Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Xuất Vào Nội Địa Của Công Ty Kyung-Việt Trong 2005-2006


phẩm chỉ có thể dành riêng cho thanh niên nhưng không thể cho các đối tượng tiêu dùng khác. Nắm bắt được đặc điểm này công ty đã phân chia tiếp thị trường thành các phân đoạn thị trường khác nhau dựa theo lứa tuổi sử dụng. Đó là khúc thị trường dành cho trẻ em, khúc thị trường dành cho thanh niên và khúc thị trường dành cho giới trung niên và người lớn tuổi mà công ty có thể đáp ứng. Công ty Kyung-Việt còn cho rằng việc phân đoạn tiếp thị trường ra các đoạn thị trường theo mức nhu cầu là cần thiết. Chính vì thế mặt hàng sản xuất của công ty bao gồm tất cả các phân đoạn thị trường như trên.

b. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Dựa trên những đánh giá của ban giám đốc cũng như của phòng nghiệp vụ, công ty đã tiến hành lựa chọn kinh doanh trên thị trường nội địa với hai thị trường tập trung là miền Bắc và miền Nam bao gồm các phân đoạn thị trường dành cho cả trẻ em, thanh niên, người lớn và trung tuổi với các mức nhu cầu đa dạng.

Các khúc thị trường mà công ty lựa chọn và đáp ứng tính từ năm 2005 tới năm 2007 đã mang lại cho công ty một khoản doanh thu chiếm 1% tổng doanh thu của toàn công ty. Trong đó mảng thị trường miền Bắc được trọng tâm phát triển.

Với tổng số sản phẩm tung ra thị trường nội địa là 26.000 sản phẩm trong 2 năm 2005 và 2006, cơ cấu phân chia sản phẩm như sau:

Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu sản phẩm xuất vào nội địa của công ty Kyung-Việt trong 2005-2006

5 10


1 2 3 1 Trẻ em 2 Thanh niên 3 Trung niên và người lớn tuổi 95 Nguồn số liệu 1

1

2

3

1: Trẻ em

2: Thanh niên 3: Trung niên và người lớn tuổi

95


Nguồn: số liệu từ ban Giám đốc công ty may liên doanh Kyung-Việt


Có thể nói sự lựa chọn của công ty có tính chọn lọc, chuyên vào hai thị trường chính nhưng xét một cách cẩn thận thì sự lựa chọn có tính chọn lọc này vẫn mang tính dàn trải và cào bằng khá cao. Công ty không chọn cho mình một phân đoạn thị trường thật sự tiềm năng nào. Thay vào đó, công ty lại chọn phương cách bao trùm để đáp ứng toàn bộ các thị trường có thể. Phương cách này có thể làm giảm bớt rủi ro của công ty bởi sản phẩm được tràn đều, nhưng có một nhược điểm lớn mà công ty không thấy đó là: Công ty sẽ không tạo được cho mình một hình ảnh riêng và vị thế trên thị trường.

c. Đáp ứng thị trường mục tiêu

Công ty may liên doanh Kyung-Việt đã tiến hành xây dựng chiến lược Marketing-mix trên tất cả các thị trường của mình. Việc áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt của công ty có thể được lí giải như sau:

Công ty chưa có một phòng ban nghiên cứu thị trường cụ thể nên việc đưa ra những chiến lược Marketing phân biệt đối với từng khúc thị trường là khá khó khăn.

Với phương cách dàn trải thị trường của mình, công ty chủ trương chỉ sử dụng một chiến lược Marketing để tạo tránh sự khác biệt, nhưng thay vào đó, chiến lược này lại tỏ ra không hiệu quả.

Thị trường tổng hợp miền Bắc và Nam


Marketing Mix

Hình 2.9: Đáp ứng thị trường mục tiêu bằng phương án bao phủ toàn bộ thị trường


Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của ban Giám đốc công ty Kyung-Việt


Việc công ty áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt là một quyết định thực sự không còn hợp thời và ẩn chứa nhiều nhược điểm. Điều này đòi hỏi công


ty phải có những quyết định cải tổ và áp dụng một cách kịp thời để có thể chiếm lĩnh được những mảng thị trường mục tiêu mà mình đã lựa chọn.

