Tiếp Cận Theo Các Thành Tố Của Hoạt Động Kết Hợp Với Chức Năng Quản Lí


kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Các văn bản này là cơ sở, điều kiện pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động GDMT trong các trường phổ thông.

Cấp tiểu học là cấp học nền móng của giáo dục phổ thông. Theo Luật phổ cập giáo dục tiểu học tại Điều 1, 2 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cấp giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào những chủ nhân tương lai, vì vậy việc trang bị hành trang về nhận thức, tri thức BVMT cho trẻ tiểu học sẽ là một lực lượng hùng hậu, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của toàn xã hội. Do vậy, những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng hoạt động về môi trường đang và sẽ trở thành học vấn phổ thông cơ bản của thế hệ trẻ. Giáo dục cho học sinh tiểu học về môi trường chính là trao cho họ những ‘viên gạch đầu tiên’ để góp phần xây dựng môi trường sống. Vì vậy, GDMT cần được coi là một thành tố trong cấu trúc học vấn phổ thông của học sinh tiểu học và các cấp học tiếp theo.

Hoạt động GDMT đã được Bộ GD&ĐT triển khai dưới nhiều hình thức tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoặc đưa vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua. Báo cáo tổng kết dự án khoa học công nghệ cấp Bộ về xây dựng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường ở Tiểu học năm 2005 đã đánh giá những kết quả đạt được về việc cung cấp kiến thức, yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức giảng dạy giáo dục bảo vệ MT cho học sinh tiểu học.

Ngày 21/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố đã kí quyết định số 41/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, trong đó một trong bốn mục tiêu tổng quát là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội. Trên cơ sở này, chính quyền TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo ngành GD&ĐT


đưa nội dung GDMT địa phương vào kế hoạch dạy học thông qua hình thức khai thác các nội dung GDMT có sẵn trong sách giáo khoa; coi việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của đơn vị và là nội dung cơ bản của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (Võ Trung Minh, 2015).

Theo báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019 của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, các hoạt động trên chưa mang tính thường xuyên, liên tục, còn dừng lại ở việc phát động phong trào, mang tính hình thức. Tuy nhiên, vấn đề quản lí hoạt động GDMT ở các trường học nói chung, ở cấp tiểu học nói riêng, vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên liên tục và chưa có tác động mang tính bền vững trong việc hình thành văn hóa môi trường cho học sinh. Việc quản lí nội dung GDMT địa phương tuy đã có chủ trương nhưng chưa ban hành thành tài liệu cụ thể nên giáo viên lúng túng trong quá trình triển khai; Công tác tập huấn chuyên đề về giáo dục môi trường cho giáo viên chưa được chú trọng; Công tác chưa có sự chỉ đạo thống nhất nên mỗi trường tùy theo điều kiện của mình mà tự triển khai thực hiện; Công tác quản lí kiểm tra đánh giá chưa sát với thực tế GDMT cho HS, chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra cũng như tiêu chí cụ thể; Hiệu trưởng chưa chú ý phân bổ các nguồn lực cho HĐGDMT một cách thường xuyên, chỉ theo hoạt động chủ điểm; công tác phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường chưa phát huy được hết hiệu quả…Chính vì thế mà hoạt động GDMT và công tác quản lí GDMT cho học sinh tại trường học còn nhiều bất cập, hạn chế.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGDMT và thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, NCS xây dựng và đề xuất hệ thống các biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng.


Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPĐN trong những năm học qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế trong một số nội dung quản lí. Nếu hệ thống hóa được cơ sở lí luận về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học; Đánh giá đầy đủ, khoa học về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN thì người nghiên cứu có thể đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi nhằm cải tiến công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Đồng thời, nếu tổ chức thực nghiệm một số biện pháp quản lí đề xuất thì người nghiên cứu có thể đánh giá được hiệu quả tác động của biện pháp đến công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động GDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học.

Khảo sát và đánh giá thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

Thực nghiệm một biện pháp đề xuất trong hệ thống các biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng nhằm đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.

6. Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học cần thiết như thế nào?

- HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học bao gồm những nội dung nào?


- Thực trạng hoạt động GDMT và quản lí hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng hiện nay được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng?

- Những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng?

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tiếp cận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học như một hệ thống gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện hỗ trợ. Các thành tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau và được triển khai thực hiện theo hướng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. HĐGDMT là một HĐGD, có mối liên quan đến các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường. HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học có sự liên hệ phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học được chỉ đạo và phân cấp từ các cấp quản lí (Bộ, Sở, Phòng) đến nhà trường – là một nội dung quản lí trường tiểu học.

7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic

Tiếp cận quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học trong quá trình phát triển và xem xét mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp hiệu quả cho công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học.

7.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận quan điểm thực tiễn nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.


7.1.4. Tiếp cận theo các thành tố của hoạt động kết hợp với chức năng quản lí

Ngoài tiếp cận hệ thống, tiếp cận logic, tiếp cận thực tiễn như trình bày ở trên, luận án xác định và vận dụng cách tiếp cận quản lí theo các thành tố của hoạt động kết hợp với chức năng quản lí. Theo đó, nội dung quản lí các thành tố HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học được kết hợp với các chức năng quản lí để xác lập cơ sở lí luận quản lí cho vấn đề nghiên cứu.

7.2. Phương pháp cụ thể

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

+ Mục đích: tìm kiếm tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho công tác quản lí hoạt động GDMN cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

+ Cách thức thực hiện: Tìm đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các cơ sở lí luận có liên quan đến quản lí hoạt động giáo dục môi trường ở trường phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Quản lí hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp thực nghiệm.

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động GDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng; về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất; về tính hiệu quả đối với biện pháp thực nghiệm đề xuất.

+ Nội dung: Tìm hiểu, thu thập kết quả đánh giá của CBQL, GV, và các LLGD ngoài nhà trường về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng; tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết, khả thi đối với các biện pháp đề xuất; đánh giá tính hiệu quả việc thực nghiệm của biện pháp đề xuất.

+ Đối tượng:


Khảo sát thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP. Đà Nẵng (Điều tra ở 300 GV, CBQL giáo dục tại các trường tiểu học tại các địa bàn khác nhau của thành phố Đà Nẵng);

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất (Điều tra 157 CBQL, GV);

Khảo sát đánh giá tính hiệu quả của biện pháp 5 qua thực nghiệm (Điều tra 281 đối tượng là CBQL, GV, PHHS, HS và lãnh đạo địa phương trường TN).

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích: PPPV được sử dụng nhằm thu thập số liệu trong nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp, hỏi và trả lời về HĐGDMT, quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP. Đà Nẵng.

+ Nội dung: Tìm hiểu đánh giá chung về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng. Tìm hiểu các đề xuất về biện pháp nâng cao kết quả HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP. Đà Nẵng. Nội dung phỏng vấn xoay quanh một số vấn đề: bổ sung một số ý kiến trả lời trong phiếu điều tra, tìm hiểu thêm về công tác phối hợp, những kinh nghiệm, biện pháp GDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường TH.

+ Đối tượng: tiến hành phỏng vấn với CBQL cấp Phòng GD&ĐT, trường học, GV, PHHS, HS, các đơn vị liên quan trong công tác phối hợp với nhà trường trong quản lí HĐGDMT cho HS, nhằm tìm hiểu thêm một số thông tin về các vấn đề được điều tra, nghiên cứu.

+ Công cụ: Xây dựng bộ phiếu phỏng vấn dành riêng cho các đối tượng (HS, CBQL cấp phòng, HS, các LLGD ngoài nhà trường) – Phụ lục 2,3,4,5

7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

+ Mục đích: Thu thập các thông tin về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT tại các trường tiểu học, thành phố Đà Nẵng cùng với kết quả thu về được từ khảo sát.


+ Nội dung: Nghiên cứu kế hoạch HĐGDNGLL, kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường, hồ sơ sổ sách, giáo án của GV, kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS của 3 trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm

+ Mục đích: Phương pháp thực nghiệm nhằm thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. Phương pháp này nhằm xem xét hiệu quả của biện pháp đã đưa ra theo hướng tích cực hóa công tác quản lí hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học.

+ Nội dung: Tìm hiểu và thu thập kết quả trước và sau khi thực nghiệm biện pháp 5 trong năm học 2020 – 2021; xử lí kết quả thực nghiệm.

+ Mẫu thực nghiệm: CBQL, GV, PHHS và LLGD ngoài nhà trường tại 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố.

+ Công cụ: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát dùng riêng cho LLGD trong và ngoài nhà trường (Phụ lục 10,11)

7.2.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu

- Xử lí số liệu định lượng (số liệu điều tra bằng bảng hỏi): Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí các số liệu thu được từ PP điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp thống kê mô tả là chính, bao gồm xử lí số liệu, kiểm nghiệm 2 mẫu độc lập, 2 mẫu liên hệ, tính phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Từ đó, đánh giá về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng; đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất; đánh giá tính hiệu quả của biện pháp thực nghiệm.

- Xử lí số liệu định tính (Số liệu phỏng vấn): mã hóa các đối tượng được phỏng vấn, ghi chép lại nội dung phỏng vấn; đối chiếu nội dung phỏng vấn giữa các đối tượng trong nhóm, giữa các nhóm khác nhau để tìm ra điểm chung và điểm khác biệt ở từng nội dung phỏng vấn.

8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về chủ thể quản lí: Hiệu trưởng các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng


- Về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hoạt động GDMT và quản lí hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học.

- Về đối tượng điều tra, địa bàn điều tra thực trạng: CBQL, GV, NV, HS tại 8 trường tiểu học. Thời gian điều tra tháng 10, 11, 12 năm học 2019 - 2020.

- Về đối tượng và địa bàn thực nghiệm CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương của 3 trường tiểu học. Thời gian thực nghiệm: tháng 9 đến tháng 12 năm 2020.

9. Đóng góp của đề tài

9.1. Đóng góp về mặt lý luận

- Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống và xây dựng khung lí luận về hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học: Xây dựng được một số khái niệm Hoạt động GDMT và Quản lí HĐGDMT cho HS ; Chỉ ra được nội dung cấu thành HĐGDMT, theo đó xác lập được lí luận quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học với các nội dung quản lí mục tiêu, nội dung, hình thức – phương pháp, kiểm tra – đánh giá, công tác phối hợp, các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS; đồng thời, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học.

9.2. Đóng góp về thực tiễn

- Luận án đã đánh giá khách quan được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động GDMT và quản lí hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng trên cơ sở bám sát khung lí thuyết đã được xác lập. Từ đó, luận án phân tích điểm mạnh, điểm hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế.

Luận án đã đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng mang tính khoa học, khả thi, giải quyết được hạn chế của thực tiễn quản lí HĐGDMT cho HS và các yêu cầu quản lí HĐGDMT đang đặt ra.

Luận án cũng đã khẳng định và luận giải về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất cùng với việc triển khai thực nghiệm hiệu quả một biện pháp “Đẩy

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí