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)”

có mức độ cần thiết trung bình là 2.38 và mức độ khả thi trung bình là 2.40. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 3 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lí GDTC tiểu học hiệu quả. Vì nếu quản lý tốt hoạt động TDTT ngoại khóa cũng sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.


Kết quả khảo sát biện pháp 4 “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC”có mức độ cần thiết trung bình là 2.40 và mức độ khả thi trung bình là 2.50. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 4 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả. Vì tăng cường cơ sở vật chất TDTT sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.

Kết quả khảo sát biện pháp 5 “Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học” có mức độ cần thiết trung bình là 2.25 và mức độ khả thi trung bình là 2.27. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp 5 có vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi rất cao cho việc quản lý GDTC tiểu học hiệu quả. Vì nếu thực hiện biện pháp tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu học cũng sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDTC của nhà trường.

3.3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí GDTC tiểu học thị xã Bình Minh cho thấy rằng: Tất cả các biện pháp đề xuất quản lí GDTC tiểu học đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao. Đồng thời mối liên hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp có quan hệ thuận rất chặt chẽ, ở mức cao.

Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính khách quan, khoa học, thực tiễn bao quát toàn diện hoạt động quản lí GDTC. Mỗi biện pháp lại vừa bao quát, vừa đi sâu toàn diện, vào từng khía cạnh quản lí cụ thể của quá trình quản lí GDTC nhưng lại cùng có chung mục tiêu là đảm bảo chất lượng GDTC theo đúng mục tiêu giáo dục cấp tiểu học.

Các biện pháp đề xuất đều có sự tương hỗ, đan xen lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện, tạo thành mạng lưới khép kín, bao quát toàn diện các mặt quản lí của hoạt động GDTC tiểu học.


Thực hiện quản lí GDTC tiểu học đòi hỏi hiệu trưởng không thể quá đề cao một biện pháp nào mà cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp quản lí GDTC đã đề xuất vào thực tiễn.


Tiểu kết chương 3

Từ các nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lí GDTC tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thể dục Biện pháp 2: Quản lí hoạt động dạy học môn thể dục (chính khóa) Biện pháp 3: Quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực cộng đồng cho GDTC tiểu

học

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lí GDTC tiểu học cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC tiểu học đã đề xuất. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDTC, các biện pháp chúng có mối quan hệ tương quan thuận và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí