Lịch Sử Phát Triển Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Ngày 5/7/2003, tại phiên họp thường niên lần thứ 27 diễn ra ở thủ đô Paris nước Cộng hoà Pháp, UNESCO đã chính thức công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng"Di sản Thiên nhiên Thế giới".

Bảng 1: Tổ chức bộ máy BQL VQG Phong Nha-Kẻ Bàng


Trình độ

TT Bộ phận Tổng

Trên

Đại học,

Trung



Đại học

Cao đẵng

học


1

Lãnh đạo

3

2

1

0

0

2

Phòng Tổ chức Hành chính

17

1

10

1

5

3

Phòng Kế hoạch Tài chính

6


6

0

0

4

Trung tâm nghiên cứu KH và CH

25


19

5

1

5

Trung tâm du lịch VH-ST

139

1

62

35

41

6

Hạt Kiểm lâm

96


16

74

6



286

4

114

115

53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 5

Khác


Nguồn: BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, 2008

2.1.2.2. Lịch sử phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Có thể khái quát quá trình hình thành tổ chức bộ máy và hoạt động du lịch

tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng theo các giai đoạn như sau .

Trước năm 1995: Động Phong Nha đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng từ năm 1920 - 1930, Thời Pháp thuộc, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã bắt đầu tổ chức du lịch đến Phong Nha, hoạt động này do tổ chức du lịch thuộc địa tại Đông Dương thực hiện. Năm 1937, Phòng Du lịch của toà Khâm sứ Pháp đặt tại Huế đã cho xuất bản một tờ gấp giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình, trong đó có động Phong Nha và tuyến du lịch này đã được xếp vào hàng thứ hai ở Đông Dương.

Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, các hoạt động du lịch ở đây bị ngưng trệ. Những năm chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ, động Phong Nha được sử dụng làm nơi trú ẩn Phà và Ca nô của bến phà Xuân Sơn. Đây là một trong những trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất.

Năm 1989, Quảng Bình trở lại địa giới cũ và kể từ đó hoạt động du lịch của tỉnh bắt đầu có những khởi sắc, du khách đến với Quảng Bình bắt đầu tăng lên đáng kể, đặc biệt là du khách đến tham quan động Phong Nha ngày càng tăng lên nhanh chóng, việc đón tiếp và phục vụ khách tham quan động Phong Nha do UBND xã Sơn Trạch quản lý.

Thời gian từ năm 1995 đến năm 2001: Để đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, tháng 3 năm 1995 Ban Quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập, đơn vị này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống di tích danh thắng trong toàn tỉnh, ngoài ra còn được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động Phong Nha.

Thời kỳ này, tham gia các hoạt động du lịch ở đây còn có Công ty Du lịch tỉnh Quảng Bình, đơn vị có nhiệm vụ kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm và nhà nghỉ. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Từ năm 2001 đến năm 2003: Tháng 4 năm 2001, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định sáp nhập bộ phận đón tiếp hướng dẫn của Ban quản lý di tích danh thắng Tỉnh với bộ phận kinh doanh nhà nghỉ, ăn uống của Công ty du lịch thành Trung tâm du lịch Phong Nha, đơn vị này đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ bán vé tham quan, hướng dẫn, điều hành thuyền vận chuyển, kinh doanh ăn uống, nhà nghỉ, hàng lưu niệm bãi đỗ xe, các địa điểm bán hàng vv...

Từ năm 2003 đến nay: Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, để thống nhất về mặt quản lý, ngày 28/11/2003 UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức lại bộ máy, sáp nhập Trung tâm du lịch Phong Nha thuộc Công ty Du lịch Quảng Bình vào Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Kể từ thời điểm này các hoạt động du lịch tại đây do Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng quản lý, trực tiếp là Trung tâm Du lịch VHST, đơn vị trực thuộc BQL Vườn.

2.1.2.3. Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST

* Tổ chức bộ máy Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái

Tổ chức bộ máy Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái gồm có:

- Ban lãnh đạo: Giám đốc và 2 phó Giám đốc

- Phòng Hành chính - tổng hợp: 32 cán bộ

- Phòng Quản lý hang động: 65 cán bộ

- Phòng Nghiên cứu hướng dẫn: 39 cán bộ

* Cơ cấu trình độ cán bộ

Bảng 2: Cơ cấu trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST

ĐVT: người


Chuyên ngành Tổng Trên

Đại

Cao

Trung



ĐH

học

đẳng

cấp

cấp

Xã hội nhân văn

43

1

42




Du lịch

10

0

1

1

8


Ngoại ngữ

8


6

2



Kinh tế - kế toán

10


6


4


Lâm nghiệp

15




9

6

Khác

53



4

14

35

Cộng

139

1

55

7

35

41

Tỷ lệ (%)


0,1

41

0,5

27,4

31

Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2008


Nhìn chung, lực lượng lao động của Trung tâm Du lịch VHST được đào tạo cơ bản. Số liệu Bảng 2 cho biết, trong 139 cán bộ của Trung tâm du lịch VHST có khoảng 41% là trình độ Đại học và Cao đẵng, số còn lại có trình độ trung cấp và sơ cấp. Trong đó, 10 cán bộ chuyên ngành kinh tế (6 đại học và 4 trung cấp); 43 cán bộ chuyên ngành xã hội nhân văn (1 cao học và 42 đại học, điều đáng quan tâm là trong số lao động này chỉ có 10 cán bộ được đào tạo chuyên ngành du lịch, gồm 1 đại học, 1 cao đẵng và 8 trung cấp); 8 cán bộ chuyên ngành ngoại ngữ (6 đại học và 2 cao đẵng).

2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI

2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa sinh thái của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

* Tài nguyên về hang động

Sau gần 20 năm hợp tác thám hiểm và nghiên cứu hang động giữa Hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh và Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến nay đoàn thám hiểm đã phát hiện và đo vẽ tổng chiều dài đạt trên 130km với gần 50 hang động. Các hang động ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được chia thành 3 hệ thống: Hệ thống hang Hang Vòm, Hệ thống hang Phong Nha và hệ thống hang Rục Mòn.

+ Hệ thống Hang Vòm. Có quy mô đáng kể và được bắt nguồn từ hang Rục Kà Roòng nằm ở độ cao khoảng 360m so với mực nước biển chảy về phía hạ lưu lúc thì ẩn mình trong các hang, lúc lại xuất hiện trên những đoạn thung lũng hẹp và sâu để cuối cùng đổ về sông Chày ở cửa hang Vòm. Cả hai hệ thống sông ngầm Phong Nha và hang Vòm hợp với nhau đổ về sông Son, rồi ra sông Gianh và cuối cùng chảy ra biển, tổng chiều dài hệ thống hang Vòm là 31.277 m (bảng phụ lục 7). Đặc biệt, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiến hành khảo sát, phát hiện thêm 20 hang động tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, trong đó có hang Sơn Đòong bước đầu đã khảo sát được 6.500m, cao 150 m, rộng 140 m, các nhà thám hiểm nhận định rằng đây có thể là hang động lớn và rộng nhất Thế giới tại thời điểm hiện nay.

+ Hệ thống Hang Rục Mòn. Nằm trên địa phận huyện Minh Hoá và có quy mô nhỏ hơn bao gồm 14 hang động. Tuy nhiên, ở đây cũng có một số hang động có quy mô như hang Rục Mòn có chiều dài (đã được đo vẽ) 2.863m, độ sâu 49m; hang Tiên với chiều dài 2.500m, độ sâu 51m và còn có rất nhiều hang chưa được khảo sát (xem bảng phụ lục 9) [13].

+ Hệ thống Hang Phong Nha. Bắt nguồn từ phía Nam của khối núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống hang này là hang Khe Ry và hang én nằm ở độ cao trên mực nước biển khoảng 300m, còn độ cao tương đối là 20 mét. Các cửa hang của

hệ thống này nhìn chung đều rộng và cao (Hang Én có hai cửa vào, trong đó cửa vào ở phía trên có chiều cao 70m và rộng 100m). Các cửa hang này là nơi thường có các dòng suối đổ vào và được bắt nguồn từ khu vực địa hình phát triển trên đá phi karst. Tổng chiều dài hệ thống hang Phong Nha là 44.391 m (xem phụ lục 8).

* Địa mạo, địa chất

- Địa hình VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một vùng núi đá vôi (karst) chiếm hầu hết diện tích. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục, rộng lớn nhất của Việt Nam, phạm vi trải rộng sang Lào, với diện tích gần 200.000 ha. Nếu tính toàn bộ khối núi đá vôi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây là một trong những khối núi đá vôi rộng lớn nhất hành tinh.

Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ Trias đến nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực:

1- Địa hình phi Karst: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm.

2- Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẻ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa

hình lục nguyên.

3- Địa hình Karst đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm khoảng 2/3 diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tạo nên một hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G. 1966).

- Cấu trúc địa chất thể hiện tính đa dạng và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ Trái Đất: có đầy đủ các giai đoạn phát triển chính (từ kỷ Ordovic) đến nay, trải qua 5 chu kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hoá địa chất của thế giới.

Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463.9 - 430 triệu năm); Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386 - 362,5 triệu năm); Giai đoạn Carbon - Permi (362,5 - 245 triệu năm); Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta); Giai đoạn Kainozoi.

* Tiềm năng đa dạng sinh học

+ Thảm thực vật rừng. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Landsat (2004) và điều

tra thực địa năm 2007 cho thấy toàn khu vực được che phủ bởi 93,57% diện tích

rừng kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 83,74% tổng diện tích VQG PN-KB [14]. Thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm có 11 kiểu chủ yếu (xem phụ lục 10).

+ Hệ thực vật. Kết quả bước đầu của các cuộc khảo sát hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã thống kê được 193 họ, 906 chi, 2.651 loài thực (xem phụ lục 11). Trong đó có 419 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt ở vùng này có 1 chi đặc hữu đơn loài (Oligoceras) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài (Oligoceras eberhardtii). Riêng họ Lan, các chuyên gia nghiên cứu đã xác định được tên 28 loài Lan đặc hữu của Việt Nam (Averyanov và các cộng sự). Đặc biệt, ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vừa mới phát hiện một loài thực vật quý hiếm đó là loài Bách Xanh trên núi đá vôi, bước đầu khảo sát, đánh giá cho biết trữ lượng phân bố khoảng 2.400 ha [1].

Trong khu vực có tới 116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt

Nam phần thực vật (1996) và danh mục đỏ IUCN (2006).

+ Hệ Động vật. Những kết quả khảo sát của các nhà khoa học từ năm 1991 đến nay đó thống kê được 735 loài động vật có xương sống, 132 loài Thú, 338 loài Chim, 96 loài Bò Sát, 45 loài Lưỡng thể, 124 loài Cá nước ngọt (xem phụ lục 13).

Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Phong Nha - Kẻ Bàng khá cao, tới 41 loài, yếu tố đặc hữu Trường Sơn 40 loài, yếu tố đặc hữu Việt Nam 30 loài (xem phụ lục 14) [2]. Đặc biệt, vừa qua tổ chức FFI phối hợp VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiến hành khảo sát phát hiện 37 đàn Vượn Ski với 113 cá thể phân bố tại Vùng Ubò. Theo đánh giá ban đầu, đây có thể là quần thể Vượn Ski lớn nhất Thế giới.

Trong số các loài đã thống kê, có 91 loài đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1994), 72 loài cần được ưu tiên bảo vệ mức độ toàn cầu và đã ghi trong Sách đỏ các loài động vật có nguy cơ bị đe doạ của IUCN, 1997 (xem phụ lục 15).

+ Cảnh quan thiên nhiên

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000m, đỉnh Co Rilata 1.128m, Co Pru 1.213m, Phu Tạo 1.174m. Xen giữa các đỉnh cao trên 1.000m là các đỉnh cao từ 800 đến 1.000m cũng là tiêu điểm cho du lịch sinh thái và

mạo hiểm như các đỉnh Phu Sinh 902m, Núi Ma Ma 835m, Phu On Boi 933m... Đặc biệt là đỉnh núi U Bò cao 1.009m, từ đây mọi người có thể phòng tầm mắt quan sát toàn cảnh thành phố Đồng Hới, bãi biển Nhật Lệ vv. Ở đây không khí rất trong lành, nhiệt độ quanh năm vào khoảng 16 đến 25 độ tương tự khí hậu ở Đà Lạt, rất thuận lợi để xây dựng điểm du lịch sinh thái hấp dẫn về mùa hè.

Ngoài ra, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có hàng trăm thung lũng núi đá kín. Tiếng địa phương gọi những thung lũng kín này là Hung. Có những thung lũng cảnh quan thiên nhiên rất đẹp để phát triển du lịch sinh thái như là Thung lũng Sinh tồn, Thung lũng Phong Nha, Thung lũng Đòong [13]. Một số cảnh quan thiên nhiên rất có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn như: Hồ Bồng lai Tiên cảnh, Sông Chày, Thác gió, Rừng Gáo, Suối nước Mọoc vv…

* Các giá trị về lịch sử - văn hoá, dân tộc

+ Bản sắc văn hoá dân tộc

Nếu tính cả vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay trong khu vực này chủ yếu có các tộc người Chứt, Bru-Vân Kiều và một số ít người Việt cổ sinh sống. Dân tộc "Chứt" bao gồm các nhóm: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng với khoảng 3.500 người, phân bố ở 6 xã thuộc 2 huyện Minh Hoá và Bố Trạch. Dân tộc Bru-Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì và Sộ; phân bổ chủ yếu ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch (huyện Bố Trạch) và Dân Hoá (huyện Minh Hoá).

Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, đồng bào dân tộc ít người ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần rất đặc sắc, mang đậm đà sắc thái riêng của mình. Một số lễ hội và nghệ thuật đặc sắc của dân cư vùng đệm và vùng lõi như Lễ hội đập trống) của dân tộc Ma Coong xã Thượng Trạch (15.1 âm lịch, Lễ hội lấp Lỗ, Lễ hội Đâm Trâu, Lễ hội Cầu mùa, nghệ thuật Hát Bội (Tuồng) của xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch vv…[8].

+ Giá trị lịch sử. Các di tích lịch sử tiêu biểu cho các thời kỳ bao gồm:

Thời kỳ tiền sử: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ, các bằng chứng về về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các Đầu Rìu thuộc thời kỳ thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khoa học Pháp và

Việt Nam tìm thấy trong các hang động. Năm 1924, Giáo sĩ truyền đạo người Pháp Lesopold Cadiere đã khảo sát và nghiên cứu văn hóa và phong tục, tập quán của người dân bản địa trong vùng thung lũng song Son đã khẳng định: “… Những gì còn lại của nó đều rất quý đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học…”.

Các di tích Chăm Pa: Đầu thế kỷ 20, các nhà hám hiểm hang động và các học giã Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây có một số di tích Chăm và Việt Cổ như bàn thờ Chăm, chữ Chăm khắc trên vách đá. Năm 1995, Viện khảo cổ học Việt Nam đã có chuyến khảo sát và kết luận tại hang Bi kí động Phong Nha có dấu tích cho thấy đây có thể là một thánh đường của người Chăm từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI.

Di tích Phong trào Cần Vương: Sau khi Kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết xuất bôn rước vua Hàm Nghi chạy lên miền núi phía Tây Quảng Bình ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân ra sức phò vua, cứu nước. Căn cứ của vua Hàm Nghi được đặt tại Hóa Sơn, Hóa Tiến thuộc huyện Minh Hoá.

Di tích lịch sử đường HCM: Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn HCM qua Quảng Bình là nơi bị đánh phá ác liệt nhất và cũng là nơi ghi nhận những chiến công hiển hách nhất của dân tộc ta. Hệ thống di tích lịch lịch sử đường mòn HCM đã được Bộ Văn hoá -Thông tin ra quyết định công nhận nằm trong địa phận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm có:

- Khu di tích Xuân Sơn với bến phà Xuân Sơn, bến Phà Nguyễn Văn Trổi, động Phong Nha.

- Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng với các trọng điểm đã đi vào lịch sử như Trạ Ang, Hang 7 tầng, Hang chỉ huy, Cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La nhích.

- Đặc biệt là di tích Đền tưởng niệm TNXP tại Hang Tám Cô km 16 đường 20

Quyết thắng.

Với những giá trị ngoại hạng về địa mạo địa chất và hệ thống hang động đặc sắc, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí “Địa mạo địa chất” tháng 7/2003. Bên cạnh những giá trị đó, tính phong phú và đặc hữu về đa dạng sinh học của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cũng đang được Chính phủ Việt Nam trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 27/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí