Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Tới Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh

hiện tượng cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, các đợt nắng nóng, các trận rét đậm rét hại, sương giá, mưa đá, mưa lũ). Các tỉnh phía nam ĐBSH cũng không ngoại lệ và bị ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian qua. Du lịch văn hóa - lễ hội - tâm linh thường diễn ra vào đầu năm, trùng với thời kỳ mưa ẩm…, nên đã tác động rất lớn đến các hoạt động tham quan, tổ chức lễ hội. Các hiện tượng thời tiết bất lợi khác như sương mù, mưa bão, gió mùa đông bắc… theo các mùa trong năm cũng hạn chế đến việc lựa chọn, đi lại và các hoạt động của khách du lịch.

Nằm ở khu vực hạ lưu của nhiều con sông, các tỉnh phía nam ĐBSH đã, đang và sẽ chịu tác động của lũ lụt, trượt lở đất ở đầu nguồn (do rừng bị chặt phá…). Thực tế nhiều năm qua, các tỉnh phía nam ĐBSH ít bị thiệt hại về con người, tài sản, hoa màu… do các sự cố thiên tai, nhưng ít nhiều có ảnh trực tiếp đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nước lũ, nước mưa cuốn theo và hòa tan nhiều chất bẩn tích tụ trong suốt mùa khô (từ các bãi thu gom, tập kết rác thải; công trình xử lý nước thải; hệ thống thoát nước thải; từ các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật…) được nước mưa, lũ lan truyền trên diện rộng.

3.3.7.2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Theo xu thế chung của thế giới, du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH luôn có các chính sách, chủ trương và giải pháp để tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu sâu rộng. Thứ nhất, triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ nhu cầu khách quốc tế như: sân golf (triển khai ở Tràng An – Ninh Bình, khu lịch Hồ Núi Cốc – Nam Định), du lịch về đêm (tour chùa Bái Đính). Thứ hai, tập trung xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch ở các vùng, lãnh thổ, những quốc gia mà Việt Nam miễn visa Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus… và 9 nước ASEAN. Thứ ba, tận dụng lợi thế từ những tác phẩm điện ảnh quốc tế có bối cảnh được quay tại Việt Nam: khi bộ phim Kong: Skull Island (Mỹ) quay tại Ninh Bình đã giúp du lịch Ninh Bình nói riêng và các tỉnh phía nam ĐBSH nói chung trở nên nổi tiếng, trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách trong nước và quốc tế. Thứ tư, các nhà hàng, khách sạn và các chương trình ẩm thực có sự đa dạng các món ăn, phong cách phục vụ từ Âu, Á, châu Mỹ…

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp các tỉnh phía nam ĐBSH triển khai nhiều chương trình du lịch, các tour du lịch đa dạng về nội dung, hình thức. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn sao quốc tế sẽ giúp du lịch ở nam ĐBSH cạnh tranh được với các vùng khác trong thời gian tới.

3.3.7.3 Cách mạng công nghiệp 4.0

Các tỉnh phía nam ĐBSH đã chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển du lịch như thiết lập sử dụng cổng thông tin du lịch (visitninhbinh.vn, thaibinhtourism.com.vn, diadiemnamdinh.com) để các địa phương có thể cập nhật sớm nhất, nhanh nhất các sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch và cũng tạo thuận lợi cho tra cứu, và tìm hiểu của khách du lịch; lập trình ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động (Ninh Bình Tourism); xây dựng triển khai “hệ

thống du lịch thông minh” (Ninh Bình ký kết với Tập đoàn VNPT để hợp tác phát triển). Hiện nay, Ninh Bình đang triển khai hệ thống “Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động” Smart Tourism – sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền và doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách, thúc đẩy, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững. Đến nay, trên khách và doanh nghiệp lịch có thể cập nhật được 96% về điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn lưu trú, tour du lịch đối với dữ liệu Sở Du lịch đang quản lý. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần được các tỉnh áp dụng hơn nữa cho quá trình phát triển du lịch của địa phương.

3.3.8 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH

Kết quả kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) đối với 07 nhân tố trong mô hình nghiên cứu (Môi trường, chính sách phát triển; các dịch vụ hỗ trợ liên quan; nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác; sự hài lòng của khách và dân địa phương; quảng cáo và xúc tiến du lịch; nhân tố khác) được tổng hợp vào bảng 3.30. Số liệu trong bảng cho thấy 07 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và 43 biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp > 0,3 (phụ lục 5). Như vậy, 07 nhân tố và 43 biến quan sát tương ứng trong mô hình nghiên cứu đều thỏa mãn điều kiện để đưa vào phân tích nhân tố.

Bảng 3. 30 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

Nhân tố

Hệ số Cronbach’s Alpha

1. Môi trường, chính sách phát triển (CS)

0,933

2. Các dịch vụ hỗ trợ liên quan (HT)

0,873

3. Nguồn nhân lực (NL)

0,925

4. Liên kết và hợp tác (LK)

0,902

5. Sự hài lòng của khách, dân địa phương (HL)

0,874

6. Quảng bá và xúc tiến du lịch (XT)

0,94

7. Nhân tố khác (NTK)

0,795

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 16


Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA 2 lần, từ kết quả ma trận xoay, biến HT1, biến HT2, biến NTK3 loại đi do biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5, như vậy biến này không tải lên ở nhân tố nào. Cụ thể bảng Rotated Component Matrixa (phụ lục 5).

Kiểm định tính thích hợp của mô hình: Hệ số thích hợp của nhân tố trong mô hình (KMO) = 0,925 >0,5. Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,00 (Dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố).

Kiểm định mức ý nghĩa Bartlett về tương quan của các biến quan sát: Mức ý

nghĩa (Sig.) = 0,00<0,05 (Các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể).

Giá trị riêng (Eigenvalue) = 1,053 >1 và trích được 7 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố.

Kiểm định phương sai cộng dồn = 71,541%. Có 71,541% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 07 nhân tố (phụ lục 5):

- Môi trường, chính sách phát triển: gồm 08 biến quan sát

- Các dịch vụ hỗ trợ liên quan: gồm 06 biến quan sát

- Nguồn nhân lực: gồm 08 biến quan sát

- Liên kết và hợp tác: gồm 05 biến quan sát

- Sự hài lòng của khách và dân địa phương: gồm 04 biến quan sát

- Quảng cáo và xúc tiến du lịch: gồm 07 biến quan sát

- Nhân tố khác: gồm 02 biến quan sát

Phân tích tương quan Pearson: Sig tương quan Pearson các biến độc lập CS,HT,NL,LK,HL,XT,NTK với biến phụ thuộc BV nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến BV. Giữa NL và BV có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.646, giữa HL và BV có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.168.

* Kết quả phân tích hồi quy:

Kết quả phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của biến độc lập tới phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH với phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp hồi quy đa biến.

Phân tích lần thứ nhất với 7 biến quan sát CS,HT,NL,LK,HL,XT,NTK kết quả cho thấy Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập HL và NTK lớn hơn 0.05, do đó các biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, bị loại khỏi mô hình.

Phân tích lần thứ hai với 5 biến quan sát CS,HT,NL,LK, XT, kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.29 (phụ lục 5).

Với hệ số xác định điều chỉnh bằng 0,6 (R2 = 0,6) cho thấy sự tương thích của mô hình với 5 biến quan sát là khá lớn và 60% biến phụ thuộc phát triển du lịch theo hướng bền vững bởi biến độc lập trong mô hình.

Giá trị thống kê F = 91,587, mức ý nghĩa = 0,000 cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp và 5 biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001).

Hệ số Durbin – Watson = 2,143 nằm trong khoảng 1 đến 3 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Sig kiểm định t hệ số hồi quy 5 biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó 5 biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra kết quả nghiên cứu.

Bảng 3. 31 Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH



Model

Hệ số tiêu chuẩn


t


Sig.

Collinearity Statistics

Beta

Tolerance

VIF

(Constant)


2.049

0.041



CS

0.110

2.734

0.007

0.784

10.275

HT

0.292

6.733

0.000

0.676

10.479

NL

0.293

5.451

0.000

0.439

20.276

XT

0.141

2.383

0.018

0.362

20.760

LK

0.130

2.285

0.023

0.393

20.545

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả

Kết quả phân tích hồi quy đã phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH với các hệ số bêta chuẩn hóa được thể hiện cụ thể như sau:

BV = 0.110*CS + 0.292*HT + 0.293*NL + 0.141*XT + 0.130 *LK

Theo phương trình hồi quy trên cho thấy phát triển du lịch theo hướng bền vững có quan hệ tuyến tính với các nhân tố: môi trường, chính sách phát triển; các dịch vụ hỗ trợ liên quan; nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác; quảng cáo và xúc tiến du lịch. Các hệ số bêta chuẩn hóa đều > 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Kết quả này cũng khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu (H1, H2, H3, H4, H6) được chấp nhận và được kiểm định phù hợp 5 nhân tố trên tác động với các mức độ khác nhau:

Nguồn nhân lực có giá trị bêta chuẩn hóa cao nhất (0,293) nên dựa vào mô hình hồi quy thì đây là nhân tố tác động nhiều nhất đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Và nhân tố này được lượng hóa bằng việc tăng lên 1 đơn vị trong nguồn nhân lực thì phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ tăng lên 0,293 đơn vị. Do đó, để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH thì nguồn nhân lực cần chuẩn hóa về trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Các dịch vụ hỗ trợ liên quan có giá trị bêta chuẩn hóa cao thứ hai (0,292) nên dựa vào mô hình hồi quy thì đây là nhân tố tác động thứ hai đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Và nhân tố này được lượng hóa bằng việc tăng lên 1 đơn vị trong cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng thì phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ tăng lên 0,292 đơn vị. Do đó, để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH thì cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng phải đầu tư nâng

cao về chất lượng hơn nữa nhằm thu hút và hài lòng khách du lịch.

Các nhân tố còn lại có giá trị bêta chuẩn hóa gần nhau từ 0,110 đến 0,141; theo thứ tự là quảng cáo và xúc tiến du lịch; liên kết và hợp tác; Môi trường, chính sách phát triển. Các nhân tố này được lượng hóa bằng việc tăng lên 1 đơn vị trong nguồn nhân lực thì phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ tăng lên 0,110 đến 0,141 đơn vị. Trong đó nhân tố môi trường, chính sách phát triển tác động ít nhất trong 5 nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chính vì vậy, các tỉnh phía nam ĐBSH cần sớm tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tạo môi trường đầu thuận lợi, chính sách thông thoáng để nhà đầu tư, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư sẵn sàng cho phát triển du lịch của các tỉnh.

Giá trị trung bình Mean = 5,03E-16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.992 gần bằng 1 (phụ lục 5), như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo (phụ lục 5), như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xunh quanh đường hoành độ 0 (phụ lục 5), do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Tóm lại, để phát triển du lịch theo hướng bền vững trong giai đoạn tới, cần xây dựng những biện pháp hợp lý nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục hạn chế của các yếu tố trên.

3.4 Đánh giá chung phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

3.4.1. Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, các tỉnh phía nam ĐBSH đã có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Quá trình phát triển du lịch theo hướng bền vững đã có những kết quả tích cực dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.

* Về kinh tế: Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của các tỉnh phía nam ĐBSH; tăng trưởng ổn định về lượng khách, doanh thu. Thị trường khách du lịch được mở rộng (cả nội địa và quốc tế). Tập trung vào các sản phẩm khai thác các giá trị văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng như du lịch tâm linh... Giải quyết việc làm cho lao động, khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống. Vai trò của cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia cùng quản lý du lịch tại địa phương.

- Số lượng khách du lịch năm 2018 gấp gần 2,2 lần năm 2010, trong đó khách quốc tế tăng 0,6 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2010 - 2018 về khách du lịch quốc tế là 1,2%/năm; khách du lịch nội địa là 12%/năm.

- Tổng thu từ du lịch tăng mạnh, năm 2018 gấp hơn 20 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2018 đạt 25,3%/năm.

- Chi tiêu bình quân của khách du lịch tăng

- Đại đa số khách du lịch đến các tỉnh phía nam ĐBSH đều hài lòng, mức độ hài lòng của du khách khá cao (trên 80% ghi nhận sự hài lòng).

- Cơ sở lưu trú du lịch năm 2018 gấp 3,3 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2018 đạt 18,83%/năm về số cơ sở lưu trú và 13,2%/năm về số lượng buồng.

* Về xã hội – văn hóa: Việc làm trong ngành du lịch tăng (năm 2017 tăng gấp 4,97 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2010 - 2017 là 10,4%/năm). Người dân đã tham gia vào nhiều hoạt động du lịch tạo thu nhập đáng kể tại địa phương; giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các cấp, ngành và dân cư đã tổ chức bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa; gìn giữ, tổ chức các lễ hội và làng nghề truyền thống. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch về gìn giữ, bảo tồn các tài nguyên du lịch của địa phương. Thu ngân sách từ du lịch các tỉnh góp phần nhất định cho bảo vệ di sản, tu bổ, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.

* Về môi trường: Công tác quy hoạch vùng, khu, điểm tài nguyên du lịch được thực hiện đầy đủ; những điểm nằm trong chiến lược, kế hoạch thu hút đầu tư từ năm 2005 – 2020 đều đã có quy hoạch chung hoặc chi tiết. Các khu, điểm du lịch đều đã xây dựng quy chế quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên và quy chế bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư du lịch đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Gia tăng công tác quản lý và bảo vệ môi trường từ môi trường nước, không khí, chất thải được xử lý; kinh phí trong việc trùng tu, bảo tồn di tích gia tăng hằng năm.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

* Về kinh tế: Thu hút khách du lịch quốc tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư lớn để biến các tiềm năng (đặc biệt là tiềm năng du lịch biển) thành sản phẩm du lịch có chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Số lượng khách du lịch (đặc biệt là khách nội địa đến Ninh Bình) tăng nhanh, trong khi các dịch vụ liên quan (hạ tầng, dịch vụ…) phát triển chưa tương xứng. Thu nhập từ du lịch chưa cao, đóng góp vào GRDP các tỉnh còn kém xa các tỉnh thành trong vùng ĐBSH & DHĐB và các tỉnh lân cận. Nguồn vốn huy động cho phát triển du lịch các tỉnh còn nhiều hạn chế, vẫn chủ yếu là vốn từ ngân sách (chưa có vốn đầu tư nước ngoài).

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch.

- Các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao còn thấp và mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch.

- Thu từ các dịch vụ quan trọng như lưu trú, chi tiêu của khách du lịch tuy có tăng nhưng giá trị tuyệt đối còn rất thấp.

- Tổng lượng khách tăng nhanh nhưng thời gian lưu trú trung bình và chi tiêu bình quân đạt rất thấp. Số lượng khách quốc tế nhỏ, tăng trưởng thấp.

- Chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn vào du lịch

* Về xã hội – văn hóa: Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thiếu đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch giỏi. Một bộ phận dân cư địa phương tham gia du lịch còn thiếu kĩ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tổ chức và gìn giữ các lễ hội đôi khi còn hình thức, chưa coi trọng giá trị truyền thống văn hóa cần giữ gìn. Do vậy nhiều lễ hội mất đi phần nào bản sắc riêng. Các hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh, giao thông, vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã tăng cường nhưng vẫn xảy ra những hiện tượng không tốt là ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

- Tổng lượng lao động tham gia vào du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lao động của nền kinh tế.

- Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa có những giải pháp phù hợp để huy động sự tham gia rộng rãi của người dân địa phương vào trong các hoạt động du lịch.

* Về môi trường: công tác quản lý và bảo vệ di tích cảnh quan ở một số nơi chưa chặt chẽ, còn bị buông lỏng. Một số điểm du lịch đã khai thác quá mức làm xuống cấp tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Mức độ ô nhiễm ở một số nơi đang ở tình trạng báo động, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch. Vẫn còn hiện tượng tiêu thụ động vật quý hiếm ở một số nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch.

- Sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch có những thời điểm vượt giới hạn ở một số trung tâm du lịch như Tràng An, Bái Đính, Đền Trần đã gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư bảo vệ môi trường từ thu nhập của ngành du lịch còn hạn chế. Tốc độ tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng du lịch, chưa đạt yêu cầu PTDLBV nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường.

3.4.3 Nguyên nhân hạn chế, yếu kém

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những áp lực vô hình trong cạnh tranh như thu hút vốn, thu hút khách du lịch, đầu tư cho hạ tầng, dịch vụ du lịch ngày càng lớn.

Thứ hai, biến đổi khí hậu gây ra những. diễn biến bất thường về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ đến tình hình phát triển thực tế của các địa phương.

Thứ ba, sự chưa ổn định, thường xuyên thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và 3 tỉnh phía nam ĐBSH nói riêng. Các chính sách đầu tư cho du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Các chính sách thuế, chính sách đầu tư, huy động vốn, phát triển các nguồn lực… cho hoạt động du lịch hiện nay chưa có sự đột phá, hấp dẫn thực sự với nhà đầu tư.

Thứ tư, tính mùa vụ trong hoạt động du lịch rõ rệt, phần lớn tập trung vào nửa đầu năm nên đã tác động không nhỏ đến quyết định lưu trú và chi tiêu của khách khi đến nam ĐBSH.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở các khu du lịch), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của nam ĐBSH mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp…

Thứ hai, chưa có những sản phẩm du lịch mang hơi thở riêng của địa phương, có chất lượng, có đủ khả năng cạnh tranh phù hợp với thị hiếu của du khách; hầu hết các công ty lữ hành chỉ coi các khu, điểm du lịch ở nam ĐBSH là điểm dừng chân, điểm trung chuyển trên hành trình đến những điểm du lịch khác; mặt khác từ nam ĐBSH cách Hà Nội không xa, nên phần lớn khách lựa chọn lưu trú ở Hà Nội – nơi có các điều kiện về dịch vụ tốt hơn, trong khi đó nam ĐBSH chưa có nhiều dịch vụ du lịch bổ sung có chất lượng để hấp dẫn khách du lịch lưu trú dài ngày...

Thứ ba, chưa chủ động tạo ra sự liên kết trong du lịch với các địa phương và các tỉnh khác dẫn tới hạn chế nguồn khách du lịch quốc tế đến nam ĐBSH, đặc biệt từ Hà Nội. Các chương trình du lịch kết nối giữa nam ĐBSH với không gian vùng thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng ĐBSH chưa được hình thành và tổ chức một cách bài bản, lâu dài.

Tiểu kết chương 3

Từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp chương 3 tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh nam ĐBSH như:

- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa tại các tỉnh phía nam ĐBSH là rất đa dạng và phong phú, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch của các tỉnh nam ĐBSH. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác xúc tiến phát triển du lịch đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung và hình thức. Lượng khách du lịch đến nam ĐBSH tăng. Phát triển du lịch đã bước đầu góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

- Tuy nhiên hiện nay sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH này chưa chặt chẽ. Tiếp cận và thu hút thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm chưa tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả kinh doanh du

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023