2.2.2.3. Định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu

Trong ngành dệt may hiện nay, công ty may liên doanh Kyung-Việt cũng rơi vào tình trạng chung. Sản phẩm tạo ra có chất lượng cao nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng thực sự quan tâm tuyệt đối. Chính vì vậy, việc công ty tạo ra sự khác biệt của mình trên thị trường là vô cùng khó khăn, cụ thể tới thời điểm hiện tại, tiếng tăm của công ty Kyung-Việt trên thị trường Việt Nam, cụ thể trên thị trường miền Nam và Bắc còn rất khiêm tốn và vắng bóng. Uy tín của Kyung- Việt chỉ được các doanh nghiệp ngoài biên giới như Hồng Kông, Mĩ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ biết tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cùng làng với Kyung-Việt vẫn phải thừa nhận những nỗ lực của công ty trong việc định vị sản phẩm của mình. Cụ thể:

Khác biệt về sản phẩm

“Sản phẩm có kiểu dáng hiện đại, hợp mốt, lạ mắt với chất lượng cao”

Kyung-Việt là một trong những công ty đầu tiên trang bị những dây chuyền thiết bị hiện đại chỉ chuyên dùng cho mặt hàng dệt kim, từ máy may 2 kim, máy bo cổ, máy một kim xém, máy pô đê, máy cắt vòng cho tới máy hiện đại nhất là máy kiểm tra vải, máy giác mẫu,

máy đính cúc điện tử. Nếu như những công ty bạn phải mất rất nhiều thời gian trong khâu thiết kế hay tái thiết kế mẫu thì chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn dành cho việc đo và xác định nguyên phụ liệu của mẫu, tổ kĩ thuật có thể nhập dữ kiện lên máy giác mẫu và cho ra sản phẩm nhanh hơn nhiềuCho nên những sản phẩm mà Kyung-Việt tạo ra có đường may gọn, đẹp, không bị tua vải, co gấu như các sản phẩm khác. Thêm vào đó công ty lại có

nguyên liệu vải ngoại nhập, không bị giãn hay phai màu, khi mặc tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái và nhẹ


nhàng. Kiểu dáng công ty đưa ra không phức tạp nhưng khi mặc lại rất tôn dáng, và sang trọng. Có thể nói, sản phẩm mà Kyung-Việt tạo ra có độ chuyên môn cao và có đẳng cấp khác hẳn.

Khác biệt về hình ảnh, uy tín

“Là một doanh nghiệp sản xuất xuất thân từ kinh đô thời trang-Hàn Quốc”

Tuy bị kém lợi thế so với công ty Dệt kim Đông Xuân, hay công ty có truyền thống kinh doanh lâu năm trên thị trường, công ty Kyung-Việt lại có lợi thế về công nghệ, về hình ảnh của một quốc gia thời trang có ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam trong thời gian qua, đó là Hàn Quốc. Chính vì thế, việc tận dụng lợi thế này trong lĩnh vực thời trang là một chính sách tối ưu mà công ty đưa ra. Trong thời gian tới, công ty vẫn có thể áp dụng được chiến lược này đối với thị trường ưa chuộng sản phẩm Hàn như ở Việt Nam.‌


III. Đánh giá thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

3.1. Điểm mạnh

Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua cụ thể từ năm 2005 tới năm tháng 6 năm 2007, công ty may liên doanh Kyung-Việt cũng cho thấy một số kết quả khả quan hơn so với giai đoạn đầu mới thành lập. Từ chỗ thờ ơ với thị trường nội địa và chỉ chú tâm vào mảng gia công xuất khẩu, thì mảng thị trường tiêu thụ nội địa của công ty hiện nay đang ở mức 1% trên tổng doanh thu 17500 triệu đồng được tính trong 6 tháng đầu năm 2007. Con số này có vẻ khá khiêm tốn nhưng so với chỉ số 7% tiêu thụ ở thị trường nội địa trên tổng doanh thu của toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung hiện nay thì đó là một dấu hiệu đáng khích lệ. Công ty đã tung sản phẩm của mình ra thị trường thông qua một số kênh phân phối tuy nhiên vẫn chỉ ở mức khiêm tốn và “chộp giật”. Các cửa hàng, đại lí bán hàng cho công ty Kyung-Việt có thể liệt kê là:

Tổng công ty Dệt May Việt Nam-Vinatex.

Chuỗi cửa hàng Made-in-Vietnam đang được người tiêu dùng chú ý.


Cửa hàng thời trang 2M trên đường Lý Thường Kiệt.

3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy đã đạt được một số những thành quả nhất định trong việc thực hiện hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế mà công ty cần xem xét để khắc phục:

Công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự có hiệu quả. Nội dung nghiên cứu còn sơ sài, thậm chí đôi lúc còn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Các khúc thị trường phân chia còn mang tính chất tổng thể, khái quát và vẫn chưa đảm bảo khả năng nhận dạng rõ ràng.

Công ty chưa thực sự triển khai các hoạt động định vị và ứng xử Marketing-mix trên thị trường thời trang cao cấp. Do đó thị phần của công ty trên thị trường này còn ở mức rất khiêm tốn.

Năng lực sản xuất của công ty còn hạn chế so với đòi hỏi của nhu cầu thị trường, do đó công ty vẫn phải thuê các xưởng hoặc công ty tư nhân ở ngoài để gia công hộ.

Giá thành phẩm còn cao so với những phân đoạn thị trường nữ-thanh niên-ở tầng lớp có thu nhập ít. Tầng lớp nữ thanh niên có thu nhập thấp này chủ yếu có mức thu nhập dừng lại ở mức dưới 800.000 VND/tháng, ngoài những chi tiêu cần thiết cho cuộc sống thì chi phí cho thời trang còn lại rất khiêm tốn. Do vậy với những dải sản phẩm của công ty khi được bán ra thị trường với giá dịch chuyển trong khoảng trên 50.000 VND/1 sản phẩm thì khả năng đáp ứng của lớp thanh niên có vẻ không đáp ứng đủ.

Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty còn yếu nên khách hàng chủ yếu là những khách hàng quen. Công ty chưa thực sự tìm kiếm khách hàng mới.


3.3. Nguyên nhân

Hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu còn có những mặt hạn chế như đx nêu trên là do một số những nguyên nhân chủ yếu sau:

Công ty chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu nên trong thời gian qua chưa thực sự chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường và phân đoạn thị trường.

Do chất lượng nguyên liệu nội địa kém nên công ty hoàn toàn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dẫn tới bị phụ thuộc nhiều vào những biến động thị trường của những nước xuất khẩu vải và nguyên phụ liệu. Đồng thời những chi phí khác như xăng dầu, phí vận chuyển kho bãi…tăng do biến động của giá dầu thế giới cũng làm cho thành phẩm của công ty tăng cao.

Giá điện nước, viễn thông, phương tiện đi lại…. ở Việt Nam còn cao hơn

so với các nước trong khu vực cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng giá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với những sản phẩm khác từ Trung Quốc.

Bảng 2.9: Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam



Chỉ số giá tháng 10 năm 2007 so với

Chỉ số giá 10 tháng đầu năm 2007 so

với 10 tháng đầu

năm 2006


Năm 2005


T10/2006


T12/2006


T9

/2007

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

116,95

109,34

108,12

100,74

107,71

IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*)

120,81

111,72

111,32

101,51

110,13

V. Thiết bị và đồ dùng gia đình

112,45

105,90

104,46

100,21

106,33

VI. Dược phẩm, y tế

112,07

106,46

106,06

100,81

104,78

VII. Phương tiện đi lại, bưu điện

110,91

102,33

102,75

100,04

103,32

Trong đó: Bưu chính viễn thông

93,56

97,56

97,73

99,75

97,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 9

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam


Trên đây là số liệu về chỉ số giá tiêu dùng ở Việt nam, chỉ số ngày càng tăng cao là một trong những nguyên nhân chính làm “đội” giá thành sản phẩm của


công ty lên, khiến sản phẩm của công ty phần nào không thích ứng được với thị trường Việt Nam-thị trường của nước đang phát triển.

Thực trạng nghiên cứu thị trường và hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may Kyung-Việt chỉ đang dừng lại ở mức sơ cấp, chiến lược Marketing mà công ty áp dụng mang tính dàn trải, chưa tập trung vào một phân đoạn cụ thể nào. Chính vì thế hiệu quả do hoạt động Marketing đem lại không cao. Hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng còn thấp, thậm chí người tiêu dùng chưa nhận thức được sự hiện diện của công ty trên thị trường nội địa. Mà với mức tăng trưởng như hiện nay của thị trường nội địa, việc áp dụng chiến lược Marketing không đúng cách cũng như việc lựa chọn thị trường mục tiêu không phù hợp sẽ khiến cho doanh nghiệp tổn thất khá nhiều, nếu không nói tới việc lãng phí tiềm lực mà công ty có thể nắm bắt được. Vậy việc đưa ra giải pháp tối ưu cho hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của mỗi công ty là một biện pháp cần thiết và rất cấp bách. Chương III của khóa luận phần nào sẽ giúp công ty may liên doanh Kyung-Việt tháo gỡ được khó khăn hiện thời mà công ty đã và đang gặp phải.


Chương III:‌‌

Giải pháp hoàn thiện lựa chọn thị trường mục tiêu đối với công ty may liên doanh Kyung-Việt

I. Chiến lược phát triển chung của ngành dệt may và hướng phát triển củacông ty may liên doanh Kyung-việt 1.1. Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2010

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các ngành kinh tế trong nước nói chung đều đang ở giai đoạn nở rộ, gồm cả công nghiệp nặng và nhẹ, cụ thể trong đó là ngành dệt may.

Đối với ngành dệt may trong nước hiện nay, với số dân 81 triệu người và khoảng 100 triệu vào năm 2010, thị trường nội địa thực sự không nên bỏ qua vì còn nhiều tiềm năng để phát triển. Thu nhập bình quân đầu người nước ta năm 2006 khoảng 495 USD, ước tính tới năm 2010 GDP trên đầu người của nước ta sẽ nằm trong khoảng 900-1.200 USD. Với thu nhập như vậy bình quân mộ người Việt tiêu dùng 265 USD trong năm 2006, ước tính đến năm 2010 tiêu dùng/người của nước ta sẽ khoảng 4000-450 USD/năm. Trong đó, tiêu dùng hàng Dệt may của người dân vào khoảng 6-8% tổng thu nhập. Đây là con số còn thấp so với mức trung bình của thế giới, nhưng sẽ có chiều hướng tăng cùng với mức tăng lên của thu nhập và đời sống xã hội. Hiện nay, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng lớn đối lớn. Nhận thấy sức tiêu thụ của thị trường nội địa đang lên, các doanh nghiệp Dệt may Việt nam trong những năm qua đã quan tâm chú ý nhiều hơn đén việc cung ứng sản phẩm của ngành Dệt may cho thị trường nội địa. Mặc dù nhu cầu thị trường nội địa đang tăng lên, nhưng cho đến nay thị trường xuất khẩu vẫn đem lại nguồn thu lớn cho ngành Dệt May Việt Nam. Hiện nay, Dệt may đang là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Các chủng loại sản phẩm xuất khẩu của ngành bao gồm: vải, sợi, may mặc….

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022