Kết Quả Thực Hiện Dđđt Đợt 2 Của Các Huyện, Thị Xã

Tình hình đó đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp của Hưng Yên, làm thế nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, khai thác tối đa thế mạnh nông nghiệp của tỉnh, không để đất nông nghiệp bị bỏ hoang.

* Chủ trương DĐĐT của tỉnh Hưng Yên.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Hưng Yên đã trở thành một trong những tỉnh đi đầu tiến hành DĐĐT.

Hưng Yên là một tỉnh thuộc ĐBSH, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây xen kẽ những ô đất trũng thường xuyên bị ngập nước. Các loại đất tuy có khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ, địa hình không có đồi núi, rừng rú, ven biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hoá, lại có vị trí gần các trung tâm công nghiệp lớn. Nhờ đó Hưng Yên có thể chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hoá, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Hưng Yên. Trong đó ngành trồng trọt lấn át ngành chăn nuôi. Có thể nói Hưng Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc DĐĐT, có cơ hội chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhất là xây dựng mô hình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 18 – 8 – 1998, thường trực TU Hưng Yên đã ra thông báo “Về việc làm điểm chuyển đổi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh” đã khẳng định: “Tình trạng giao ruộng đất chia thành ô thửa nhỏ, phân tán manh mún là khá phổ biến ở các địa phương làm hạn chế tốc độ phát triển nông nghiệp và khó khăn cho việc lập hồ sơ địa chính, việc quản lí, sử dụng đất đai. Vì vậy việc chuyển đổi đất nông nghiệp theo Luật đất đai để hạn chế tình trạng manh mún là việc cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, tiết

kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động; có hiệu quả cao cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn” [65, tr 1]. Vì vậy TU chỉ đạo làm điểm ở 3 huyện Châu Giang cũ (Khoái Châu và Văn Giang ngày nay), Mỹ Văn cũ (Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mĩ ngày nay) và Phù Cừ, mỗi nơi chọn một xã làm điểm để rút ra kinh nghiệm chỉ đạo trên diện rộng.

Ngày 05 – 12 – 1998, UBND tỉnh Hưng Yên ra “Phương án chỉ đạo làm điểm chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”, trong đó chỉ rò: Mục đích của việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp của tỉnh là “Nhằm phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm thời gian, công sức đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời gắn việc giao ruộng đất ổn định lâu dài với việc cấp GCN quyền sử dụng đất, lập sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ nông dân và quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương, cơ sở. Từ đó, tỉnh kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong quản lí, sử dụng ruộng đất, đưa công tác quản lí đất đai và nền nếp, đúng pháp luật và sử dụng ruộng đất có hiệu quả” [66, tr 3].

Sau một thời gian triển khai, đến tháng 6 năm 2001, Sở Địa chính Hưng Yên đã có báo cáo “Về tình hình, kết quả chỉ đạo điểm chuyển đổi ruộng đất ở 3 huyện”. Kết quả chung ở các xã thí điểm là từ chỗ mỗi hộ nông dân có 6 đến 8 thửa ruộng, sau quá trình chuyển đổi đã giảm xuống còn 3 đến 4 thửa/hộ, nhiều hộ chỉ còn 1 thửa. Qua thực tế đã chứng minh, không chỉ giảm manh mún rò rệt về ruộng đất mà các hộ còn “sản xuất có hiệu quả hơn, giảm bớt công chăm sóc, dễ bảo vệ, quản lí, thuận lợi bố trí cây trồng, tăng sản lượng hàng hoá” [75, tr 1]. Tuy vẫn còn một số những khó khăn, nhưng chủ trương khuyến khích nông dân tự nguyện chuyển đổi ruộng và sắp xếp lại ruộng đất tạo thành những ô thửa lớn trong sản xuất

nông nghiệp của thương trực TU Hưng Yên là cần thiết và đúng đắn. Sở Địa chính Hưng Yên đề xuất ý kiến cho phép triển khai ra diện rộng ở tất cả các huyện trong tỉnh.

Ngày 10 – 8 – 2001, TU Hưng Yên ra chỉ thị: “Về việc DĐĐT đất nông nghiệp” trong toàn tỉnh, theo nguyên tắc: tự nguyện, công bằng, dân chủ, lấy thôn làm đơn vị chuyển đổi, giữ nguyên đối tượng giao ruộng, theo phương pháp rút bù diện tích, song song với việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân và quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống thuỷ nông nội đồng.

Cuối năm 2001, UBND tỉnh Hưng Yên đã có nhiều văn bản về việc thực hiện DĐĐT trong toàn tỉnh, bao gồm các quyết định, kế hoạch, phương án, hướng dẫn, quy định... về việc DĐĐT.

Ngày 13 – 8 – 2002, UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Địa chính Hưng Yên ban hành hướng dẫn về việc hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi DĐĐT, nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính, quản lí chặt chẽ quỹ đất đai và tạo tâm lí ổn định, yên tâm cho người nông dân sau khi DĐĐT.

* Kết quả

Tháng 2 – 2003, UBND tỉnh và Sở Địa chính tỉnh Hưng Yên đã có báo cáo tổng hợp về việc DĐĐT đất nông nghiệp trong toàn tỉnh. Tổng số xã có đất nông nghiệp trong toàn tỉnh triển khai DĐĐT được tập huấn là 122 xã (chưa kể những xã làm điểm). Sở Địa chính, UBND đã cấp kinh phí, tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của các xã và các ban ngành đoàn thể các huyện. Sau khi được tập huấn và hướng dẫn cụ thể, các huyện, xã trong toàn tỉnh đã tiến hành thống kê lại tình hình ruộng đất theo biểu mẫu có sẵn, lên phương án DĐĐT cho từng xã, lấy ý kiến của nhân dân về chủ trương DĐĐT và phương án DĐĐT. Nông dân được phát biểu thẳng thắn và đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng phương án DĐĐT tại

thôn. Kết quả là sau khi dồn đổi, tỉ lệ thửa ruộng/hộ giảm, tỉ lệ hộ đã được giao ruộng mới đạt cao. Về cơ bản, việc DĐĐT trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Bảng 1.2: Kết quả thực hiện DĐĐT đợt 2 của các huyện, thị xã

(tính đến hết năm 2002)



Số TT


Tên huyện, thị xã

Tổng số xã DĐĐT

đợt 2

Tổng số hộ SD đất NN phải DĐĐT

Số xã đã giao ruộng xong

Xã giao chưa xong

Xã chưa giao

ruộng

T.số hộ đã được giao

ruộng

tỷ lệ

% số hộ đã giao

Số xã

Tỉ lệ % số xã

1

TX Hưng Yên

2

1.899




2

0


2

H. Phù Cừ

11

17.869

11

100

0


17.869

100

3

H. Tiên Lữ

18

26.416

15

83.3

2

1

24.501

92.75

4

H. Kim Động

17

26.724

13

76.5

4


25.735

96.30

5

H. Ân Thi

18

26.698

12

66.7

6


23.902

89.50

6

H. Yên Mĩ

14

20167

9

64.28

5


18.017

89.34

7

H. Mĩ Hào

11

14.297

7

63.6

4


13.361

93.45

8

H. Văn Lâm

7

10140

2

28.57

5


7.771

76.63

9

H. Văn Giang

7

12090

5

71.4

2


10.839

89.60

10

H. Khoái Châu

17

31694

13

76.5

4


30.283

95.55


Cộng

122

187.994

87

71.31

32

3

172.278

91.64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 4

Nguồn: Báo cáo kết quả việc thực hiện DĐĐT ruộng đất nông nghiệp

trong toàn tỉnh (Hưng Yên ngày 6 - 5 - 2003)

Về chỉ tiêu số thửa

Sau khi dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp, bình quân số thửa trên một hộ trong tỉnh là 3,09 (đối với những nơi đã thực hiện). Những huyện có bình quân số thửa thấp nhất là: Khoái Châu 2,49, Phù Cừ 2,71, Tiên Lữ 2,9, Ân Thi 2,98. Toàn tỉnh có 60 xã = 50.4% số xã đã giao xong ruộng có bình quân < 3 thửa/ hộ. Trong đó 24 xã có 100% số hộ trong xã nhận mỗi hộ không quá 3 thửa như Nhuế Dương, Đồng Tiến (huyện Yên Mĩ), Tiên Tiến, Tân Châu (huyện Khoái Châu), Thủ Sĩ, Thiện Phiến (huyện Phù Cừ), Thọ Vinh, Lương Bằng (huyện Kim Động)... Cá biệt có thôn chủ yếu nhận 1-2 thửa/hộ như: Tiền Phong 100% số hộ, Quang Trung 149/178 hộ, Trà Dương 177/214 hộ, Hoàng Xá 159/231 hộ.... Những huyện có nhiều xã có

bình quân số thửa thấp (<3 thửa/hộ) là: Phù Cừ 11/11 xã, Khoái Châu 16/17 xã, Ân Thi 13/18 xã, Tiên Lữ 9/17 xã. Tuy vậy một số huyện bình quân số thửa/ hộ còn cao là: Mỹ Hào 4 thửa, Văn Giang 3,83 thửa, Yên Mĩ 3,58 thửa, Kim Động 3,40 thửa.

Bảng 1.3: Kết quả thực hiện DĐĐT ở các huyện, thị xã ở Hưng Yên)

(tính đến tháng 5 năm 2003)


Chỉ tiêu

TX

HY

Phù

Cừ

Tiên

Lữ

Kim

Động

Ân

Thi

Yên

Mỹ

hào

Văn

Lâm

Văn

Giang

Khoái

Châu

Cộng

Số xã DĐĐT đợt 2

2

11

17

17

18

14

11

7

7

17

122

Xã có BQ < 3 thửa/hộ


11

9

4

13

2

1

4

0

16

60

Xã không có hộ>3 thửa


0

2

3

8

3

1

0

0

7

24

T.số hộ đã nhận ruộng

0

17869

24501

25735

23902

18017

13361

7771

10839

30283

172278

T. đó -hộ 1 thửa


1479

1780

925

709

1254

190

594

1014

5129

13074

- hộ 2 thửa


3077

4426

2081

1176

2535

758

1376

1849

7590

25468

- hộ 3 thửa


12405

10374

10821

19284

4904

3368

3071

2056

15280

81563

- hộ >3 thửa


908

7921

11908

2133

9324

9054

2730

5920

2284

52173

BQ số thửa/hộ (thửa)


2.71

2.9

3.4

2.98

3.58

4

3.0

3.83

2.49

3.09

Số thửa theo CT16


48480

71058

84424

71232

64547

53429

23526

41522

75285

533503

Số thửa theo NQ 03


131717

167330

180919

220131

117862

121929

52859

54278

757957

1204982

Tỉ lệ % số thửa giảm


63.19

55.54

51.1

67.64

45.23

56.18

55.58

23.50

52.34

55.72

Nguồn: Báo cáo kết quả việc thực hiện DĐĐT ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh (Hưng Yên ngày 6 tháng 5 năm 2003)

Đến cuối năm 2002, tính cả 35 xã làm điểm thì toàn tỉnh có 154 xã (trong tổng số 157 xã có đất nông nghiệp) đã xây dựng xong phương án và giao ruộng cho nông dân, đạt 98% số xã với 256.419 hộ sử dụng đất nông nghiệp, với 8686 hộ sử dụng đất nằm trọn trong vùng quy hoạch khu công nghiệp và phát triển đô thị được giữ nguyên hiện trạng, số còn lại thực hiện DĐĐT là 247.733 hộ thì có 230.847 hộ đã được nhận ruộng và sản xuất ở vị trí mới, đạt 93.17% so với số hộ nông dân tham gia DĐĐT. Bình quân chung ở cả 35 xã làm điểm là 3.16 thửa trên hộ. Những huyện có bình quân số thửa/ hộ dưới 3 thửa là Khoái Châu: 2.55 thửa/hộ, Phù Cừ: 2.73 thửa/hộ. Sau khi tiến hành DĐĐT đạt kết quả, TU, UBND và các sở, ban,

ngành của tỉnh đã xây dựng các đề án, phương án, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở vùng nông thôn Hưng Yên đã có nhiều thay đổi. Kinh tế chung của toàn tỉnh đạt mức tăng trưởng cao, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh theo hướng phát triển công nghiệp.

Trong nông nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu lao động. Được hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh nên các trang trại tăng nhanh cả về lượng và chất. Toàn tỉnh Hưng Yên đã phát triển được trên 3300 đơn vị kinh tế trang trại năm 2008, tăng 1400 trang trại so với năm 2003. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút lượng tiền vốn khá lớn trong dân vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa tiến bộ kĩ thuật vào nông nghiệp một cách tự nhiên hơn, định hướng cho nông dân từ bỏ tư tưởng sản xuất tự cung, tự cấp, tiến tới sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Kinh tế trang trại không những thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái mà còn phát huy được lợi thế của từng thôn xã. Nhờ đó hiệu quả thu được từ phát triển kinh tế trang trại tăng lên, đến nay đạt bình quân gần 190 triệu đồng/ trang trại, tăng gần 100 triệu đồng so với năm 2003. Nhiều hộ nông dân trở nên giàu có hơn từ làm kinh tế trang trại. Tỉnh đã tập trung phát triển những cánh đồng 50triệu/ ha ở các hầu khắp các huyện: Thị xã Hưng Yên, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang Khoái Châu... Những cây trồng được coi là thế mạnh, đặc sản của tỉnh như: nhãn, vải, cam, quýt, dưa chuột, cây cảnh, cây vụ đông... được đặc biệt quan tâm. Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu hàng hoá tăng lên nhanh chóng. Để phát huy những thành tựu đạt được sau khi DĐĐT năm 2003 cũng như khắc phục những hạn chế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển

bền vững, công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng sản xuất hàng hoá, trong chương trình hành động của tỉnh Hưng Yên thực hiện Nghị quyết TƯ 7 về phát triển nông nghiệp từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban Thường vụ TU chỉ đạo tiếp tục thực hiện DĐĐT, khuyến khích tích tụ đất đai trên cơ sở thoả thuận góp vốn bằng đất hoặc chuyển nhượng đất để sản xuất nông nghiệp theo đúng pháp luật. Cùng với đó, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ hỗ trợ cho chủ hộ có ruộng đất phát huy được tư liệu sản xuất, tạo thêm cơ hội làm giàu và giải phóng sức lao động cho người nông dân.

1.2.2. Tình hình thực hiện DĐĐT ở huyện Văn Giang

* Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Lịch sử:

Các nguồn tư liệu lịch sử và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người đã có mặt trên mảnh đất Văn Giang từ rất sớm. Nhân dân Văn Giang cần cù lao động, khai phá đất hoang, dựng nhà, lập làng, dần mở rộng địa bàn cư trú. Những tên làng Hoàng Trạch, Phú Trạch, Quán Trạch, Phù Bãi, Phù Thượng, Phù Đình ở xã Thắng Lợi chính là kết quả của những cuộc vật lộn với thiên nhiên, lấn đầm, ngăn nước, mở rộng lãnh thổ.

Trước năm 1947, Văn Giang là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, vốn có truyền thống lập làng sinh sống từ lâu đời. Câu chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung lập xóm làng, dạy dân làm ăn, buôn bán trên vùng đất Dạ Trạch, Đa Hoà xưa vốn thuộc Văn Giang (nay thuộc Khoái Châu). Vùng đất Văn Giang cũng có thể có từ thời các vua Hùng định đô, mở nước.

Theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục, thời kì loạn 12 sứ quân, đất Tế Giang xưa (tên gọi cũ của Văn Giang nay – vì có con sông Tế Giang chảy qua) có tướng Lữ Đường chiếm giữ. Thời Đinh, Tế Giang thuộc Bắc Giang đạo, đến nhà Lý đổi là Bắc Giang lộ, nhà Trần gọi là Kinh

Bắc. Sách Đại Việt địa dư viết: Huyện Văn Giang (thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh), thời thuộc Minh gọi là huyện Tế Giang, đời Lê, năm 1496 đổi tên là huyện Văn Giang và từ tháng 10 – 1947 đến nay tên gọi Văn Giang không có thêm sự thay đổi nào. Trải qua nhiều thăng trầm, biến động cùng lịch sử dân tộc, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, còn tiếp tục có sự thay đổi về hành chính, khi thì thuộc tỉnh Hải Hưng, khi thì thuộc tỉnh Hưng Yên. Cho đến năm 1999 thì chính thức là huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên.

Vốn là vùng đất văn hiến có truyền thống hiếu học, chống ngoại xâm anh dũng, Văn Giang đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà văn hoá lớn như: Nguyễn Thừa Ưng, Đỗ Nhân, Đỗ Tống, Chu Mạnh Trinh, Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Hành..., những nhà văn, nghệ sĩ tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Nghị, Dương Bích Liên, đến những nhà hoạt động chính trị: Phó Đức Chính, Lê Văn Lương, Tô Hiệu.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Văn Giang đã đóng góp nhiều chiến công lớn cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng. Nằm trong vành đai bảo vệ thủ đô Hà Nội, suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, làng xóm bị giặc chiếm đóng, lập tề, đóng bốt, nhưng nhân dân và các lực lượng vũ trang Văn Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã chiến đấu anh dũng và giành nhiều chiến thắng vẻ vang. Trong chiến tranh chống Mĩ, Văn Giang vừa làm tròn nhiệm vụ của hậu phương, vừa trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù ném bom, bắn phá, góp phần bảo vệ thủ đô. Nhiều người con Văn Giang đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trên địa bàn Văn Giang hiện nay còn rất nhiều những địa danh lịch sử, ghi dấu ấn những trận đánh năm xưa và là bài học cho các thế hệ Văn Giang hôm nay tiếp bước truyền thống lịch sử anh hùng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022