Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 6


- Chỉ ra các nguyên tắc logic cơ bản của giáo dục môi trường: sử dụng một chuỗi bốn phép ẩn dụ để mô tả những cách khác nhau trong đó GDMT có thể được đưa vào chương trình giảng dạy. Đầu tiên là mô hình "Thanh kiếm" mà chủ đề xuyên suốt cắt ngang qua tất cả các lĩnh vực của chương trình giảng dạy như một phần bổ sung trong hình thức hoạt động biệt lập hoặc hội thảo không thường xuyên trong nội bộ hoặc ngoài nội bộ nhà trường. Thứ hai là mô hình “Kim và chỉ”. Thứ ba là mô hình "Kinglet lành tính" và thứ tư là mô hình “Truyền” trong đó, tích hợp các chủ đề xuyên suốt vào tất cả các lĩnh vực kiến thức và cuộc sống hàng ngày của trường.

Trong bài báo này, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu về cách giáo dục môi trường thực sự tích hợp vào chương trình học.

+ Xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường, trong đó có sự đánh giá tình hình GDMT hiện tại, từ đó xây dựng kế hoạch môi trường cho tương lai. Chẩn đoán tình hình môi trường được thiết kế để mỗi lớp học cùng làm việc với giáo viên của mình, bao gồm một bài kiểm tra về thói quen và thái độ cá nhân. Ý tưởng là để mỗi học sinh phản ánh và đạt được nhận thức về mối quan hệ hàng ngày của họ với môi trường. Trên cơ sở đó, một quy tắc ứng xử và một loạt các các cam kết đã được đề ra ở mỗi trường, cùng với một kế hoạch hành động về chủ đề đã chọn.

+ Tổ chức các hoạt động BVMT theo hướng trải nghiệm. Đa dạng về hình thức từ dễ đến khó, từ trong trường ra ngoài trường. Cụ thể là hoạt động "Chung tay thu dọn lớp học và khuôn viên của trường, với trách nhiệm luân phiên giữa tất cả các lớp; chương trình “Thành phố lành mạnh”, “Ngày môi trường thế giới”… với mong muốn kêu gọi sự tham gia tự giác của HS, qua đó cùng phân tích các nguyên nhân về các vấn đề mà HS nhìn thấy, từ đó cung cấp kiến thức cho HS, hình thành thái độ và hành vi cho trẻ. Quan điểm xuyên suốt là tạo nhiều cơ hội cho HS tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường ở nhà trường, địa phương.

+ Chuẩn bị và sử dụng tài liệu giảng dạy: Nhà trường cung cấp tài liệu, nguồn tư liệu và tài liệu tham khảo về các chủ đề khác nhau cho GV và HS; tìm kiếm tài liệu mới để sử dụng trong việc học của riêng họ và để làm rõ ý tưởng của họ về những khía cạnh này.


Về quản lí hình thức: GDMT phần lớn được thực hiện dưới 02 hình thức tích hợp, lồng ghép vào các môn học, các lĩnh vực và thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ở một số nước, GDMT được cấu thành thành một môn học độc lập. Năm 1980, trong hội thảo UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã công bố một số chủ điểm lồng ghép trong chương trình cấp tiểu học ở các nước: Indonesia, Philippin, Liên Xô (cũ), Ấn độ, Nhật Bản, NiuDilan, Băng La Đét.

Ở Úc, nội dung GDMT được tích hợp một cách tự nhiên vào chương trình chăm sóc - giáo dục học sinh. Chương trình quan tâm đến việc xây dựng các môi trường cho các em được hoạt động, trong đó có môi trường sinh thái các loại cây khác nhau, có khu vườn gieo trồng, chăn nuôi các con vật, có khu quan sát côn trùng…) và các nguyên - vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu đã qua sử dụng để học sinh hoạt động sáng tạo. Các nhà quản lí trường học luôn linh hoạt và sáng tạo trong việc tạo ra môi trường cho các em hoạt động. Hoạt động GDMT trong nhà trường chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm với môi trường sinh thái và nguồn nguyên vật liệu, từ đó cung cấp cho các em kiến thức, hình thành ý thức đối với môi trường và kĩ năng, thái độ bảo vệ môi trường. Việc phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường được các nhà quản lí quan tâm nhằm tìm kiếm, kêu gọi sự phối hợp, chung tay của các tổ chức này cùng với nhà trường trong hoạt động GDMT để tổ chức cho học sinh các hoạt động dã ngoại trong và ngoài nhà trường. Các hoạt động GDMT ở nhà trường tiểu học dưới hình thức trải nghiệm được tổ chức đa dạng, phong phú như: Một ngày lao động công ích trên bờ biển, tổ chức dã ngoại trong rừng, cho học sinh thí nghiệm một hiện tượng sinh học.

Về quản lí phương pháp: Có nhiều phương pháp để thực hiện hoạt động GDMT, song GDMT thông qua trải nghiệm (hoạt động dã ngoại, hoạt động sân khấu hóa trong nhà trường…) là một trong những PP được nhiều nghiên cứu đề cập đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Ở Nhật Bản, trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao (những năm 1960), Chính phủ Nhật Bản coi việc thúc đẩy GDMT, nhất là cho lứa tuổi học đường là nhiệm vụ quan trọng. GDMT không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết về môi trường cho người học mà nó còn tạo cơ hội cho con người biết sống hoà hợp với môi trường.


Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 6

GDMT được thực hiện theo hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường, cho đến lúc lớn lên và cả khi đã ở tuổi già. Cách thức GDMT cũng rất phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng. Đối với cấp Tiểu học, GDMT được lồng ghép vào các môn học và được các em hưởng ứng nhiệt tình. Để quản lí tốt hoạt động GDMT, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng. Giáo viên được tập huấn rất kỹ lưỡng về nội dung và phương pháp GDMT. Điều cần nhấn mạnh là họ được phép lựa chọn thời gian và chủ đề môi trường phù hợp với môn học để truyền đạt cho học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng về vấn đề môi trường. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nội dung này tương đối đầy đủ. Học sinh được tiếp cận với các tài liệu, sách báo hướng dẫn miễn phí tại các trường. Hoạt động tham quan dã ngoại được tổ chức thường xuyên cho học sinh thông qua mô hình học tập dựa vào trải nghiệm. Ngoài việc nhà trường tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại thực tế cho học sinh, các tổ chức phi Chính phủ ở Nhật Bản cũng tham gia đắc lực vào hoạt động này. Điều cần lưu ý là, tại Nhật Bản người ta xây dựng câu lạc bộ môi trường dành riêng cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (Junior-Eco-Club). Hàng năm câu lạc bộ đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các em học sinh. Nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của Chính phủ và chính quyền địa phương, cứ vào dịp cuối năm câu lạc bộ lại tổ chức lễ hội về GDMT dành cho tất cả những thành viên tham gia.

Ferrator (2007).“Chuyến đi thực địa giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học: Những ảnh hưởng lâu dài đến kiến thức và sự phát triển thái độ của trẻ về vấn đề Môi trường và hệ sinh thái”. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hiện tượng, kiểm tra tác động lâu dài của một chuyến đi thực địa giáo dục môi trường tại Vườn Quốc gia Great Smoky Mountain đến các em học sinh lớp 4 của một trường tiểu học. Tác giả đã chỉ ra rằng một năm sau khi trải nghiệm chuyến đi, nhiều học sinh vẫn nhớ những gì các em đã nhìn và nghe thấy cũng như đã phát triển thái độ, nhận thức về việc bảo vệ MT. Trong bài viết này, tác giả phân tích những hiện tượng, trích dẫn các cuộc phỏng vấn học sinh và rút ra kết luận về hiệu quả của chuyến đi thực địa.

Carrer (2009).“Giáo dục môi trường trên sân trường: Cách học và giới tính, đã thông qua một nghiên cứu so sánh các hoạt động được thực hiện trên sân trường với


các hoạt động truyền thống trong lớp học”, tác giả đã khảo sát tác động của những bài học Giáo dục môi trường. Ðối tượng nghiên cứu là 109 học sinh lớp 4 và lớp 5. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các yếu tố về môi trường như (a) kiến thức, (b) thái độ, (c) hành vi, và (d) mức độ thỏa mái cho 2 nhóm (truyền thống/ nghiên cứu) cho cả 2 giới tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các bé trai khi được giáo dục về môi trường ở ngoài trời sẽ phát triển tốt hơn đáng kể về cả 4 yếu tố so với khi được giáo dục theo kiểu lớp học truyền thống. Nghiên cứu cũng cho thấy, khi được giáo dục ngoài trời, các bé trai phát triển tốt hơn nhiều so với bé gái về mặt thái độ và hành vi. Tác giả cũng thảo luận về cách học riêng của bé trai và bé gái cũng như hiệu quả của các bài giảng về MT được thực hiện ngoài trời dành cho các bé.

Nhóm tác giả Curtis, et al. (2013) trong tác phẩm “Kịch nghệ và Môi trường”, chỉ ra những nỗ lực kết hợp để lôi cuốn trẻ em và thanh thiếu niên vào giáo dục môi trường. Ðể thắp sáng ý tưởng kết hợp kịch nghệ và giáo dục môi trường như một phương pháp khuyến khích học sinh tham gia vào các vấn đề môi trường, các tác phẩm của những công ty biểu diễn nghệ thuật như Nhà hát Evergreen, Nhà hát Leapfish & Eaton Gorge, vở diễn Dịch hạch và Hoa Quỳnh và thử nghiệm xây dựng vở kịch tại một trường học đã được nghiên cứu thông qua số liệu khảo sát và quan sát của người tham gia. Những nghiên cứu tình huống này sử dụng kịch nghệ theo nhiều cách khác nhau: Nhà hát – trong giáo dục, xây dựng vở kịch, và những sự kiện biểu diễn quy mô lớn. Bốn nghiên cứu tình huống đã đưa ra bằng chứng định lượng và định tính rằng những hoạt động dựa trên kịch nghệ giúp cải thiện kiến thức về môi trường cũng như tăng cường hiểu biết về hậu quả hành động của một cá nhân. Thông qua quan sát và tham gia vào nghiên cứu này, tác giả kết luận rằng kịch nghệ là một phương tiện tổng hợp và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo và đa chiều, có khả năng kích thích học sinh, khiến học sinh luôn chú tâm vào bài giảng và tạo điều kiện cho sự tham gia của chúng vào hoạt động bảo vệ môi trường.

*Nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục môi trường trong công tác phối hợp các lực lượng giáo dục


GDMT được xem như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Thông qua GDMT cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết để bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn môi trường và dần dần hình thành văn hóa môi trường cho học sinh. Tuy nhiên, để hình thành được kĩ năng là một việc làm thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế, việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình, xã hội là điều cần thiết, quan trọng giúp hình thành cho học sinh nhận thức, tình cảm thái độ và hành vi đối với vấn đề môi trường.

Ratigan (1991), Morrison, Olivos, Lena, Dominguez (1993) nhấn mạnh vai trò của cha mẹ và các tổ chức xã hội, giáo viên và tất cả giáo viên nhà trường trong việc xây dựng chương trình phát triển hành vi xã hội cho trẻ em và cho rằng cần phải tận dụng tất cả các nguồn lực của tất cả các đối tượng để giáo dục trẻ.

Bàn về vai trò của nhà trường, Levine (1998) khẳng định trường học là nơi em sinh sống với bạn cùng tuổi trong thời gian nhiều năm. Đó là môi trường tự nhiên và hoàn hảo để thực hiện các kĩ năng xã hội. Có thể dạy trẻ ở mỗi tình huống trong nhà trường chứ không chỉ ở trong lớp học. Nghiên cứu gần đây của Zalsquett (2005), đã phỏng vấn 500 hiệu trưởng tiểu học ở Bang Florida - Mỹ và đã cho biết hầu hết các hiệu trưởng đánh giá cao sự ảnh hưởng tích cực của tham vấn viên trường tiểu học đối với trẻ em trong việc hình thành và phát triển khả năng nhận thức hành vi và thái độ đối với các vấn đề xã hội.

