Biện Pháp 2. Đổi Mới Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Thể Dục (Chính Khóa)


lượng GDTC tiểu học. Để từ đó mỗi giáo viên có ý thức cao trong việc tự phấn đấu hoàn thiện năng lực hoạt động chuyên môn của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển GDTC.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên GDTC tiểu học để họ có điều kiện, phương tiện nhận thức và hành động đúng đắn hơn, hiểu sâu và hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò công việc dạy học của mình.

+ Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên GDTC tiểu học. Vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, hiệu quả dạy học đối với mọi học sinh của mình phụ trách.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Tổ chức học tập, tập huấn một cách đầy đủ, nghiêm túc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động GDTC đối với công tác giáo dục toàn diện học sinh; thấy được lợi ích, tác dụng của hoạt động TDTT đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết , các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến công tác GDTC cho giáo viên nhà trường từ đó sẽ giúp cho mỗi cá nhân tự giác, nổ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

+ Tổ chức đưa đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ tay nghề của mình.

+ Tham gia tích cực các buổi giao lưu, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp để có dịp trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cùng các đơn vị bạn, ý kiến tư vấn của giám khảo sẽ giúp GV có thêm kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.

+ Bồi dưỡng chuyên môn tại trường là quan trọng nhất, thiết thực nhất trong việc nâng cao năng lực chuyên môn dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ); thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn tiểu học,... gắn với kiến thức, tài liệu đã nghiên cứu ở trường sư phạm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Giáo viên tự bồi dưỡng ngay trong quá trình GDTC. Đây là quan điểm học qua trải nghiệm thực tế. Trải nghiệm thực tế tại lớp học, tại trường học, ngay trên học sinh của mình, nên họ có có nhiều cơ hội thử nghiệm những kiến thức về chuyên môn, về sư phạm, về PPDH mới để tự họ so sánh và rút ra nhiều bài học quý báu từ thực tiễn sau khi đối chiếu với lí luận, tài liệu đã được trang bị ở trường sư phạm. Từ đó, họ có những quyết sách đúng đắn cho việc lựa chọn PPDH cho mình trong thời gian sắp tới có hiệu quả hơn.

3.2.2. Biện pháp 2. Đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn thể dục (chính khóa)

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 12

- Mục tiêu của biện pháp

Họat động GDTC là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường tiểu học. Tăng cường quản lí hoạt động GDTC nhằm đưa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh vào nề nếp ổn định và phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC.

- Nội dung của biện pháp

Giờ học thể dục thể thao chính khóa là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh là nhiệm vụ cần thiết nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh. Đồng thời giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật, động tác thể dục thể thao.

Bản thân giờ học thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lí và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ hội một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và chuyên môn. Do đó việc đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn thể dục là cần thiết và tập trung vào những điểm sau:


+ Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học;

+ Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên;

+ Quản lí giờ lên lớp (thời khóa biểu – thời gian dạy học);

+ Quản lí hướng dẫn học sinh học tập (đổi mới phương pháp);

+ Quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ ghi điểm, thời khóa biểu, sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình dạy học).

+ Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Cách thực hiện biện pháp

Trước hết là đổi mới quản lí hoạt động học của học sinh, thường xuyên giáo dục giúp học sinh hình thành động cơ học tập đúng đắn. Cho các em hiểu rằng sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe là có tất cả. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để khỏe mạnh nhưng việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe và môn học thể dục sẽ giúp chúng ta làm được điều đó. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt khác: giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khỏe. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành động cơ học tập và như vậy tạo được sụ hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học trong các em học sinh.

Đối với giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài, bài giảng phải xúc tích, khoa học đồng thời phải cải tiến phương pháp dạy học vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học tức là thực hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là người giáo viên cung cấp những kiến thức mới cho học sinh và thông qua đó người giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho học sinh, còn đối với học sinh thì giáo viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách có hệ


thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình nên giáo viên cần áp dụng phù hợp các nguyên tắc giảng dạy thể dục thể thao, sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy thể dục, phù hợp với nội dung, động tác,…

Trong giảng dạy, giáo viên cần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc trưng của môn thể dục, chú ý hình thành các kĩ năng thực hiện động tác, yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp đa số các em hoàn thành yêu cầu của tiết học để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả của giờ dạy.

Giáo viên cần thực hiện tốt việc đánh giá thường xuyên và đặc biệt là đánh giá định kì đối với môn thể dục, trong đó việc tham khảo ý kiến của cha mẹ hay người giám hộ của học sinh là rất quan trọng vì thái độ tập luyện ở nhà chỉ có gia đình các em mới biết và cần phải làm gì để các em rèn luyện tốt hơn. Ngoài ra còn cần tranh thủ ý kiến của Tổng phụ trách Đội, học sinh cùng lớp để đưa ra đánh giá một cách khách quan, trung thực nhất và định hướng cho học sinh tiến bộ.

Tổ chuyên môn quản lí chặc chẽ việc soạn bài và tổ chức dạy học của giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn dạy học bằng nhiều cách: kí duyệt bài giảng trước khi lên lớp, thường xuyên dự giờ, thăm lớp và tổ chức các chuyên đề về thể dục thể thao, giao lưu với các đơn vị bạn,…

Tổ chuyên môn hướng dẫn cách lập hồ sơ quản lí chuyên môn cho giáo viên theo từng loại hồ sơ cụ thể sao cho mẫu từng loại hồ sơ thống nhất trong trường để thuận lợi trong công tác trao đổi, chia sẻ và quản lý hồ sơ chuyên môn giáo viên.

3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới quản lí hoạt động TDTT (ngoại khóa)

- Mục tiêu của biện pháp

Phong trào GDTC ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng GDTC nhà trường tiểu học, đa dạng hóa các hoạt động GDTC.


GDTC ngoại khóa còn là GDTC thành tích cao, thông qua các câu lạc bộ TDTT năng khiếu giúp học sinh tiểu học phát triển cơ thể và năng khiếu TDTT tiềm năng hiện có của mình từ đó có định hướng phát triển phù hợp.

- Nội dung của biện pháp

Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa là nhu cầu và ham thích của đa số học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các nội dung học tập chính khóa và được tiến hành ngoài giờ học của học sinh, có sự hướng dẫn của giáo viên thể dục thể thao.

Tổ chức tốt các hoạt động đan xen trong giờ học chính khóa như: thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ kết hợp múa hát sân trường tạo sự mới mẻ, phần khích cho các em học sinh.

Ngoài ra còn có các hoạt động thể thao ngoài giờ học bao gồm: luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Tổ chức nhiều giải thi đấu cấp trường, cụm trường để cho các em có dịp cọ xát với thực tiễn thi đấu TDTT, phát triển năng khiếu TDTT. Một số em có tố chất tốt, có đam mê lấy đó làm định hướng nghề nghiệp sau này. Hoạt động ngoại khóa còn động viên lôi kéo nhiều người tham gia. tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập.

Tổ chức các hoạt động GDTC ngoại khóa như thành lập câu lạc bộ TDTT năng khiếu phù hợp từng bộ môn cho học sinh tiểu học, đây là hoạt động phổ biến, thu hút nhiều học sinh tham gia, tổ chức đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tác dụng rất lớn. Từ hoạt động của các Câu lạc bộ mà giúp các tuyển trạch viên phát hiện các tài năng tương lai, đó còn là công cụ để đánh giá chính xác mức độ phát triển hoạt động GDTC của đơn vị đó.


Xây dựng đội tuyển TDTT các môn năng khiếu cho học sinh, có tính kế thừa để chuẩn bị thi đấu các giải TDTT các cấp do ngành GD-ĐT và ngành TDTT tổ chức. Đây là hoạt động thành tích cao, mũi nhọn và thế mạnh của nhà trường, HS càng có nhiều thành tích thì niềm tin của phụ huynh và xã hội tăng lên đối với hoạt động giáo dục của nhà trường và GDTC nói riêng.

- Cách tiến hành


Phát huy tối đa vai trò của giáo viên thể dục trong việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa. Giờ học ngoại khoá, thường có nhiều nội dung khác nhau và nhiều đối tượng khác nhau cùng tham gia hoạt động. Vấn đề chính ở đây là người giáo viên phải luôn chủ động hướng dẫn học sinh sao cho tất cả đều tự giác và tích cực không những giải quyết được nhiệm vụ vận động của giờ chính khoá, mà còn phát huy được khả năng cá nhân để nâng cao thành tích, kỹ thuật. Ví dụ học sinh trung bình thì giải quyết yêu cầu cơ bản còn học sinh vượt trội, có năng khiếu thì nâng cao thành tích hoặc được hướng dẫn thêm nội dung sở trường khác của các em yêu thích.

Đối với việc nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, hiệu trưởng cần có sự phân công cụ thể, huy động tất cả các giáo viên chủ nhiệm cùng tham gia với các em bên cạnh sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên thể dục. Thể dục giữa giờ cần tổ chức kết hợp đan xen với múa hát sân trường tạo sự mới mẻ, phần khích cho các em học sinh. Đưa đồng diễn chachacha vào các buổi thể dục giữa giờ cũng là một giải pháp hay đã tạo hiệu ứng tích cực trong các trường học.

Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ TDTT năng khiếu tại trường. Kế hoạch phải được triển khai, trao đổi và phân công cụ thể, lựa chọn những câu lạc bộ nào, phân công cho ai đều phải phù hợp mới phát huy được tác dụng. Bên cạnh đó, nhà trường còn phải nghiên cứu, sắp xếp thời gian hoạt động của Câu lạc bộ sao cho thuận lợi với nhiều học sinh tham gia.


Tuyệt đối không gò ép học sinh phải tham gia câu lạc bộ mà mình không yêu thích.

Định hướng cho học sinh cùng với người quản lí tham gia xây dựng quy chế sinh hoạt của các câu lạc bộ, những nội quy do chính các em đề ra sẽ giúp các em thực hiện với tinh thần tự giác cao hơn, hiệu quả hoạt động từ đó cũng sẽ được nâng lên.

Bên cạnh việc phát huy các nguồn nhân lực trong nhà trường, Hiệu trưởng còn phối hợp với cơ quan TDTT địa phương hỗ trợ các câu lạc bộ năng khiếu hoạt động hiệu quả. Sự có mặt của các chuyên gia, các vận động viên thực thụ sẽ tạo động lực lớn tham gia tập luyện của các em.

Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa trong năm với những hoạt động, giải thi đấu cụ thể trong hệ thổng các hoạt động, giải đấu thường niên của ngành. Ngoài ra, Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan TDTT địa phương tổ chức cho học sinh tham dự các giải TDTT các cấp theo quy định nhằm giúp các em thường xuyên được tham gia thi đấu, nâng cao thành tích.

Tóm lại, trong giảng dạy thể dục tổ chức hoạt động ngoại khoá tốt sẽ góp phần hỗ trợ cho học tập chính khoá. Học sinh sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ vận động nếu chỉ trông chờ vào thời gian học chính khoá (02 tiết/tuần). Ngày nay đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm cho người học có nhu cầu tập luyện ngoại khoá. Những học sinh yếu, kém cũng như học sinh khá, giỏi mỗi đối tượng ngoại khoá sẽ có mục tiêu và động cơ hợp lý. Vì vậy, nhà trường cần biết lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá phù hợp sẽ giúp hoạt động GDTC nhà trường ngày càng tốt hơn.

3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

- Mục tiêu của biện pháp


Cơ bản đảm bảo đầy đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, sân tập, phòng luyện tập đa năng, phòng chức năng, thiết bị phục vụ GDTC… là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng GDTC, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của nhà trường đề ra.

- Nội dung biện pháp

Dựa trên cơ sở lý luận phân tích về lý luận cũng như thực tiễn cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC học sinh các trường tiểu học thị xã Bình Minh, cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Phòng học có đủ ánh sáng, đảm bảo chắc chắn theo tiêu chuẩn y tế học đường.

Có sân chơi, bãi tập luyện TDTT theo tiêu chuẩn quy định. Dựa vào các văn bản pháp lý mà nhà trường đề xuất tham mưu với các cấp có thẩm quyền mở rộng diện tích sân chơi, bãi tập nhằm phục vụ tốt cho hoạt động GDTC nhà trường

Đảm bảo có nhà đa năng GDTC đáp ứng đủ cho các lớp học tập đặc biệt là khi thời tiết thay đổi nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho HS, đảm bảo các giờ dạy thể dục được diễn ra liên tục, đảm bảo chương trình, nội dung môn thể dục.

Tốt nhất là nên mỗi môn học có 1 phòng hoặc nơi tập riêng, đảm bảo thiết bị GDTC trong mỗi phòng học đủ theo yêu cầu tối thiểu quy định.

Học sinh có ý thức bảo quản, giữ gìn các dụng cụ tập luyện. Đồng thời xây dựng các nội quy tập luyện, sử dụng thiết bị của nhà trường.

- Cách thức thực hiện

Tổ chức khảo sát và đánh giá lại toàn diện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị TDTT phục vụ cho giảng dạy, luyện tập và tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho HS để có kế hoạch đầu tư cụ thể, lâu dài nhằm nâng cấp và mở rộng CSVC, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng tốt nhất cho hoạt động GDTC nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023