Bảng 3.7. Các chỉ tiêu và năng suất thực thu của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Ẩm độ (%) | Năng suất ô (kg) | Khối lượng bắp (g) | Khối lượng hạt (g) | NSTT (tấn/ha) | |
1 | 30,4 | 5,5 | 232,5 | 178,4 | 5,7 |
2 | 30,7 | 6,0 | 238,4 | 169,3 | 5,7 |
3 | 30,9 | 5,6 | 216,8 | 166,2 | 5,7 |
4 | 30,0 | 5,8 | 189,1 | 141,9 | 6,0 |
LSD0.05 | 1,33 | 0,67 | 39,97 | 57,4 | 1,44 |
CV% | 2,8 | 5,9 | 9,3 | 17,7 | 12,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Tự Nhiên, Xã Hội, Thời Tiết Khí Hậu Và Hiện Trạng Trồng Sơn Tra Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản Tại Sơn La
- Hiện Trạng Trồng Sơn Tra Tại Huyện Thuận Châu
- Kết Quả Nghiên Cứu Xác Định Mật Độ Và Cơ Cấu Cây Trồng Xen Hợp Lý Cho Từng Loại Cây Trồng Xen Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản
- Hiệu Quả Của Cây Trồng Xen Với Sinh Trưởng Của Cây Sơn Tra
- Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 11
- Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 12
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng Ngô khác nhau tới sâu bệnh hại Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là đặc tính di truyền của cây Ngô. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng phát triển của cây. Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh thì khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Bảng 3.8. Một số sâu bệnh chính hại Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Sâu đục bắp | Rệp hại cờ | Bệnh đốm lá lớn | |
1 | 1,3 | 1,0 | 1,3 |
2 | 1,0 | 0,3 | 1,7 |
3 | 1,7 | 1,3 | 1,7 |
4 | 1,7 | 1,3 | 2,0 |
LSD0,05 | 1,1 | 1,15 | 1,1 |
CV% | 3,9 | 5,7 | 33,2 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.
Ngô trồng xen Sơn tra nhiễm một số loại sâu bệnh chính như: sâu đục bắp, rệp hại lá cờ, bệnh đốm lá lớn. Hầu hết ngô trong các công thức khác nhau bị nhiễm các loại sâu bệnh hại ở mức 1 – 2. Trong đó, công thức 2 (trồng mật độ 65.000 cây/ha) nhiễm các loại sâu bệnh hại thấp hơn các công thức còn lại.
Mặc dù việc phòng trừ sâu bệnh đã được áp dụng một cách triệt để bằng các loại thuốc như Regent, Pandan 95SP và thuốc fotox. Một phần cũng do điều kiện thiên nhiên ở vùng thí nghiệm là vùng đón gió nên hay xảy ra hiện tượng mưa thất thường. Do đó khi người dân vừa mới phun thuốc xong đã bị nước mưa làm rửa trôi đi làm giảm đi hoạt tính của thuốc nên việc diệt sâu bệnh trở lên khó khăn. Đó là lý do bất khả kháng tỷ lệ sâu bệnh nhiều và làm giảm năng suất của cây trồng xen.
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau tới sinh trưởng, phát triển và năng suất Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 3.9. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
(ĐVT: ngày)
Mọc | Lá thật | Đẻ nhánh | Ra hoa | Thu hoạch | |
1 | 5,0 | 9,0 | 26,0 | 46,0 | 92,7 |
2 | 5,0 | 9,0 | 25,7 | 46,3 | 95,3 |
3 | 5,0 | 9,0 | 24,0 | 44,7 | 93,7 |
4 | 5,0 | 9,0 | 25,0 | 44,3 | 94,0 |
LSD0.05 | 0 | 0 | 2,23 | 1,1 | 5,64 |
CV% | 0 | 0 | 4,4 | 1,2 | 3,0 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 300.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 250.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 350.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 400.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.
Thời gian sinh trưởng của đỗ trong các công thức thí nghiệm không khác nhau ở giai đoạn mọc, ra lá thật và đẻ nhánh, các mật độ khác nhau không ảnh hưởng tới các thời gian sinh trưởng này của đỗ đen. Thời gian từ gieo – mọc là 5 ngày; thời gian từ gieo – ra lá thật là 9 ngày; thời gian từ gieo
– đẻ nhánh là 25 ngày.
Thời gian từ gieo tới ra hoa có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Công thức 1, 2 có thời gian này kéo dài hơn so với các công thức mật độ trồng cao hơn. Trong đó công thức 2 có thời gian nở hoa dài 46,3 ngày.
Thời gian từ gieo tới thu hoạch của đỗ đen trong các công thức cũng khác nhau. Công thức 1 – mật độ 300.000 cây/ha cho thu hoạch sớm nhất 92,7 ngày. Công thức 2 cho thu hoạch muộn nhất 95,3 ngày.
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Quả/cây | Hạt/quả | Khối lượng 1000 hạt (g) | Năng suất ô (kg) | NSLT (tạ/ha) | NSTT (tạ/ha) | |
1 | 16,8 | 10,8 | 130,4 | 4550 | 7,10 | 3,79 |
2 | 17 | 11,9 | 127,5 | 4139 | 6,45 | 3,45 |
3 | 16 | 10,2 | 128,6 | 4540 | 7,35 | 3,78 |
4 | 13,4 | 10,5 | 128,5 | 4570 | 7,23 | 3,81 |
LSD0.05 | 2,51 | 0,85 | 3,46 | 152,26 | 1,07 | 0,19 |
CV% | 8,4 | 4 | 1,4 | 1,7 | 8,2 | 1,7 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 300.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 250.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 350.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 400.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất được các thí nghiệm đặt lên hàng đầu. Nó là yếu tố quyết định biện pháp của chúng ta tác động lên cây trồng có sự thay đổi gì không. Nhưng năng suất còn đi liền với mức đầu tư của nông hộ để đánh giá hiệu quả kinh tế của gia đình. Tuy vậy bất kể người nông dân nào cũng quan tâm nhiều nhất đến năng suất của cây trồng.
+ Số quả/cây: Trong các công thức đỗ trồng xen Sơn tra, số quả/cây dao động từ 13,4 – 17quả. Công thức trồng mật độ cao (400.000 cây/ha) có số quả trên cây thấp nhất, công thức 2 (250.000 cây/ha) có số quả/cây cao nhất.
+ Hạt/quả: cũng tương tự số quả/cây, số hạt/quả của các công thức đỗ trồng xen khác nhau không sai khác nhau nhiều, số hạt/quả trung bình đạt 10,85 hạt. Trong đó công thức 2 có số hạt cao nhất có 11,9 hạt/quả, cao nhất so với các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê 95%.
+ Khối lượng 1000 hạt: đây là một chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng của hạt. Các công thức khác nhau có sự khác biệt về khối lượng 1000 hạt. Các công thức thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 127,5 – 130,4 g. Trong đó công thức 1 có khối lượng 1000 hạt cao nhất.
+ Năng suất lý thuyết: Mặc dù các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức không khác biệt nhiều, nhưng năng suất lý thuyết có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:
Công thức trồng với mật độ 350.000 cây/ha có năng suất cao nhất 7,35 tạ/ha. Công thức trồng với mật độ thấp 300.000 cây/ha nhưng năng suất lý thuyết vẫn rất cao 7,10 tạ/ha. Năng suất lý thuyết của công thức 2 thấp nhất 6,45 tạ/ha.
+ Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê 95%. Cụ thể: công thức 1, 3, 4 có năng suất tương đương nhau mặc dù mật độ khác nhau, cao hơn công thức 2 có ý nghĩa thống kê.
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau tới sâu bệnh hại Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 3.11. Một số sâu bệnh chính hại Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Dòi đục quả | Rệp | |
1 | 3,0 | 2,3 |
2 | 3,3 | 2,3 |
3 | 2,7 | 3,0 |
4 | 3,3 | 3,0 |
LSD0.05 | 1,37 | 0,67 |
CV% | 22,3 | 12,5 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 300.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 250.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 350.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 400.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.
Qua theo dõi, đỗ đen bị nhiễm hai loại sâu hại chính: Dòi đục thân và rệp hại ở mức tương đối nặng, từ điểm 2 - 3.
Đặc biệt là Dòi đục thân ở giai đoạn phân nhánh, phát triển thân lá, Dòi đục thân xuất hiện gây hại nhiều, cây đỗ bị hại ảnh hưởng rất lớn tới mật độ trồng.
Rệp hại xuất hiện và gây hại toàn bộ cây ở tất cả các công thức. Địa điểm thực hiện thí nghiệm lại là nơi đón gió, mưa xuất hiện nhiều nên việc phòng trừ sâu bệnh hại khó khăn.
Ngoài ra, giai đoạn cây 3 – 5 lá thật bệnh héo xanh cũng gây thiệt hại lớn, có công thức thí nghiệm bệnh gây chết nhiều, phải trồng dặm gần 50% nên thời gian sinh trưởng không đồng đều và ảnh hưởng tới năng suất đỗ.
3.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Ngô NK54 trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình Ngô trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Chi phí (triệu đồng) | Năng suất (tấn/ha) | Tổng thu (triệu đồng) | Lãi thuần (triệu đồng) | |
1 | 13,560 | 5,7 | 28,294 | 14,734 |
2 | 13,670 | 5,7 | 28,726 | 15,056 |
3 | 14,890 | 5,7 | 28,591 | 13,701 |
4 | 15,110 | 6,0 | 29,847 | 14,737 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; Giá ngô hạt tại thời điểm bán là 5.000 đồng.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng ngô NK54 mang lại rất cao. Trong khi Sơn Tra trồng thuần phải bỏ công chăm sóc mà không cho thu nhập thì việc trồng xen ngô đã cho hiệu quả kinh tế từ 13,7 – 15 triệu đồng/ha/năm.
Tuy các mật độ trồng đem lại năng suất thực thu khác nhau, với mật độ trồng dầy (75.000 cây/ha) ở công thức 4 cho năng suất cao nhất. Nhưng hiệu quả kinh tế mang lại từ công thức 2 (mật độ 65.000 cây/ha) là cao nhất.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Đỗ đen trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của mô hình Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản
Chi phí (triệu đồng) | Năng suất (tấn/ha) | Tổng thu (triệu đồng) | Lãi thuần (triệu đồng) | |
1 | 7,950 | 3,79 | 15,167 | 7,217 |
2 | 7,825 | 3,45 | 13,797 | 5,972 |
3 | 9,075 | 3,78 | 15,133 | 6,058 |
4 | 9,200 | 3,81 | 15,233 | 6,033 |
Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 300.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 250.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 350.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 400.000 cây/ha.
Từ các mô hình trồng đỗ đen xen Sơn tra mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, tuy nhiên vẫn thấp so với trồng xen ngô. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng xen Đỗ đen cho lãi thuần từ 5,9 – 7,2 triệu đồng/ha/năm.
Trong đó, với mật độ trồng đỗ đen 300.000 cây/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất (7,217 triệu đồng).
Vậy với việc trồng xen, khi cây Sơn tra chưa cho thu hoạch thì cây trồng xen đã cho thu hoạch và đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả trồng xen đối với sinh trưởng của cây Sơn tra