Sự Cần Thiết Hình Thành Tập Đoàn Tc–Nh Tại Tp. Hcm


CHƯƠNG 2

SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TC–NH TẠI TP. HCM

2.1.1. Khái quát quá trình phát triển hệ thống NHTM Việt Nam [27]

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - nay là NHNN Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặc lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm hình thành phát triển, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (NHNN Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay có thể chia thành hai thời kỳ:

- Thời kỳ trước đổi mới (1951 – 2/1988)

Trong thời kỳ này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp (one-tier system), trong đó NHNN đóng vai trò là một cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, là trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân. Do đó, toàn bộ hoạt động của NHNN được quyết định bởi chủ trương, chính sách và phương hướng theo kế hoạch nhà nước xây dựng hàng năm, hay còn gọi là cơ chế kế hoạch hóa tập trung.


- Thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống ngân hàng (1988 đến nay)

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển ngân hàng sang hoạt động kinh doanh, góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới ở dạng sơ khai của hệ thống ngân hàng hai cấp (two-tier system). Đây là khung pháp lý đầu tiên cho việc hình thành ngân hàng 2 cấp - một mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, NHNN có chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng; các TCTD trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn, cung ứng tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố hai pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính). Sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương. Các NHTM và TCTD thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. Hai pháp lệnh về ngân hàng đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống NHTM, mở đường cho quá trình phát triển các loại hình ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm NHTM NN, NHTM CP, NHLD giữa Việt Nam và nước ngoài, Chi nhánh NHNNg tại Việt Nam.

Năm 2000, chính phủ quyết định thành lập NHCSXH, cùng với Quỹ Hỗ trợ Phát triển (sau này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), đã tách chức năng cho vay các đối tượng chính sách ra khỏi NHTM NN, nhờ đó các NHTM này có điều kiện tập trung vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cơ chế thị trường.

Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 đã chọn hai NHTM NN thí điểm cổ phần hóa vào năm 2007 là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 26/9/2007, Chính


phủ đã ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng này đã trở thành NHTM NN đầu tiên được cổ phần hóa.

Xuất phát từ thực tiễn cũng như yêu cầu phải đưa hoạt động ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh về ngân hàng đã được tổng kết xây dựng lại và nâng lên thành hai luật (Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các TCTD số 02/1997/QH10), được Quốc hội thông qua ngày 25/12/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998, được sửa đổi trong các năm 2003; 2004. Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 7 đã thông qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật Các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10, Luật các TCTD số 02/1997/QH10.

Theo đó, hàng loạt các cơ chế, chính sách mới đã được ban hành, đảm bảo cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả, tạo thuận lợi cho các TCTD kinh doanh theo cơ chế thị trường và tiệm cận thông lệ quốc tế.

Ký hiệp định

thương mại VN-

Hoa kỳ 2001

Gia nhập WTO 2007

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

2001-2003

Tái cơ cấu 5 NHTM

NN, chấn chỉnh, cũng cố NHTM CP

Hình 2.1: Một số mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Ngân hàng VN



Tách NHTM

NN ra khỏi NHNN 1988



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng từ ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh - 10


Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997



1997

Ban hành 2 Luật ngân hàng



1999

thành lập Bảo hiểm tiền gửi



2010

Ban hành 2 luật ngân hàng mới




1990

Ban hành 2 pháp

lệnh ngân hàng

(Nguồn: tổng hợp của tác giả ) [28,31]


Theo báo cáo NHNN, đến cuối năm 2011 Việt Nam đã thiết lập được hệ thống các TCTD khá lớn mạnh về quy mô và đa dạng về sở hữu. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 Ngân hàng Phát triển, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 5 NHTM NN và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 35 NHTM CP, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 30 công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương với 936 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (bảng 2.1)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam đến 2011


Khối TCTD

Số

lượng

Vốn điều

lệ (%)

Tổng tài

sản (%)

Huy động

vốn (%)

Tổng dư

nợ (%)

Khối NHTM NN

5

30,19

39

43,6

51,3

Khối NHTM CP

35

52,73

45,2

47,1

34,8

Khối NH có yếu tố NN

10

9,23

12

7,6

8,6

Khối công ty tài chính, cho thuê tài chính

30

7,73

3,6

0,87

3,35

QTD ND TW,cơ sở

916

0,12

0,2

0,83

1,95

Toàn hệ thống


100

100

100

100

(Nguồn: Báo cáo NHNN Việt Nam - không tính Ngân hàng Chính sách Xã hội

Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) [28,31]

Trong 10 năm gần đây hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bật như sau:

Tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng bình quân năm khoảng 37% trong giai đoạn 2001 – 2010. Đến năm 2011 đạt mức hơn 4.713 nghìn tỉ đồng, tương đương 212,6% GDP. Tuy nhiên khối NHTM nhà nước mặc dù có quy mô lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây chậm hơn so với khối cổ phần. Cụ thể, thị phần khối nhà nước giảm từ 47,6% năm 2009 xuống 41,3% năm 2010 và đến hết 2011 chỉ còn khoảng 39%. Khối NHTM CP đang


thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu như các nhóm ngân hàng khác, năm 2011, tốc độ tăng trưởng khối này đạt mức 16,4% so với cuối 2010; thị phần năm 2009 là 41,2%, năm 2010 là 44,3% và cuối năm 2011 là 45,4%, trong khi thị phần khối ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh nước ngoài biến động quanh mức 12%.

Về vốn điều lệ, để củng cố năng lực tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các TCTD đã tích cực tăng nhanh vốn điều lệ. Tổng vốn điều lệ của các TCTD trong vòng 10 năm tăng hơn 20 lần, từ mức 17.220 tỉ đồng vào năm 2001 lên mức hơn 350.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011. Hệ số CAR của toàn hệ thống cuối năm 2011 đạt 11,92%, nếu tính chung thì đạt yêu cầu Basel 2 cũng như quy định NHNN hiện hành.

Sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD tập trung vào hai mảng truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng huy động vốn tăng nhanh từ mức

240.524 tỉ đồng năm 2001 lên 2,8 triệu tỉ đồng vào cuối năm 2011. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao, đạt trung bình 33%/năm giai đoạn 2005 – 2010 và 13% năm 2011. Tổng dư nợ cuối năm 2011 đạt 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu toàn hệ thống theo sổ sách là 3,3%, tương đượng 85 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên nếu phân loại tín dụng được thực hiện trung thực thì con số trên có thể chưa dừng ở đó, khả năng các tổ chức tín dụng đã áp dụng việc phân loại nợ chưa đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước rất cao.

Về độ sâu tài chính, tính chung cả hệ thống, độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỉ lệ tín dung/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh qua các năm, đạt lần lượt 120,2% và 120,5% vào cuối năm 2011. Riêng tỉ lệ M2/GDP tăng từ mức 58,1% năm 2001 lên mức 133% năm 2010 và 115 % vào năm 2011 theo ước tính. Điều này cho thấy mức cung tiền tăng khá nhanh trong nền kinh tế, tuy nhiên tăng trưởng GDP không theo kịp (xem bảng 2.2) chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chung của nền kinh tế chưa cao.


Bảng 2.2: Độ sâu tài chính giai đoạn 2005 -2011

Đơn vị tính: tỷ đồng



2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

GDP danh nghĩa

839.000

974.000

1.144.000

1.583.000

1.658.000

1.981.000

2.145.000

Tín dụng

553.000

694.000

1.069.000

1.340.000

1.845.000

2306.000

2.580.000

Tiền gửi

553.000

764.000

1.146.000

1.472.000

1.894.000

2.601.000

2.800.000

Tín dụng (%GDP)

66

71

93

84

111,2

116,4

102

Tiến gửi (% GDP)

67

78

100

93

114,2

131,2

130,5

M2 (% GDP)

82,3

94,7

117,9

109,2

126,2

133,8

115

(Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific, 2011) [17]

- Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ ngân hàng: công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các TCTD, góp phần làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng. Đến nay, phần lớn các NHTM đều có hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) - hệ thống quản lý thông tin tập trung của ngân hàng. Trên nền tảng hệ thống này, các ngân hàng đã phát triển rất nhiều sản phẩm dịch vụ ebanking nhiều tiện ích, đa dạng cho khách hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt.

Riêng việc sử dụng thẻ thanh toán thì thị trường thẻ Việt Nam có bước đột phá mạnh trong các năm gần đây. 5 triệu thẻ các loại, gần 3.000 máy ATM và khoảng 11.000 máy quẹt thẻ (POS). Đến cuối năm 2011, số lượng thẻ trên cả nước tăng lên hơn 42 triệu thẻ, trong đó khoảng 40 triệu thẻ ATM (chiếm hơn 93%). Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể với số lượng máy ATM đến cuối năm 2011 là

13.000 và gần 70.000 máy POS. Thực hiện thanh toán qua ba hệ thống chủ yếu của công ty cổ phần Chuyển mạch quốc gia (Banknetvn), công ty cổ phần dịch vụ Thẻ Smartline (Smartlink) và công ty cổ phần Thẻ thông minh (VNBC).


Một số nét chấm phá trên cho thấy những thành tựu đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 hay gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã cho thấy mức độ chống đỡ của các NHTM khá yếu, dễ bị chao đảo khi thị trường bất lợi. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hạn chế về vốn, về năng lực quản trị, về hoạch định chiến lược. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường liên thông thì các rủi ro chéo càng diễn ra nhiều hơn, cụ thể là hiện nay hoạt động NHTM bị ảnh hưởng rủi ro chéo từ sự suy giảm của thị trường chứng khoán, bất động sản rất nặng nề. Đó là hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng giai đoạn 2005 - 2010 vào chứng khoán, bất động sản, vào các khoản đầu tư, các khoản cấp tín dụng thiếu minh bạch… dẫn đến một số NHTM CP rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, nợ xấu tăng nhanh buộc phải nhận sự can thiệp từ NHNN hoặc tự nguyện sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng cao không có khả năng thu hồi, theo ước tính khách quan của các tổ chức độc lập thì đến cuối năm 2011 khoảng 11% trên tổng dư nợ, trong đó nhiều nhất từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và khách hàng là “sân sau” của ngân hàng. Theo NHNN đến cuối năm 2011 có 14 NHTM CP bị mất khả năng thanh toán, tức là khoảng 1/3 số lượng NHTM CP đối mặt nguy cơ sáp nhập hoặc giải thể.

Bên cạnh đó với hội nhập tài chính thế giới, các tổ chức tiền tệ quốc tế thúc ép hệ thống ngân hàng Việt Nam phải minh bạch thông tin, xử lý các khoản nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động, thực thi các chuẩn mực quốc tế về kế toán tài chính... buộc ngân hàng phải tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, sàng lọc loại bỏ các tổ chức yếu kém, củng cố năng lực hoạt động. Nếu xét trên bình diện vĩ mô lẫn vi mô trong từng NHTM thì có thể xem thời điểm hiện nay thật chín muồi để tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hình thành nên những tập đoàn tài chính ngân hàng lớn để làm chổ dựa vững chắc cho các chủ thể kinh tế trong nước đang gặp khủng hoảng do lạm phát, do sức “cầu” của nền kinh tế suy giảm; đồng thời đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.


2.1.2. Tình hình phát triển một số NHTM CP tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau năm 1975 hệ thống các ngân hàng trên địa bàn đều là những chi nhánh của NHTM NN hoạt động 1 cấp và các quỹ tín dụng nhân dân. Gần 10 năm sau đó là sự ra đời của các hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên tồn tại không bao lâu thì các hợp tác xã tín dụng này lại gây nên nợ nần đổ vỡ chồng chất do mất khả năng thanh khoản, mà nguyên nhân là xuất phát từ tình trạng huy động với lãi suất cao, cho vay thiếu đảm bảo, không chặt chẽ, không thu hồi được vốn và nhất là thiếu khả năng và kinh nghiệm quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng. Sự đổ vỡ của hệ thống hợp tác xã tín dụng đã gây biến động lớn đến đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn.

Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của các hợp tác xã tín dụng đó, thành phố Hồ Chí Minh đã sớm chấn chỉnh thị trường tài chính – tiền tệ để ổn định kinh tế xã hội theo hướng đi mới dựa trên pháp lệnh ngân hàng vừa được ban hành. Cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh dạn xử lý dứt điểm các hợp tác xã tín dụng yếu kém, đổ vỡ trên bằng cách giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất để hình thành các NHTM CP đầu tiên trên cả nước. Có những hợp tác xã tín dụng bắt buộc phải giải thể toàn bộ và chuyển sang các cơ quan pháp luật xử lý theo thẫm quyền, nhưng cũng có những hợp tác xã tín dụng tốt được giữ lại để hợp nhất thành các NHTM CP như các hợp tác xã tín dụng Lữ Gia, hợp tác xã tín dụng Thành Công, hợp tác xã tín dụng Tân Bình.

Với chủ trương chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống hai cấp của chính phủ vào giữa năm 1988 và việc thiết lập nhiều định chế tài chính trung gian bên cạnh NHTM như công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, cùng tham gia hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng trên địa bàn thời kỳ này rất cao, bình quân 16%/ năm. Đây là xu hướng tích cực trong sự chuyển dịch cơ cấu nội tại của khu vực dịch vụ nhằm phát triển các ngành kinh tế và nâng cao đời sống xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022