Gdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Giai Đoạn 1994-2005 (Theo Giá


2.2.1. Điều kiện kinh tế

Giai đoạn từ năm 1996, khi Bảo Việt triển khai sản phẩm BHNT đầu tiên, đến nay là giai đoạn mà tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển và ổn định sau những năm đầu mở cửa và cải cách, nền kinh tế đã đạt được các chỉ tiêu phát triển đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, nhưng không vượt quá hai con số, vì vậy không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến đời sống dân cư và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là những điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thị trường BHNT trong giai đoạn này cũng như những năm về sau. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng có thể kể đến đó là:

2.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP trong giai đoạn này có sự tăng trưởng mạnh. Số liệu bảng 2.1 cho thấy, nếu như năm 1995 GDP của Việt Nam là 195.567 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2005 con số này đạt 392.260 nghìn tỷ đồng. So với năm 2004, GDP năm 2005 tăng 8,4%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất kể từ năm 1997.

Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1994-2005 (Theo giá

so sánh năm 1994) [23]


Năm

1995

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

GDP (nghìn tỷ đồng)

195,57

256,27

273,67

292,54

313,14

335,99

361,86

392,26

Tốc độ tăng (%)

9,5

4,8

6,8

6,9

7,1

7,3

7,7

8,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 7

2.2.1.2. Thu nhập dân cư

Thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư đều được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Dựa vào bảng số liệu 2.2 cho thấy, nếu năm 1999, thu nhập bình quân năm tính trên mỗi đầu người là 5.221.000 đồng, đến năm 2005 con số này là 10.080.000 đồng. Mức tăng thu nhập dân cư bình quân giai đoạn 1999-2005 là 15,5%.


Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 1999-2005 (Theo giá thực tế) [27]


Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

GDP (nghìn tỷ đồng)

399,94

441,64

481,29

535,67

605,58

652,21

837,86

Dân số(triệu người)

76,597

77,635

78,686

79,727

80,902

82,000

83,119

Thu nhập bình quân

đầu người/năm (1000đ)

5.221

5.688

6.116

6.718

7.485

7.953

10.080

Mức sống nâng cao đã giúp cho người dân Việt Nam bắt đầu có tích lũy và sử dụng tiền tích lũy tái đầu tư trở lại nền kinh tế. Trong đó BHNT là một trong những kênh người dân có thể lựa chọn để đầu tư. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng cho sự phát triển của BHNT.

2.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội

2.2.2.1. Dân số

Là một trong số những quốc gia có dân số đông trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về BHNT. Mặc dù trong những năm gần đây dân số nước ta tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đã được kiểm soát, luôn thấp hơn 1,5% (bảng 2.3). Đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam đạt 83,119 triệu người. Hiện nay, nước ta là một trong những nước đông dân trên thế giới: Dân số Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam á, đứng thứ 7 Châu á, và đứng thứ 12 thế giới. Thế nhưng số người tham gia BHNT mới khoảng hơn một triệu người, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì còn rất ít.

Bảng 2.3: Dân số và tăng trưởng dân số [27]


Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Dân số (Triệu người)

76,597

77,635

78,686

79,727

80,902

82,000

83,119

Tốc độ tăng (%)

1,51

1,36

1,35

1,32

1,47

1,01

1,33

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải

thiện, tuổi thọ do đó tăng lên, đến nay tuổi thọ bình quân của Việt Nam đã đạt


mức trung bình của thế giới (khoảng 70 tuổi). Đây là những điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia của người mua sản phẩm BHNT. Đặc biệt các sản phẩm bảo hiểm tích lũy tử kỳ, niên kim nhân thọ sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng.

