Các Khái Niệm Cơ Bản Có Liên Quan Đến Đề Tài Nghiên Cứu


lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Đây chính là tiền đề cho người nghiên cứu tham khảo, tiếp thu và lựa chọn các nội dung phù hợp với đề tài để hoàn thiện luận án về “Quản lí hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng”.

Đối với các nghiên cứu ở trong nước: Nghiên cứu sinh nhận định công tác quản lí HĐGDMT theo hướng quản lí nội dung với các thành tố như Quản lí HĐGDMT thông qua dạy học tích hợp vào các môn học và thông qua HĐGDNGLL; quản lí công tác phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường; Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDMT. Đồng thời, nghiên cứu sinh cũng nhận định công tác quản lí HĐGDMT theo hướng quản lí chức năng với việc lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở những vấn đề chung mà một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu tập trung vào hình thức, phương pháp tổ chức giảng dạy GDMT thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học hoặc qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Song, chất lượng và hiệu quả của họat động GDMT không chỉ phụ thuộc vào quá trình tổ chức giảng dạy của thầy cô giáo trong việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học, qua các hoạt động ngoại khóa… mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lí của các cấp, nhất là của người hiệu trưởng nhà trường từ khâu quản lí mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và công tác phối hợp các lực lượng giáo dục. Mặc dù vậy, đến tại thời điểm nghiên cứu, chúng tôi cũng đã tìm thấy một số công trình nghiên cứu đề cập đến công tác quản lí hoạt động GDMT cho học sinh trong nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản về quản lí HĐGDMT cho HS ở trường TH tại TP. Đà Nẵng.

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ lựa chọn những nội dung, những mô hình hoạt động GDMT và quản lí HĐGDMT để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện cho phù hợp với GDMT cho HS tại các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng. Trong đề tài của mình, chúng tôi sẽ sử dụng mục tiêu GDMT, nội dung GDMT, hình thức và phương pháp GDMT cho học sinh tiểu học của các công trình nghiên cứu trong nước; chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch HĐGDMT cho HS tại


nhà trường; lựa chọn nội dung GDMT phù hợp với tình hình môi trường thực tiễn; lựa chọn mô hình quản lí hình thức và phương pháp GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm, thực địa; xác định các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS; quan tâm đến công tác phối hợp trong quản lí HĐGDMT cho HS từ kinh nghiệm của các nước Úc, Singapo, Nhật Bản, Đức.

Trong xu thế đó, đề tài của chúng tôi đi sâu nghiên cứu ở góc độ quản lí hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng. Việc nghiên cứu các công trình trong nước và nước ngoài về HĐGDMT cho học sinh như đã trình bày ở phần trên không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho người nghiên cứu có cơ sở lí luận để triển khai, tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng”.

1.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động giáo dục môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Môi trường

Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nó tùy thuộc vào mục đích, nội dung nghiên cứu và tùy theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 7

Sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972, có nhiều nghiên cứu về GDMT và xuất hiện nhiều định nghĩa về môi trường trên thế giới và Việt Nam. Đáng chú ý là những khái niệm sau đây:

- Gheraximov (1972) định nghĩa môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. Như vậy, “môi trường” bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên và nhân tạo ở xung quanh con người, giúp con người thỏa mãn mọi nhu cầu về lao động, nghỉ ngơi, giải trí.

- Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm


thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người.

- Trong tài liệu về Giáo dục học của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), “môi trường” được hiểu là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự sinh hoạt và phát triển của con người.

- Từ điển bách khoa toàn thư (2005) của Việt Nam giải thích “môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng ta, đảm bảo duy trì sự sống của chúng ta”.

- Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.

Tóm lại, có nhiều cách diễn đạt về “môi trường”, song tất cả đều thống nhất rằng môi trường sống của con người bao hàm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường kinh tế - xã hội, trong đó con người sống và có quan hệ chặt chẽ với cả ba loại môi trường này.

- Môi trường tự nhiên: “Môi trường tự nhiên” bao gồm các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã hội. Các yếu tố trong “môi trường tự nhiên” có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, nếu một yếu tố nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác.

- Môi trường nhân tạo: “Môi trường nhân tạo” bao gồm tất cả các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.

- Môi trường kinh tế - xã hội: “Môi trường kinh tế - xã hội” bao gồm các hệ thống các tổ chức xã hội và kinh tế cùng với các mối quan hệ của chúng như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục, “Môi trường kinh tế - xã hội” có thể chia thành các lĩnh vực nhỏ và cụ thể hơn như môi trường đô thị, môi


trường nông thôn, môi trường sản xuất, môi trường nghỉ ngơi, môi trường gia đình, môi trường học đường.

Thực ra, sự phân chia nói trên chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường. Trong thực tế, ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen vào nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau hết sức mật thiết và chặt chẽ, khi có sự thay đổi của một bộ phận trong các thành phần của môi trường thì sẽ dẫn đến sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác theo những mức độ khác nhau. Con người tồn tại và có mối quan hệ chặt chẽ với ba loại môi trường trên. Để thống nhất về mặt nhận thức, luận án sử dụng định nghĩa trong Luật Bảo vệ

Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 - 1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên".

1.2.1.2. Giáo dục môi trường

Thuật ngữ “Giáo dục môi trường” (Environmental education) đã xuất hiện từ lâu. Theo các tác giả GDMT, Wheeler (1985), Abe (1992) thì thuật ngữ GDMT lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách của hai anh em người Mỹ là Paul Goodman và Perceval Goodman. Tuy nhiên, hiện nay, trên các tài liệu về giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa về GDMT, các định nghĩa này được trình bày rất đa dạng.

Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về GDMT như sau: “GDMT là quá trình xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề môi trường”. Định nghĩa này đã nêu lên mối quan hệ giữa môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên, nhấn mạnh rằng phương pháp GDMT là đòi hỏi phải


thực hành, phương thức GDMT là cần coi trọng cả giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường.

Năm 1993, Hiệp hội GDMT Bắc Mỹ thông qua khái niệm GDMT là một quá trình giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường tích cực để có thể phát triển vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết định được thông tin đầy đủ và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt được và duy trì chất lượng môi trường.

Wigley (2000), GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ

Theo tác giả Lê Huy Bá (2004), GDMT là một quá trình thường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các yêu cầu của thế hệ tương lai.

Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một số điểm cơ bản chung sau: 1) GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau; 2) GDMT nhằm thay đổi hành vi; 3) GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống; 4) Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở cho việc đánh giá HS.

Từ việc phân tích các định nghĩa về GDMT, trong luận án này, chúng tôi đề cập đến GDMT theo định nghĩa của IUCN đã trình bày ở trên. Như vậy, có thể nói rằng GDMT là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân cách và cũng là một quá trình giáo dục tổng thể vì nó không chỉ hình thành cho học sinh hệ thống những tri thức về môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội mà còn hình thành những quan điểm, niềm tin để có thể thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân trong khi tác động đến môi trường.

1.2.1.3. Hoạt động


Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động: Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.

Về phương diện triết học, tâm lý học người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Họat động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ

- Cấp độ vi mô: là cấp độ hoạt động của cơ thể, các giác quan, các bộ phận tuân theo quy luật sinh học. Nhờ có họat động mà con người tồn tại và phát triển, nhưng họat động ở cấp độ này không phải là đối tượng của tâm lý học.

- Cấp độ vĩ mô: là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách là một chủ thể của hoạt động có mục đích. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học

Tóm lại, họat động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài (thế giới tự nhiên và xã hội), giữa mình với người khác, giữa mình với bản thân để tồn tại và phát triển (Phạm Minh Hạc, 1989).

1.2.1.4. Hoạt động giáo dục môi trường

Theo tác giả Trần Thị Hương (2014), hoạt động giáo dục là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội. Phân tích các quan niệm về hoạt động giáo dục, ta thấy: giáo dục là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, là một quá trình tác động của nhà giáo dục đến đối tượng được giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội.

Hoạt động GDMT là một hoạt động giáo dục cụ thể, giúp người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng bản thân phát triển tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa hoạt động giáo dục môi trường là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà


trường nhằm hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với các vấn đề về môi trường.

Khái niệm trên cho thấy:

- Hoạt động GDMT cho HS là một trong những hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Do đó, về cơ cấu, nó có thể được thực hiện trong khuôn khổ hệ thống các môn học, các lĩnh vực học tập ở nhà trường phổ thông; tuy nhiên nó cũng có thể được thực hiện ngoài các môn học và lĩnh vực học tập.

- Hoạt động GDMT cho HS có đầy đủ những đặc trưng chung của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông như được tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục phổ thông; do nhà trường với các chủ thể có liên quan như cán bộ lãnh đạo, quản lí trường học; giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội v.v. Nó là hoạt động được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích hình thành nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của học sinh theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, cộng đồng và xã hội.

- Hoạt động GDMT cho HS có mục tiêu cụ thể là giúp HS hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với các vấn đề về MT.

1.2.2. Các khái niệm liên quan đến Quản lí hoạt động giáo dục môi trường

1.2.2.1. Quản lí

Khái niệm quản lí được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Do đó, có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lí với nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau.

Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục (1998) Quản lí là “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.

Marx (1982) đã viết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân….Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.

Stoner (1992), Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài


lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Từ các khái niệm trên, đề tài thống nhất: Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục đích.

1.2.2.2. Quản lí giáo dục

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí giáo dục, thông thường người ta đưa ra quan niệm quản lí giáo dục theo 2 cấp độ chủ yếu là cấp vĩ mô và cấp vi mô.

- Quản lí giáo dục cấp vĩ mô: Quản lí giáo dục vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lí một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lí vi mô tương ứng với khái niệm quản lí một nhà trường.

Ở cấp độ vĩ mô, quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Như vậy, quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của quốc gia, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra.

- Quản lí giáo dục cấp vi mô: là quản lí giáo dục trong phạm vi cấp phòng, cấp trường, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: QLGD là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lí giáo dục đến các đối tượng quản lí giáo dục trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024