Đức là một trong các nước thuộc khối Liên minh EU. Ở Đức, giáo dục môi trường cho trẻ em rất được quan tâm. Trẻ em nước Đức được giáo dục về môi trường từ khi còn nhỏ. Việc GDMT không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, thể hiện trong sự tích hợp vào chương trình các môn học mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Để tổ chức hoạt động GDMT trong nhà trường ở Đức, một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên, liên tục là nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc mở mang hiểu biết và hình thành ý thức về môi trường cho trẻ từ độ tuổi mầm non và tiểu học. Sự phối hợp này được thực hiện như sau: ở trường, hàng tuần trẻ em đều có một giờ đồng hồ để nghe kể các câu chuyện về bảo vệ môi trường; ở nhà, thay vì kể cho con những chuyện thần tiên, nhiều bậc cha mẹ ở Đức dành thời


gian kể cho trẻ những câu chuyện về thiên nhiên và cách bảo vệ môi trường, ví như việc bảo vệ gấu bắc cực, bảo vệ các núi băng trôi... Cứ như thế, nhà trường và các phụ huynh đã nâng cao cho trẻ nhận thức về môi trường từ khi chúng còn rất nhỏ… Một cách thức quản lí tổ chức GDMT thứ hai cũng được các trường thực hiện thường xuyên đó là các em học sinh tiểu học được cùng nhau thảo luận về việc bảo vệ môi trường tại lớp. Các em nói với nhau về cách bảo vệ cá voi, rồi cách làm sạch nguồn nước, tác dụng của cây xanh, cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, v.v... Trong giờ thảo luận, giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt, định hướng các vấn đề thảo luận; học sinh chủ động tìm hiểu, tự do trao đổi, tranh luận và trình bày ý kiến của mình, của nhóm. Hiệu trưởng nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện các giờ dạy GDMT.

Trong bài báo khoa học “Phản xạ về nhận thức môi trường đối với quản lí nhà trường” đăng trên Tạp chí đánh gíá phê bình, tác giả nghiên cứu, tổ chức khảo sát tại 25 trường tiểu học, với 53 người trả lời phỏng vấn gồm 28 nữ và 25 nam và đưa ra kết luận như sau:

- Xác định cần có nhận thức đúng đắn về môi trường nhằm thúc đẩy cảm giác kết nối với thế giới tự nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững và khuyến khích bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận thức về môi trường và bền vững nên được dạy ở độ tuổi sớm (tức là tiểu học) để thúc đẩy một thái độ tích cực hướng tới môi trường. Mặt khác, giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích học sinh nhận thức về vấn đề MT.

- Trình độ kiến thức về GDMT của đội ngũ quản trị nhà trường và giáo viên có trình độ vừa phải, có ý thức và hành vi bảo tồn môi trường.

- Xác định cần thiết phải GDMT cho cá nhân, mà trước hết là đưa vào trường tiểu học.

- Xác định việc GDMT không chỉ diễn ra ở nhà trường, mà cần được tiếp tục thực hành ở tại gia đình. Vì vậy, ngoài vai trò của nhà trường thì vai trò của gia đình cũng rất quan trọng và quyết định lớn đến việc GDMT cho trẻ. Gia đình cần có sự giáo dục sớm đối với trẻ về môi trường xung quanh.


- Xác định muốn đạt mục tiêu GDMT cần có sự hợp tác giữa các bên, đặc biệt là các bên liên quan trực tiếp, đó chính là các nhà quản lí trường học (hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên). Ngoài ra, sự hợp tác tốt giữa nhà trường – gia đình và cộng đồng được cho là sẽ tạo ra nhiều kết quả chính xác và có lợi cho tất cả.

(Mahat.H, 2017) nghiên cứu Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) - Kết nối nhận thức giữa phụ huynh và học sinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hành vi ESD của cha mẹ hoặc người giám hộ ở khu vực thành thị tốt hơn so với khu vực nông thôn. Tiếp theo, có một mối quan hệ đáng kể giữa kiến thức về Chương trình SLAAS và kiến thức về nội dung ESD của học sinh với kiến thức về ESD của cha mẹ / người giám hộ. Mặt khác, kiến thức về thực hành ESD, thái độ ESD của học sinh và hành vi ESD của học sinh không cho thấy mối quan hệ đáng kể với kiến thức ESD của cha mẹ hoặc người giám hộ.

1.1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước

HĐGDMT được đưa vào trường tiểu học từ năm 2008 với Bộ tài liệu GDMT cho các trường tiểu học (Lưu hành nội bộ) do Bộ giáo dục chính thức ban hành. Trên cơ sở bộ tài liệu của Bộ, các trường tiểu học đã tổ chức triển khai thực hiện.

Công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học được thực hiện tùy theo tình hình và năng lực của người hiệu trưởng. Các hội thảo khoa học nghiên cứu về quản lí HĐGDMT cho học sinh nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng rất ít. Tháng 7 năm 2016, tại thành phố Đà Nẵng, Liên hiệp hội Khoa học và Kĩ thuật của thành phố đã tổ chức hội thảo “Nâng cao trách nhiệm cộng đồng và nhà trường trong việc bảo vệ môi trường”. Tham dự hội thảo có các nhà khoa học người Nhật và Việt Nam, các nhà nghiên cứu về vấn đề môi trường, các thầy cô giáo các trường TH, THPT trên địa bàn thành phố. Hội thảo đánh giá thực trạng môi trường của Thành phố Đà Nẵng, đưa ra các giải pháp, trong đó có giới thiệu một số mô hình giáo dục môi trường cho học sinh tại các trường học.

Các công trình nghiên cứu và được công bố về quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học cũng rất ít. Đến nay, người nghiên cứu chỉ mới tìm thấy được 2 công trình có liên quan, đó là:


Cao Hữu Công (2015) với đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” đã chỉ ra thực trạng quản lí GDMT cho học sinh tiểu học về dạy học tích hợp nội dung GDMT, về GDMT qua HĐGDNGLL, công tác bồi dưỡng nội dung và phương pháp GDMT cho đội ngũ, công tác quản lí cơ sở vật chất. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lí như sau: (1) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ; (2) Quản lí hoạt động dạy học tích hợp các nội dung GDMT; (3) Quản lí HĐGDMT thông qua HĐGDNGLL; (4) Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường; (5) Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDMT.

Trần Thị Thùy Dung (2016), với đề tài “Quản lí hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học thành phố Lào Cai thông qua hoạt động trải nghiệm”, tác giả đã nêu được các bước của hoạt động quản lí GDMT cho HS thông qua trải nghiệm; đưa ra 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT thông qua hoạt động trải nghiệm, đó là: (1) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL về mục tiêu, nội dung quản lí và ý nghĩa của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm; (2) Chỉ đạo thực hiện hiệu quả mục tiêu GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN; (3) Kế hoạch hóa công tác GDMT thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm theo mô hình VNEN; (4) Hoàn thiện mục tiêu, nội dung GDMT thông qua các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm HS tiểu học; (5) Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trên tinh thần dân chủ và tự nguyện; (6) Tổ chức tập huấn cho đội ngũ tự quản trong hoạt động GDMT.

Tóm lại, trên bình diện nghiên cứu quản lí HĐGDMT quốc tế và Việt Nam có thể khái quát như sau:

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài: Góc độ quản lí HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học, với các công trình nghiên cứu trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã tổng hợp công tác quản lí HĐGDMT cho HS tiểu học được quản lí dưới 3 góc độ: quản lí việc xây dựng chương trình, kế hoạch; quản lí việc sử dụng hình thức, phương pháp GDMT; quản lí công tác phối hợp trong HĐGDMT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã ghi chép lại, tổng hợp, sắp xếp và hệ thống chúng thành khung lí thuyết quản

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí