Nghiên Cứu Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học


Trong vài năm trở lại đây, một số địa phương trong cả nước đã tiến hành một số đề tài khoa học nhằm đưa những kiến thức về môi trường địa phương vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Báo cáo kết quả nghiên cứu về phương thức GDMT ở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) đã khẳng định: “Muốn đưa GDMT vào trường phổ thông trước hết cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nội dung và phương pháp GDMT như giới thiệu các hướng chính về GDMT; nêu lên một số khái niệm thông thường về GDMT, gợi ý các hình thức lồng ghép chủ yếu để GDMT cho học sinh. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số hình thức giáo dục cụ thể cho từng cấp học”. Sở GD&ĐT Khánh Hoà đề xuất giáo viên cần tận dụng thời gian để GDMT qua giảng dạy nội khóa và tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL; cần tranh thủ khai thác GDMT ở các môn học có kiến thức liên quan như Toán, Hóa, Lịch sử, Văn … Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã triển khai nghiên cứu đề tài “Thực nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở”(1994 - 1996). Đề tài đã xây dựng được tài liệu về nội dung BVMT vùng mỏ và rừng ngập mặn của địa phương. Những tài liệu đó sẽ được lồng ghép, tích hợp qua các bài giảng của bộ môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân ở phổ thông cơ sở và qua bộ môn Giáo dục sức khỏe, Tự nhiên – Xã hội ở cấp tiểu học. Ngoài ra, đề tài còn xây dựng bộ tranh trực quan 10 tờ để phục vụ giảng dạy và tuyên truyền thông qua các hoạt động, ngoại khóa. Sở GD&ĐT Quảng Nam đã triển khai đề tài “Nghiên cứu xác định nội dung và phương pháp giáo dục môi trường địa phương qua một số môn học ở cấp học phổ thông cho học sinh Quảng Nam – Đà Nẵng”. Đề tài đã xác định cơ sở khoa học và phương pháp GDMT địa phương qua các môn học ở cấp phổ thông.

Qua nghiên cứu, một số tác giả sau cũng đã có những công trình nghiên cứu với những nội dung tập trung vào các lĩnh vực như sau:

- Về GDMT trong nhà trường thông qua các môn học có luận án của Nguyễn Thị Thu Hằng “Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở ở Việt Nam” (2006); Luận án của Đậu Thị Hòa “Giáo dục môi trường địa phương qua môn Địa lý lớp 8 cho học sinh Quảng Nam – Đà Nẵng” (2003); Luận án của Dương Tiến Sĩ “Giáo dục môi trường


qua dạy học sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học” (2008) … Những công trình nghiên cứu này tập trung làm rõ 3 nguyên tắc trong GDMT là tôn trọng tính đặc thù của bộ môn, tính khoa học và hệ thống, ưu tiên phản ánh thực tế về môi trường của địa phương và của đất nước.

- Về mục tiêu, phương pháp tổ chức dạy học GDMT thì có Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Vân Hương “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho HSTH” (2000) đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng GDMT cho HSTH, đó là; xác định mục tiêu GDMT cho HSTH, xây dựng nội dung, đề xuất các phương pháp giáo dục thích hợp… theo hướng tích hợp GDMT vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa ở tiểu học. Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Thu Hằng “Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” (2005) chỉ ra cách thức tổ chức HĐNGLL để GDMT cho HS tiểu học đạt hiệu quả.

Quách Văn Toàn Em (2012), với đề tài nghiên cứu “Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” đã xác định giáo dục nâng cao nhận thức và hành động đúng về bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là giải pháp tiếp cận mới để giải quyết vấn đề về môi trường bền vững cho hôm nay và mai sau. Để nâng cao nhận thức cho học sinh, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại 4 trường tiểu học ở quận Bình Thạnh và 2 trường tiểu học ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp tập huấn trực tiếp các nội dung về môi trường cho khoảng 480 học sinh khối 4, tác giả đã thu về kết quả trước và sau tập huấn có nhiều thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh.

Đậu Thị Hòa (2012), với đề tài “Một số phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học đem lại hiệu quả cao” đã xác định phương pháp làm gương và nêu gương, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành là những phương pháp tích cực, đem lại hiệu quả cao trong GDMT cho học sinh tiểu học. Ở từng phương pháp, tác giả cũng chỉ ra các bước triển khai thực hiện nhằm giúp đối tượng quản lí cũng như giáo viên nắm rõ hơn và thực hiện dễ dàng hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Võ Trung Minh (2012), với đề tài bài báo khoa học “Giáo dục môi trường trong trường tiểu học qua hình thức báo cáo ngoại khóa” đã xác định báo cáo ngoại khóa là con đường có hiệu quả để cập nhật đầy đủ các kiến thức về môi trường cho học sinh. Tác giả cũng đã chỉ ra một số chủ đề báo cáo ngoại khóa trong trường tiểu học, xây dựng quy trình tổ chức báo cáo ngoại khóa với 5 bước: (1) Xác định nội dung báo cáo ngoại khóa; (2) Chuẩn bị nội dung báo cáo ngoại khóa; (3) Xác định phương tiện, điều kiện cần thiết đề trình bày báo cáo ngoại khóa; (4) Tiến hành báo cáo; (5) Tổng kết và đánh giá hiệu quả của buổi báo cáo. Luận án tiến sĩ của Võ Trung Minh về GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở cấp tiểu học (2015), tác giả đã chỉ ra nội dung và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy môn môn Khoa học cho HS cấp tiểu học.

Nguyễn Thị Minh Giang (2013), với đề tài “Giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 bằng phương pháp dạy học theo dự án” đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên tại một số trường tiểu học thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học. Qua khảo sát, tác giả nhận định hầu hết phương pháp GDMT được sử dụng là PPDH, đặc biệt là các phương pháp đặc trưng của bộ môn Tự nhiên - Xã hội như PP quan sát, PP thảo luận, PP điều tra, PP thực hành, PP thí nghiệm, PP đóng vai và PP dạy học theo dự án. Qua đó, tác giả cho biết giáo viên xác định PPDHTDA là phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp để dạy học nội dung GDMT cho HS lớp 5. Với phương pháp này HS có thể tự lực giải quyết vấn đề và đây là con đường hiệu quả nhất giúp HS rèn luyện kĩ năng tư duy cấp cao, khả năng làm việc khoa học, sáng tạo và làm chủ vấn đề học tập của chính mình. Tác giả xác định một số nội dung GDMT bằng PPDHTDA cho HS lớp 5; thiết kế dự án để dạy học GDMT cho HS lớp 5.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 5

Tóm lại, trên bình diện nghiên cứu HĐGDMT quốc tế và Việt Nam có thể khái quát như sau:

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài: Vấn đề GDMT đã được đề cập nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Các quốc gia đã có những chủ trương, chính sách, chương trình hành động về GDMT khác nhau, song các nước cũng đã có những điểm


chung về sự lựa chọn mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức GDMT và nhận thấy tầm quan trọng của sự phối hợp GDMT giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào xác định mục tiêu GDMT, lựa chọn nội dung GDMT, phương pháp và hình thức tổ chức GDMT trong nhà trường thuộc lĩnh vực Giáo dục học.

Đối với các nghiên cứu ở trong nước: Hoạt động GDMT cho học sinh đã được các nhà quản lí, các nhà giáo dục, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau. Họ đã có những đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu về GDMT ở Việt Nam đã tập trung nghiên cứu và khẳng định tầm quan trọng của GDMT, sự cần thiết của GDMT cho tất cả mọi đối tượng, trong đó có học sinh phổ thông. Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập ở góc độ khái quát những vấn đề phương pháp luận và lí luận về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDMT trong nhà trường phổ thông. Qua đó, đã đạt được kết quả ở các lĩnh vực như: (1) Làm rõ mục tiêu, phương pháp, hình thức khi tổ chức GDMT cho HS tiểu học; (2) Xác định nội dung cơ bản về GDMT trong trường phổ thông; (3) Xây dựng và hướng dẫn khai thác nội dung GDMT địa phương trong các môn học và hoạt động dạy học; (4) Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy GDMT trong nhà trường; (5) Đề xuất tích hợp GDMT vào một số môn học đối với cấp Tiểu học và THPT.

1.1.2. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

1.1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Từ những năm 1980, khi GDMT được đưa vào nhà trường và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới đã đặt ra vấn đề lớn cho các nhà quản lí giáo dục của các nước: “Tổ chức và quản lí hoạt động này như thế nào để đạt được mục tiêu GDMT cho HS các cấp học?”

Theo xu hướng đưa GDMT vào trong trường học, cần thiết phải GDMT cho học sinh – những chủ nhân tương lai, việc quản lí hoạt động này ở các nước đều do Chính phủ quản lí, cụ thể là Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ


GD&ĐT quản lí. Các quốc gia đều quan tâm đến quản lí hoạt động GDMT như thế nào cho hiệu quả tùy theo đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng nước. Theo nghiên cứu, xu hướng quản lí hoạt động GDMT ở các quốc gia trên thế giới hiện nay được tiến hành theo 03 hướng sau:

*Nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục môi trường thông qua việc xây dựng, ban hành chương trình

Tháng 10 năm 1975, UNESCO và UNDP đã xây dựng chương trình quốc tế về GDMT và tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về GDMT tại ở Belgrade (CHLB Nam Tư). Hội thảo đã công bố Hiến chương về GDMT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDMT là nhằm nâng cao toàn diện nhận thức, tri thức, ý thức trách nhiệm, khả năng đánh giá các vấn đề nảy sinh về môi trường và tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường. Cũng tại hội thảo này, GDMT mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu. Kể từ đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về GDMT là quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến MT cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.

Tháng 10 năm 1977, Hội nghị liên Chính phủ về GDMT họp tại Tbilisi (Cộng hòa Gruzia) với sự tham gia của 66 quốc gia thành viên UNESCO, đã ra tuyên ngôn về GDMT trong đó có 41 khuyến nghị về chiến lược GDMT đối với các quốc gia. Hội nghị đã khuyến cáo mỗi nước ưu tiên thành lập một tổ chức có hiệu quả để chịu trách nhiệm triển khai GDMT. Hội nghị này là đỉnh cao của giai đoạn xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình diện quốc tế. Liên hợp quốc cũng thành lập chương trình về môi trường mà cơ quan lãnh đạo đặt tại Nairobi thuộc Kênia.

Một số khu vực cũng tổ chức hội thảo khoa học về GDMT: Hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 10/1976 đã đưa ra 4 vấn đề chính: chương trình GDMT, đào tạo - bồi dưỡng giáo viên, GDMT phi chính quy và vấn đề soạn thảo tài liệu, xây dựng các phương tiện giảng dạy GDMT.


Tháng 9/1980, hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 2 tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) có 17 nước tham dự. Mục đích của hội thảo này là nhằm trao đổi kinh nghiệm giáo dục của các nước và phân tích sự cần thiết phải đưa GDMT vào các trường đại học và GDMT cho các đối tượng khác nhau.

Công trình “Hỡi các nhà GDMT, đã đến lúc phải thiết kế chương trình tổng thể” của Pen - Jen Chen đã đánh giá việc nhiều nhà nghiên cứu GDMT đã hết sức cố gắng để đưa GDMT trở thành ngành giáo dục chính thức từ trước thập niên 70. Các nhà MT học đã đưa ra những tài liệu đa dạng nhằm giúp đỡ các công dân và đặc biệt là HS để họ hiểu thấu đáo các cách thức bảo vệ cho trái đất. Tuy nhiên, tác giả công trình kêu gọi việc xây dựng một chương trình giáo dục xanh là cần thiết và phù hợp với sự phát triển bền vững trong thế kỷ XXI (Võ Trung Minh, 2015).

*Nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục môi trường thông qua việc quản lí nội dung chương trình giáo dục, quản lí các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDMT

Về quản lí nội dung: Năm 1982, UNESCO kiến nghị một chương trình ngắn về BVMT và tài nguyên thiên nhiên trong 5 bài học; mối quan hệ tương hỗ trong thiên nhiên, sự cân bằng trong thiên nhiên, hậu quả tai hại của sự mất cân bằng trong thiên nhiên, sự cần thiết phải bảo tồn môi trường, những phương thức bảo toàn môi trường. Năm 1983, tổ chức UNESCO cũng đã hoàn thành một số công cụ sư phạm cho việc hướng dẫn GDMT như sách hướng dẫn, tranh ảnh, phim tài liệu.

Ở Singapore, GDMT là vấn đề được cả cộng đồng quan tâm và hưởng ứng. Thế giới biết đến Singapore chính là hình ảnh của một đất nước xanh – sạch – đẹp. Chính phủ nước này đã ban hành rất nhiều đạo luật về vấn đề bảo vệ môi trường, và chú trọng đến GDMT cho thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì thế, chương trình GDMT ở tiểu học được xây dựng hết sức bài bản, cụ thể với 06 chủ đề chính: Nhận thức về môi trường trong những năm tháng tuổi thơ; Khám phá môi trường xung quanh, khám phá cơ chế hoạt động của các sinh vật, hiện tượng; Tìm hiểu sự trưởng thành của sự thay đổi; Hình thành thái độ đúng đắn với môi trường. Để quản lí hoạt động GDMT trong nhà trường đạt hiệu quả, nhà quản lí coi trọng việc lựa chọn hình


thức tổ chức hoạt động GDMT. Một trong những hình thức giáo dục tiên tiến được khuyến khích sử dụng là các hoạt động giúp đỡ học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống như: khách đến thăm quan lớp học, tổ chức các chuyến đi thăm quan và giới thiệu hàng loạt các ý tưởng cho các hoạt động nhận thức về môi trường. Với phương châm giáo dục lí thuyết gắn với thực hành thì đây được xem là hình thức đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong việc GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học Singapore.