2.2.2.2. Giáo dục

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giáo dục trong những năm vừa qua. Số lượng học sinh đi học phổ thông niên học 2002- 2003 tăng gần 1,5 lần so với niên học 1986 - 1987. Khối trung học chuyên nghiệp tăng hơn 2,6 lần, khối cao đẳng và đại học tăng 12,4 lần. Về cơ bản đến nay Việt Nam đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học và đang từng bước nâng cao trình độ dân trí. Thực tế này cho thấy truyền thống hiếu học của dân tộc ta và cũng cho thấy tiềm năng của BHNT trong những năm tới đối với các sản phẩm bảo hiểm giáo dục như An sinh giáo dục.

2.2.2.3. Văn hóa

Việt Nam là một nước ở phương Đông, chịu ảnh hưởng to lớn của Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam hết sức coi trọng. Với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, chia sẻ ngọt bùi, mỗi người dân Việt Nam luôn sẵn lòng chia sẻ những khó khăn mà đồng bào phải gánh chịu. Có thể nét đặc trưng văn hóa này sẽ tạo nên một thị trường BHNT hết sức hấp dẫn ở Việt Nam, bởi vì BHNT là sự biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương bao la đối với người thân và gia đình. Hơn nữa, người Việt Nam còn có nét đặc trưng về tính cách đó là tiết kiệm, “lo xa” về bảo đảm cuộc sống cho mình và cho người thân trong tương lai. Trong khi đó, BHNT là một công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề này.

2.2.3. Công nghệ thông tin

Thế kỷ XX có thể nói là thể kỷ của khoa học kỹ thuật, với sự ra đời của hàng loạt các phát minh sáng chế, làm cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật có những bước phát triển nhảy vọt. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các nền kinh tế của các quốc gia phát triển với một tốc độ nhanh chưa


từng có. Khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế. ở Việt Nam nhờ tăng cường đầu tư hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ mà lĩnh vực này đã hoạt đạt được những bước phát triển nhất định trong thời gian qua. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, cáp quang, kỹ thuật khai thác và xử lý thông tin…Hệ thống thông tin quốc gia Việt Nam ngày nay đã đủ mạnh để hòa nhập vào mạng lưới viễn thông khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trình độ công nghệ thông tin Việt Nam đã bước đầu phát triển sang các lĩnh vực in ấn, thông tin, Internet, thương mại điện tử và công nghệ phần mềm…

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các DNBH:

- Vi tính hóa quá trình dịch vụ và giảm bớt tính cồng kềnh của cơ cấu tổ chức tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm theo mô hình “doanh nghiệp thông tin”, đa dạng hóa kênh phân phối và hình thức dịch vụ, tạo ra cơ sở chung phục vụ nhu cầu lưu trữ tra cứu và phân tích, từ đó cho phép thay đổi mô hình tổ chức theo hướng gọn nhẹ chuyên môn hóa cao.

- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường dịch vụ khách hàng bằng các dịch vụ phụ trợ kỹ thuật cao, phục vụ khách hàng nhanh chóng, thường xuyên.

- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm cá nhân hóa các dịch vụ bảo hiểm qua Internet đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Phát triển của công nghệ thông tin ảnh hưởng tới tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm và cách thức trao đổi thông tin. Do hệ thống thông tin hỗ trợ các quá trình trao đổi thông tin đa chiều các bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm và với khách hàng qua hệ thống mạng nên các khái niệm về không gian (như khoảng cách giữa các phòng ban), thời gian trong trao đổi thông tin bị xóa nhòa. Điều này dẫn tới việc thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm và cách thức mà doanh nghiệp quan hệ với khách hàng. Như vậy thay cho việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập nhiều công ty chi nhánh


để mở rộng hệ thống phân phối trên các địa bàn với cơ cấu tổ chức cồng kềnh thì với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần thành lập các bộ phận chuyên quản lý để bán sản phẩm và phụ vụ khách hàng. Các hoạt động hạch toán kế toán quản lý hợp đồng… được thực hiện tập trung. Mô hình quản lý này sẽ giảm thiểu hoạt động trùng lặp, tăng cường chuyên môn hóa, tăng cường chỉ đạo theo định hướng chiến lược phát triển và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Nhờ vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi mô hình nhiều cấp sang mô hình ít cấp hoặc mô hình sao với sự trao đổi thông tin đa chiều giữa các bộ phận. Điều này góp phần giảm bớt các cấp quản lý trung gian vốn chỉ thực hiện chức năng tổng hợp báo cáo thông tin trình lãnh đạo ra quyết định.

Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, tin học cũng gây biến đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin và đòi hỏi được cung cấp dịch vụ qua các phương tiện thông tin hiện đại như qua Internet, qua điện thoại, email; được cung cấp dịch vụ tài chính tổng hợp như bảo hiểm- đầu tư- thanh toán… Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm triệt để ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu mới khách hàng thực hiện cạnh tranh.

2.2.4. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu để phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Việc mở cửa nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm và BHNT. Sự tham gia vào thị trường BHNT Việt Nam của các doanh nghiệp BHNT nước ngoài lớn, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh doanh BHNT như AIA, Prudential..., đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của thị trường BHNT Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát triển.


Mở cửa và hội nhập cũng đang góp phần tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người dân Việt Nam. Thay vào việc trông chờ bao cấp của Nhà nước, người dân phải học cách tự lo cho mình, và du nhập tập quán tham gia bảo hiểm là một cách nghĩ tích cực.

2.2.5. Môi trường pháp lý

Trong suốt thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1993, Nhà nước thực hiện độc quyền về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm. Do hoạt động trong điều kiện bao cấp nên vai trò của bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế. Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng.

Mục tiêu quan trọng của Nhà nước khi ban hành Nghị định 100/CP năm 1993 đó là: Tạo ra một thị trường bảo hiểm thực sự ở Việt Nam, xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh, phù hợp với chủ trương chung là phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo hiểm phát sinh, đặc biệt khi xóa bỏ cơ chế bao cấp của Nhà nước.

Xuất phát từ các mục tiêu trên, hai nội dung quan trọng của Nghị định 100/CP năm 1993 cần được nhắc tới, đó là: Thứ nhất, cho phép thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm khác được kinh doanh trên thị trường bên cạnh Bảo Việt; và thứ hai, Bộ Tài chính là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã thành lập Phòng quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, trực thuộc Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính với các chức năng:


- Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

- Quản lý tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm

- Chủ quản các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước

Sau khi ban hành Nghị định 100/CP, tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì thị trường phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngày 9/12/2000 Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.

Trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, ngày 1/8/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, và ngày 28/8/2001 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 72/2001/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2001/NĐ-CP.

Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam cần được kể tới đó là năm 2003, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" với các mục tiêu: “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”.

Nhìn chung cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy được những tác dụng tích cực của nó. Hệ thống các văn bản pháp quy này đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và


là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trường bảo hiểm phát triển an toàn hiệu quả. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước cũng được đổi mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện thực thi pháp luật. Việc giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Năng lực tổ chức, cán bộ và bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đã được củng cố, nâng cao, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài và lành mạnh của thị trường.

2.3. thực trạng hoạt động của thị trường BHNT ở Việt Nam

2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển

Trong những năm qua, thị trường BHNT Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô như: tăng số lượng các công ty bảo hiểm, tăng doanh thu phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm.

2.3.1.1. Số lượng các công ty bảo hiểm nhân thọ

Kể từ năm 1996, khi Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, cho đến nay trên thị trường đã có tất cả 8 công ty BHNT (Bảng 2.4). Đặc biệt, trừ Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các công ty còn lại đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhận thấy BHNT là một lĩnh vực mới mẻ và có kỹ thuật bảo hiểm phức tạp, Chính phủ sớm có định hướng nhanh chóng mở cửa thị trường BHNT. Trên cơ sở Điều 2, mục 1 và 3 của Nghị định 100/CP về việc cho phép thành lập công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, năm 1999 có tới 3 công ty BHNT nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đó là: Công ty TNHH BHNT Manulife (Việt Nam), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG, Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam. Năm 2000, một

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí