Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Tiểu Học


mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng”

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án gồm có 03 chương:

Chương 1 - Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Chương 2 - Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3 - Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại Thành phố Đà Nẵng


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 4

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về mất cân bằng sinh thái trên toàn cầu ngày càng trầm trọng. Nhận thức rõ tình trạng môi trường ngày càng xấu đi, ngày 5/6/1972, Liên hợp quốc đã tổ chức “Hội nghị Quốc tế về con người và môi trường” tại Stockholm. Tại hội nghị đã nhận định việc bảo vệ tài nguyên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh). Hội nghị khẳng định GDMT là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi có trách nhiệm của cá nhân và các tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Hội nghị quyết định xây dựng chương trình nghiên cứu của Liên hợp quốc về môi trường (UNEF). UNEF đã khẩn trương xây dựng chương trình quốc tế về GDMT (IEEF). Cũng từ hội nghị này, khái niệm GDMT chính thức ra đời và ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 1994).

Năm 1978, UNESCO xác định giáo dục môi trường là một quá trình học tập nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của mọi người về môi trường và các thách thức liên quan, phát triển các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để giải quyết các thách thức, đồng thời thúc đẩy thái độ, động cơ và cam kết đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện hành động có trách nhiệm (Lê Văn Trường & Nguyễn Kim Tiến, 2006).

Tháng 8/1987, UNESCO và UNEP (chương trình môi trường của Liên hợp quốc) phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tại Matxcova với sự tham dự của đại diện hơn 100 nước và những tổ chức quốc tế khác nhau. Hội nghị đã xây dựng chiến lược quốc tế về chương trình hành động GDMT cho thập niên 90 và đặt tên cho


thập niên này là “Thập niên toàn thế giới cho giáo dục môi trường” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 1994).

Tháng 10/1990, để thực hiện chương trình hành động GDMT thập niên 90, UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế về GDMT tại Paris. Hội nghị nhằm trao đổi về trách nhiệm của từng tổ chức quốc tế trong lĩnh vực GDMT. Một lần nữa hội nghị lại nhấn mạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ và việc bồi dưỡng kiến thức môi trường cho giáo viên các cấp (Nguyễn Dược, 1986)

Tháng 6/1997, hội nghị thượng đỉnh toàn cầu “Môi trường và phát triển” cũng đã được tổ chức tại New York. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá những công việc do hội nghị lần thứ nhất đặt ra. Theo Nguyễn Đình Hòe (2000), trong thực tế 5 năm qua loài người làm được quá ít so với nhiệm vụ đặt ra; nhiệt độ và dân số có giảm, song nạn phá rừng tăng, nước sạch giảm, nhiều loài động thực vật quý hiếm bị diệt chủng, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí.

Ngoài các hội thảo về GDMT, nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả cũng được đánh giá cao, đã có những đóng góp nhất định cho hoạt động GDMT. Chẳng hạn:

Filho (1997) nghiên cứu “Tích hợp giáo dục môi trường và quản lí môi trường”. Nghiên cứu nêu ra hai loại môi trường giáo dục và môi trường quản lí, hai công cụ chính trong việc thúc đẩy bền vững phát triển, có thể được tích hợp. Bài viết cũng vạch ra điểm chung đặc điểm của môi trường giáo dục và môi trường quản lí, liệt kê lợi ích của việc tích hợp cả hai phương pháp luận.

BITSO (2006), “Giáo dục môi trường và mạng lưới trong trường tiểu học Mafeteng: Phương pháp tiếp cận phối hợp”. Bài báo này khám phá quá trình có sự tham gia của mạng lưới Giáo dục Môi trường (EE) ở các trường tiểu học Mafeteng. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nỗ lực EE hiện có ở Lesotho, đặc biệt là các trường kiểu mẫu của Trung tâm Phát triển Chương trình Giảng dạy Quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu thảo luận về các chu kỳ của quá trình có sự tham gia được thực hiện đối với mạng EE ở các trường học ở Mafeteng, bao gồm cả việc xác định


vấn đề, giải quyết vấn đề hội thảo phản ánh và tham quan học tập các vấn đề nổi lên trong mạng lưới EE, bao gồm quản trị trường học, kiến thức hiện có của giáo viên và giao tiếp, ra quyết định và quan hệ chính quyền.

Nhóm tác giả (Eames, et al., 2008) viết bài báo “Đánh giá các đặc điểm của thực hành giáo dục môi trường ở các trường học ở New Zealand”. Bài báo này báo cáo về một dự án đánh giá quốc gia điều tra các đặc điểm của thực hành giáo dục môi trường (EE) ở các trường học ở New Zealand trong năm 2002–2003. Nghiên cứu bao gồm việc xem xét các tài liệu về giáo dục môi trường của New Zealand và quốc tế, khảo sát gần 200 trường học ở New Zealand và các nghiên cứu điển hình về thực hành giáo dục môi trường ở tám trường học.

Ballantyne & Packer (2010) đã tiến hành nghiên cứu và viết tác phẩm “Dạy và học trong GDMT: Phát triển nhận thức về MT”. Công trình đã công bố mô hình lý thuyết nhằm phát triển nhận thức về MT. Mô hình đó là việc thống nhất về kiến thức, thái độ và định hướng hành vi với MT.

Kimaryo (2011) nghiên cứu “Tích hợp môi trường giáo dục ở trường tiểu học Tanzania”. Nghiên cứu tập trung vào nhận thức của giáo viên tiểu học về giáo dục môi trường, sự tích hợp của nó vào giáo dục tiểu học và thực tiễn giảng dạy của giáo viên ở Tanzania. Dữ liệu thực nghiệm được thu thập từ bốn trường tiểu học ở vùng Morogoro ở Tanzania. Mẫu nghiên cứu bao gồm 31 giáo viên tiểu học. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn và quan sát bài học. Theo kết quả của nghiên cứu, giáo viên tiểu học thể hiện sự khác biệt trong nhận thức của họ về giáo dục môi trường và giáo dục phát triển bền vững.

Trong “Giáo dục môi trường và thái độ đối với môi trường”, Pettus (2012) cũng đã chỉ rõ mục đich của GDMT là mang lại những chính sách phù hợp về bảo vệ môi trường sống cho xã hội.

Nhóm tác giả (Kanyimba, et al., 2014) nghiên cứu về “Hiệu quả của hệ thống quản lí môi trường ở các trường tiểu học được chọn ở Nam Phi”. Mục đích của nghiên cứu này là báo cáo về hiệu quả của hệ thống quản lí môi trường trong giáo dục vì sự phát triển bền vững tại 60 trường tiểu học ở 04 tỉnh của Cộng hòa Nam Phi trong thời


gian hai năm. Điều tra cơ bản và điều tra sau cơ bản đánh giá sự tích hợp các đặc điểm liên quan đến nước, rác thải, năng lượng và vườn vào các hoạt động ngoại khóa và vào tầm nhìn chiến lược của các trường học thực hiện các hệ thống quản lí môi trường. Dữ liệu được đánh giá bằng cách sử dụng kích thước hiệu ứng của Cohen và hệ số tương quan của Spearman. Kết quả cho thấy hệ thống quản lí MT hữu ích trong giáo dục phát triển bền vững vì đã quan sát thấy những thay đổi về kiến thức, kỹ năng và hành động của nhóm nhằm giải quyết các đặc điểm môi trường. Các đặc điểm MT đã được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa của trường và vào tầm nhìn chiến lược của việc quản lí trường học với các mức độ thành công khác nhau.

Heidari & Heidari (2015) nghiên cứu “Hiệu quả của quản li môi trường - giáo dục về nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức về môi trường của giáo viên tại các trường tiểu học của Tehran vì kiến thức của giáo viên về các vấn đề môi trường và việc giảng dạy chúng cho học sinh nhắc nhở chúng ta rằng giáo dục môi trường có thể về dài hạn và trung hạn, lấy ý kiến của công chúng để có thể phát huy vai trò kiểm soát của mình trong xã hội nhằm bảo vệ MT.

Năm 2016, một nhóm nghiên cứu do tác giả Treagust và cộng sự ở trường Đại học Curtin ở Perth Australia đã nghiên cứu trường hợp để tăng cường các chương trình giáo dục môi trường ở trường học: Phản ánh của học sinh tiểu học về kiến thức và thái độ. Kết quả nghiên cứu sự cần thiết của việc thực hiện một chương trình giảng dạy giáo dục môi trường để giúp học sinh phát triển kiến thức và thái độ để thực hiện các hành động vì môi trường.

Anghel & Pehoiu (2017) nghiên cứu “Giáo dục môi trường ở trường học và những lợi ích của nó trong học tập”. Nghiên cứu này nhằm phân tích những tác động của GDMT ở trường học đối với việc học tập của học sinh trung học phổ thông. Khung lý thuyết mà nghiên cứu này dựa vào mô hình hệ thống - chức năng của Parsons (1902-1979).

Nghiên cứu của tác giả Rahman (2018) nói về việc áp dụng giáo dục môi trường vào hệ thống trường học ở Malaysia, họ đã thực hiện cách Giáo dục môi trường thông qua việc giảng dạy liên quan chặt chẽ đến mục tiêu quốc gia là xây dựng một xã hội


nhạy cảm, có kiến thức, kỹ năng và giá trị đúng đắn về các vấn đề môi trường và có thể đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường.

Sukma, et al. (2020) nghiên cứu “Tích hợp giáo dục môi trường trong trường tiểu học”. Nghiên cứu này nhằm xác định ý kiến và kiến thức của giáo viên về việc lồng ghép giáo dục môi trường vào quá trình học tập trên lớp cho học sinh tiểu học, sử dụng phương pháp khảo sát. Công cụ được sử dụng là một bảng câu hỏi bao gồm 15 câu hỏi và 04 câu bổ sung liên quan đến giáo dục môi trường trong quá trình học tập. Kết quả cho thấy, đa số giáo viên đồng tình cho rằng việc lồng ghép giáo dục môi trường trong quá trình học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học là rất quan trọng. Tuy nhiên, sự tích hợp này vẫn có những hạn chế, chẳng hạn như: thời gian không đủ. Dựa trên kết quả phân tích cho thấy, đối với cấp tiểu học, môn khoa học là môn học có khả năng tích hợp với giáo dục môi trường nhất trong quá trình học tập.

1.1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước

Từ những năm 1980, vấn đề GDMT ở Việt Nam được quan tâm nghiên cứu. Các chương trình, các đề tài, các nghiên cứu về lĩnh vực môi trường đều thuộc diện ưu tiên của Nhà nước.

Năm 1981, chương trình GDMT đã bắt đầu được đưa vào trường phổ thông ở các môn Sinh, Địa … Và từ đó đến nay, cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong việc đưa GDMT vào trường phổ thông, đặc biệt là vấn đề lồng ghép, tích hợp GDMT qua các môn học, như các tác giả Nguyễn Dược, Phạm Đình Thái, Trần Bá Hoành, Hoàng Đức Nhuận, Hồ Ngọc Đại, Bùi Phương Nga, Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Văn Khang.

Đậu Thị Hòa (1994) cho rằng nhiều hội nghị khoa học về GDMT được tổ chức. Tháng 6/1982, Trung tâm bảo vệ thiên nhiên và môi trường của trường Đại học tổng hợp Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học dài ngày, trong đó tập trung nhiều đến việc GDMT. Nhiều báo cáo về GDMT đã được trình bày như báo cáo về GDMT trong chương trình các môn học ở trường phổ thông của Hoàng Đức Nhuận đã đánh giá những mặt đạt được và chưa được trong việc tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp GDMT


qua các môn học ở các trường THPT tại thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp; báo cáo về GDMT ở Việt Nam của Đào Văn Tiến đã đánh giá một cách cụ thể hoạt động GDMT ở các cấp học từ việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMT đến khâu lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra đánh giá.

Bắt đầu từ năm 1995, Nhà nước đã có dự án về GDMT - dự án VIE/95/041- để nghiên cứu việc đưa GDMT vào trong trường phổ thông với bước đầu tiên là xây dựng chương trình về GDMT dành cho đào tạo giáo viên.

Đến dự án VIE/98/018, việc nghiên cứu lồng ghép nội dung GDBVMT vào các môn học ở cấp tiểu học đã được tiến hành. Dự án này đã xây dựng được một số thiết kế mẫu modul GDMT khai thác từ sách giáo khoa tiểu học. Điều quan trọng là, chương trình tiểu học mới đã được thiết kế, xây dựng trên tinh thần gắn với các nội dung GTMT. Nội dung GDMT được thể hiện ở tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật, Thể dục... và gắn vào từng bài cụ thể.

Ngày 26 - 27/9/1995, hội nghị khoa học về GDMT trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường tổ chức tại Hà Nội đã nêu lên những nét chung về thực trạng môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở các địa phương và đề xuất các giải pháp về vấn đề này trong thời gian sắp tới. Hội nghị này đã đưa ra khuyến nghị hành động về GDMT trong các trường học. Vận động các địa phương nhanh chóng hưởng ứng kế hoạch triển khai GDMT của quốc gia, thực hiện GDMT tại các địa phương khắp nơi trong cả nước.

Ngày 12/5/2007, tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Khoa giáo Trung Ương và Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức Tập huấn – Hội thảo giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Mục đích của buổi hội thảo là nhằm quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì CNH, HĐH đất nước, quán triệt Luật Giáo dục môi trường sửa đổi năm 2005 và bàn về giáo dục môi trường trong nhà trường. Tại hội thảo, có một số báo cáo của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, Sở GD&ĐT tỉnh Đắc Lắc, Sở GD&ĐT Khánh Hoà. Báo cáo của các Sở GD&ĐT đều xác định tầm quan trọng của GDMT trong nhà trường cũng như tính


thời sự của Nghị quyết số 41-NQ/TƯ; đồng thời các Sở cũng chia sẻ những khó khăn, những bất cập về đội ngũ, về tài liệu hướng dẫn cũng như điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả công tác GDMT cho học sinh.

Năm 2008, Bộ GD&ĐT đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục môi trường cấp tiểu học qua các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Mĩ thuật và Hoạt động GDNGLL. Bộ tài liệu nhằm tập huấn, bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung GDMT trong các môn học; phương pháp và hình thức dạy học, cách thức khai thác nội dung và soạn giảng lồng ghép, tích hợp GDMT trong các môn học.

Ngày 24/05/2014, tại Trại Đa dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Công nghệ Giáo dục thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục & Phát triển thuộc Hội Khuyến học Việt Nam, với sự tài trợ kinh phí từ Quỹ Rufford tổ chức Hội thảo “Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục thực địa”. Đây là chương trình Giáo dục công bằng môi trường với sự hỗ trợ của Quỹ Rufford nhằm giáo dục cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở về công bằng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường. Mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thực địa cho học sinh phổ thông, cũng như những đề xuất, kiến nghị để có thể mở rộng áp dụng giáo dục thực địa trong các nhà trường phổ thông Việt Nam.

Trong 2 ngày 29-30/9/2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình diễn ra Hội nghị Môi trường toàn quốc sẽ đánh giá những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015. Trong khuôn khổ hội nghị sẽ có nhiều hội thảo, đặt ra và tìm phương án giải quyết những vấn đề như: Dự báo, phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường; quản lí chất thải, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái. Ngoài ra, những vấn đề về tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng sẽ được bàn thảo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024