Tại Trường Tiểu học Shuqun, nhà trường xây dựng riêng một Chương trình Giáo dục Môi trường với tên gọi là Kế hoạch Xanh. Kế hoạch Xanh của Shuqun là một phương pháp tiếp cận toàn trường để giáo dục học sinh các kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt. Chúng tôi muốn các em có trách nhiệm với môi trường mà các em đang sống. Chương trình Giáo dục Môi trường được các giáo viên phát triển với mục đích giáo dục học sinh về các thách thức môi trường và nâng cao nhận thức rằng các hành động hàng ngày của chúng ta tác động đến sự bền vững của môi trường.

Chương trình giảng dạy này tập trung vào 06 lĩnh vực bảo tồn chính. Các học sinh sẽ tham gia thảo luận tích cực về các thách thức môi trường và bảo tồn khác nhau như biến đổi khí hậu. Thông qua việc học tập tích cực, HS có thể học cách chủ động hơn và trở thành thế hệ tiếp theo của các nhà lãnh đạo bảo tồn. Các bài học và thảo luận nhằm mục đích mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường của HS để các em có thể chuyển việc học của mình thành các hành động tích cực về môi trường.

Để quản lí nội dung GDMT, Trường Tiểu học St Joseph xây dựng kế hoạch quản lí môi trường trường học kết hợp tầm nhìn, sứ mệnh, chính sách mua sắm xanh và các mục tiêu của nhà trường. Nhà trường xác định tầm nhìn và sứ mệnh của mình là giáo dục vì sự phát triển bền vững. Từ đó, đặt ra các mục tiêu giáo dục trong nhà trường là:

• Phát triển tinh thần trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên và trở thành những thành viên tích cực và đáng giá của cộng đồng.


• Cung cấp một môi trường sáng tạo, khuyến khích và nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân liên quan đến việc xây dựng một tương lai bền vững.

• Phát triển các kỹ năng khuyến khích phản ánh quan trọng và chấp nhận rủi ro thông qua hiểu biết về một thế giới đang thay đổi.

• Củng cố tính bền vững và giáo dục môi trường như một chủ đề tích hợp cho chương trình giảng dạy.

Để thực hiện mục tiêu, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch thực hiện của St Joseph cho giáo dục bền vững. Trường thực hiện phương pháp tiếp cận giáo dục bền vững thông qua chương trình giảng dạy ở mỗi cấp độ hàng năm và các sự kiện toàn trường. Việc học tập của học sinh sẽ tập trung vào việc thực hiện các hoạt động trong trường học và cộng đồng rộng lớn hơn. Trường hỗ trợ một nhóm điều phối tính bền vững tích cực bao gồm đại diện môi trường học sinh, nhân viên, học sinh, phụ huynh và các thành viên khác của trường chúng tôi và cộng đồng địa phương.

Chương trình học và giáo dục môi trường: Kinh nghiệm kiểm toán môi trường trường học Carmen Conde và Samuel Sánchez (2008), có 13 trường tiểu học và mầm non ở Extremadura (Tây Ban Nha) đã tham gia vào một dự án nghiên cứu giáo dục có tên "Ecocentros" - dựa trên kiểm toán môi trường trường học (eco - kiểm toán). Nghiên cứu chỉ ra quan điểm của giáo dục môi trường, điều cần thiết là phải biết những gì thực sự được kết hợp (đưa vào) vào chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giảng dạy.

- Gắn lí thuyết với thực hành trong quá trình GDMT. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học để ứng dụng các nội dung bài học trên lớp. Phương pháp chính là giao việc và cho HS làm việc theo nhóm.

- Việc kết hợp giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy nên toàn diện hơn là chỉ "bổ sung" các vấn đề môi trường vào nội dung hiện có và xanh hóa chương trình giảng dạy có nghĩa là luôn điều chỉnh nó phù hợp với đạo đức. Nhận thức của giáo viên là rất quan trọng trong quá trình kết hợp nội dung GDMT trong chương trình giáo dục nhà trường.

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí