Giải Pháp Trồng Rừng Ngập Mặn, Rừng Phòng Hộ Ven Biển

mặn – ngọt. Không nên chuyên canh lúa 3 vụ và nếu có gieo cấy lúa vụ Đông Xuân thì phải thu hoạch xong trước khi có độ mặn 2%0 - 4%0 , nên canh tác hệ thống luân canh lúa – cây trồng cạn ở nơi có điều kiện thay cho hình thức canh tác lúa 2-3 vụ.

3.3.2.6. Giải pháp trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển

Hệ thống rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự an toàn của hệ thống đê biển. Nhờ có hệ thống rừng làm tường chắn và đê biển được bảo vệ an toàn. Thực tế cho thấy những cơn bão đổ bộ vào huyện Gò Công Đông trong những năm vừa qua cho thấy những nơi nào có rừng ngập mặn thì đê biển đều được bảo vệ vững vàng. Kết quả khảo sát ở các Quốc gia có sóng thần cũng cho thấy các dài rừng ngập mặn có thể làm giảm cường độ của sóng thần từ 50%-90%, các làng mạc sau rừng cũng ít bị ảnh hưởng.

Nhằm ứng phó với nước biển dâng gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nói chung và đất canh tác lúa nói riêng cần phải quan tâm đầu tư mở rộng diện tích, bảo vệ chăm sóc rừng phòng hộ đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, khuyến khích nhân dân trồng cây chắn sóng, bảo vệ tuyến đê bao, chống sạt lở...đặc biệt là bảo vệ tuyến đê xung yếu ven biển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của thủy triều lấn sâu vào đất liền. Thực hiện trồng rừng phòng hộ bảo vệ đê tại đoạn xung yếu có bề dày rừng tối thiểu 200m về phía biển với diện tích 100ha và trồng rừng bổ sung một số đoạn phía đồng dọc theo chân đê có chiều dài 4,5km, diện tích 9,15ha.

Tăng cường trồng mới, đồng thời nghiêm cấm hiện tượng chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng. Tập đoàn cây trồng ngập mặn: đước, bần, trang, mắm.

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường năng lực ứng phó với nước biển dâng

- Xây dựng chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác ứng phó với nước biển dâng; chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ảnh hưởng của nước biển dâng đến đất canh tác lúa của huyện Gò Công Đông. Tuyên truyền các

giải pháp chiến lược ứng phó với với nước biển dâng, điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tương lai.

- Xây dựng và thực hiện lồng ghép nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào chương trình giảng dạy trong trường học; tổ chức các hình thức lồng ghép kiến thức cơ bản biến đổi khí hậu vào giảng dạy và các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, vẽ tranh, viết báo trường, các hội thi,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 12

1. KẾT LUẬN


(1) Gò Công Đông là huyện duy nhất giáp biển của tỉnh Tiền Giang, đồng thời cũng là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và hiện tượng xâm mặn. Trong ngành trồng trọt thì diện tích đất canh tác lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất 10.858,01 ha chiếm 62,05% diện tích đất nông nghiệp, 41,47% tổng diện tích tự nhiên. Sản xuất lúa của huyện không những góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, mà còn góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi nước biển dâng và xâm mặn diễn ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và làm suy giảm diện tích đất canh tác lúa.

(2) Để đánh giá được tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông thì tác giả đã lựa chọn Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2. Mốc thời gian lựa chọn tính toán cho mực nước biển dâng là: Năm 2020 mực nước biển dâng 12 cm; năm 2030 mực nước biển dâng 17 cm; năm 2090 mực nước biển dâng là 75 cm.

(3) Dự báo cho thấy khi mực nước biển càng dâng cao thì diện tích đất canh tác lúa càng bị ngập nhiều, kéo theo hiện tượng xâm mặn diễn ra càng gay gắt. Khi mực nước biển dâng tỷ lệ thuận với việc suy giảm diện tích đất canh tác lúa. Đồng thời khi nước biển dâng thì gây ra sự chu chuyển nội bộ đất lúa, khi mực nước biến càng dâng cao thì diện tích đất canh tác lúa 3 vụ và 2 vụ giảm dần, gia tăng đất canh tác 1 vụ.

(4) Biến đổi khí hậu bên cạnh những mặt tiêu cực, thì cũng có những mặt tích cực của nó. Như những vùng có địa hình cao trước đây chỉ canh tác cây lâu năm, nhưng khi nước biển dâng gây ra hiện tượng ngập thì những vùng này không thể trồng cây lâu năm, nhưng lại thuận lợi cho việc canh tác lúa. Như vậy, nước

biển dâng đã mở rộng thêm vùng diện tích đất canh tác lúa. Tuy vậy, sự mở rộng này không bù được so với diện tích đất lúa bị mất.

2. KIẾN NGHỊ


(1) Đề nghị huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn chương thực hiện chương trình nâng cấp và xây mới hệ thống đê biển Gò Công Đông.

(2) Cần chú trọng nâng cao hiểu biết của chính quyền địa phương và nhận thức của người dân về tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa của huyện và áp dụng các giải pháp như đã nêu trong đề tài để chủ động thích ứng nước biển dâng.

(3) Tăng cường công tác trồng rừng ngập mặn trên những diện tích đất ngập nước chưa có rừng, diện tích ngập nước bỏ hoang (trước kia là nuôi trồng thủy sản).

(4) Các ban ngành chuyên trách về nông nghiệp cần phải tăng cường hướng dẫn người dân trong việc sử dụng các hệ thống canh tác hiệu quả trên đất lúa, cũng như sử dụng các giống lúa nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của nước biển dâng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2011). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050. Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

3. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2008). Số liệu quan trắc thay đổi mực nước biển Việt Nam giai đoạn 1993-2008. Hà Nội.

4.Chính phủ nước cộng hòa xã hội nước Việt Nam (2011). Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Hà Nội.

5. Lê Thanh Hà (2008). Sử dụng phần mềm VISUAL MODFLOW để dự báo xâm mặn và sự dịch chuyển các chất ô nhiễm theo thời gian và không gian. Hà Nội.

6. Lê Mạnh Hùng (2006). Các giải pháp cho vùng ngập úng đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Nội.


7. Trần Như Hối (2006). Nghiên cứu xây dựng đê biển Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh.


8. Đào Xuân Học (2005). Giải pháp kiểm soát lũ và cải tạo môi trường vùng Đồng Tháp Mười. Hà Nội.

9. Nguyễn Duy Khang (2009). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước và ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long.

10. Nguyễn Vò Linh (2002). Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL. Viện quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp. Hà Nội.

11. Nguyễn Vò Linh (1999). Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở vùng đất trũng vùng Tây Sông Hậu. Viện quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp. Hà Nội.

12. Nguyễn Vò Linh, Trần An Phong (1990). Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Viện quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp. Hà Nội.

13. Nguyễn Hữu Nhân (2003). Xây dựng hệ thống phần mềm mô tả lũ lụt và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn. TP Hồ Chí Minh.

14. Phạm Bình Quyền, (2007). Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững (tái bản). NXB ĐHQGHN. Hà Nội.

15. Lê Sâm (2007). Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL. Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08-19. Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễ Bính Thìn (2009). Thực hiện chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hà Nội.

17. Trần Thục (2008). Hướng tới chương trình hành động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội.

18. Nguyễn Thế Tưởng (2007). Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam. Hà Nội.


19. Lương Văn Thanh (2006). Nghiên cứu cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội.

20. Hoàng Văn Thắng (2005). Quản lý hệ sinh thái đất ngập nước Bàu Sấu – Vườn Quốc gia Cát Tiên dựa trên hệ sinh thái. Tạp chí Khoa học. ĐHQGHN, KHTN&CN, T.XXI, Số 2: 38-47. Hà Nội.

21. Tô Văn Trường (2005). Quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL. NxB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

22. Vò Xuân Tòng và các cộng sự (2005). Nghiên cứu các mô hình canh tác tổng hợp nhằm tận dụng lợi thế tự nhiên để tăng thu nhập. Hà Nội.

23. Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông (2012). Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông năm 2011. Tiền Giang.

24. Viện quy hoạch thủy lợi miền nam (2008). Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế trong điều kiện nước biến dâng. Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Viện khí tượng thủy văn và Môi trường (2007). Nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á, đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng với sản xuất lúa và tài nguyên nước. Hà Nội.

26. Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005 – 2006). Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 – 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp huyện. Hà Nội.

27. Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2003 – 2005). Đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội.

TIẾNG ANH

28. Adrian Atkinson (2007). Some scenarios of sea uprising related to ice – melting.

29. Borton and Lim (2005). The selection of agricultural plant to reduce stress in climate change.

30. FAO (2007). Global Initiative on Plant Breeding Capacity Build.

31. Fisher et al and Rosenzweig et al (2001, 2002). Increasing of templerature impact to Agricultural plant.

32. G¨unther Fischer, Mahendra Shah, Harrij van Velthuizen (2004). Climate Change and Agricultural Vulnerability, Rome, Italy.

33. IRRI (2010). Reseach on rice varieties to be adopted to climate change.


34. International Conference in Belgium (2009). Report of climate change.

35. IPCC (2007). “Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change”,WGI “The Physical Science of CC”; WGII “Impacts, Adaptation & Vulnerability”; III “Mitigation of CC”. Việt Nam, Hà Nội, 30 tr.

36. Murat Isik and Stephen Devadoss (2006). An analysis of the impact of climate change on crop yields and yield variability, Department of Agricultural Economics and Rural Sociology, University of Idaho.

37. IPCC (2001). ”Chimate change: Impacts, Adaptation, mitigation”.


38. M. Latham IBSRAM (1994). Evaluation of soil and land resource, PO Box 9- 109, Bangkhen, Bangkok 10900, Thailand.

39. Publisher McGraw – Hill (2008). Dictionary of atmospheric sciences and the ocean.

40. C. Mongkolsawat P. Thirangoon and P. Kuptawutinan (2005). Evaluate rice land in Thailand, Computer Centre Khon Kaen University.

41. Nicholl (2003). Impact of climate change in some contries in Asia.

42. Josef Schmidhuber and Francesco N. Tubiello (2006). The Regional Impacts of Climate Change Global food security under climate change Global Perspective Studies Unit, Center for Climate Systems Research, Columbia University

43. Timsima and Connor (2001). Adopted stratefy to reduce mpact of climate change in Agricultural sector.

44. UNDP (2007 – 2008). Report on peopple development.

45. UNCCD NAP (2002). Increasing of templerature impact to Agricultural land for rice.

46. World Bank (2008). Predicted the impact of climate change in Viet Nam

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí