Đánh Giá Thực Trạng Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Của Việc Gdkns


* Nhận thức về tầm quan trọng của việc GD KNS cho HS

Bảng 2.1. Đánh giá thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

HS

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS

3,12

0,43

3,01

0,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 9

Ghi chú : Điểm trung bình (ĐTB), Độ lệch chuẩn (ĐLC), Thứ bậc (TB)

Tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS trong các trường THPT được thể hiện qua việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, GDKNS còn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục, cũng như góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

Cả 2 đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát đều đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít. Phần lớn đều cho rằng việc GDKNS cho HS ở mức “quan trọng” trở lên. (ĐTB= 3,12; ĐLC

= 0,43 và ĐTB= 3,01; ĐLC = 0,61)

Khi được chúng tôi hỏi về vai trò của GDKNS cho HS trong xã hội hiện nay, một CB đoàn trường THPT Nguyễn Văn Thiệt cho rằng: “KNS không thể thiếu để các em HS bước vào đời, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người hiện nay. Vì vậy việc GDKNS cho HS là hết sức quan trọng”. Việc các đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS THPT là điều kiện thuận lợi cho việc GDKNS.

* Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GD KNS cho HS

Để khảo sát thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng


nội dung cụ thể của GDKNS, chúng tôi đưa ra 4 nhận định tích cực (Bảng 2.2.).

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

HS

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

1

Giáo dục KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội

2,97

0,66

3

2,71

0,82

4

2

Giáo dục KNS là yêu cầu cần thiết đối với thế hệ trẻ

3,01

0,55

1

2,81

0,77

3

3

Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu

cầu đổi mới giáo dục phổ thông

2,95

0,53

4

2,88

0,60

1

4

Giáo dục KNS là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới

3,00

0,65

2

2,83

0,71

2

Chung

2,98

0,59


2,81

0,73


Kết quả khảo sát ở Bảng 2.2. cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đều đồng tình khá cao với các nhận định (ĐTB chung = 2,98; ĐLC = 0,59 và ĐTB chung = 2,81; ĐLC = 0,73).

Trong đó, Nhận định 2 được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức cao nhất (ĐTB = 3,01; ĐLC = 0,55). Nhận định 3 được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức thấp nhất (ĐTB = 2,95; ĐLC = 0,53).

Nhận định 3 được HS đánh giá ở mức cao nhất (ĐTB = 2,88; ĐLC = 0,60). Nhận định 1 được HS đánh giá ở mức thấp nhất (ĐTB = 2,71; ĐLC = 0,82).

Mặc dù đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít và ĐTB của các nội dung ở Bảng 2.2 cũng khá cao nhưng khi phân tích tỷ lệ phần trăm CBQL, GV, CB Đoàn và HS lựa chọn các mức từ 1 đến 4 ở Biểu đồ 2.2 chúng tôi nhận thấy các nhận định tích cực mà chúng tôi đưa ra chưa nhận được sự đồng ý cao của các đối tượng được khảo


sát. Thể hiện qua việc có đến 15,5% CBQL, GV, CB đoàn, hội và 38,1% HS chọn mức “Lưỡng lự”, “Không đồng ý” ở Nhận định 1 (GDKNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội); có 8,5 % CBQL, GV, CB đoàn, hội và 27,7% HS chọn mức “Lưỡng lự”, “Không đồng ý” ở Nhận định 2 (Giáo dục KNS là yêu cầu cần thiết đối với thế hệ trẻ); có 10,1% CBQL, GV, CB đoàn, hội và 15,3% HS chọn mức “Lưỡng lự”, “Không đồng ý” ở Nhận định 3 (Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông); có 11,7% CBQL, GV, CB đoàn, hội và 20% HS chọn mức “Lưỡng lự”, “Không đồng ý” ở Nhận định 4 (Giáo dục KNS là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới).

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THPT huyện Mang Thít

2.4.1. Thực trạng kĩ năng sống của học sinh các trường THPT huyện Mang Thít

Đối với HS THPT, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, HS cần phải nâng cao KNS của bản thân. Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân - có tính đến các đặc điểm HS lứa tuổi THPT, trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định hệ thống KNS cần thiết cho HS THPT gồm 06 kĩ năng (Bảng 2.1.).

Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng KNS của HS THPT huyện Mang Thít



TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

HS

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

1

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

2,36

1,12

5

2,29

0,95

3

2

Kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo

2,38

1,15

4

1,98

0,92

5

3

Kĩ năng giao tiếp và hợp tác

2,81

0,96

1

2,41

0,82

2


4

Kĩ năng tự nhận thức và sự cảm thông

2,55

1,07

3

2,23

0,82

4

5

Kĩ năng quản lí cảm xúc và đương đầu với áp lực

2,12

0,92

6

1,82

0,74

6

6

Kĩ năng tự học

2,71

0,90

2

2,51

0,87

1

Chung

2,49

1,02


2,21

0,85



Kết quả khảo sát ở Bảng 2.3. cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đều cho rằng KNS của HS THPT huyện Mang Thít là chưa tốt. Theo CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thì cả 06 KNS của HS chỉ ở mức trung bình ĐTB chung = 2,49; theo tự đánh giá của HS thì cả 06 KNS ở mức trung bình (ĐTB chung = 2,21).

Trong đó KNS của HS được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức cao nhất là “Kĩ năng giao tiếp và hợp tác” (ĐTB = 2,81; ĐLC = 0,96) và “Kĩ năng tự học” (ĐTB= 2,71; ĐLC = 0,90). KNS được HS tự đánh giá ở mức cao nhất là “Kĩ năng tự học” (ĐTB = 2,51, ĐLC = 0,87) và “Kĩ năng giao tiếp và hợp tác” (ĐTB = 2,41; ĐLC = 0,82).

Kĩ năng của HS được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức thấp nhất trong số 06 kĩ năng chúng tôi đưa ra là “Kĩ năng quản lí cảm xúc và đương đầu với áp lực” (ĐTB = 2,12; ĐLC = 0,92 và ĐTB = 1,82; ĐLC = 0,74).

Kết quả phỏng vấn một số CBQL, GV cũng cho thấy HS THPT huyện Mang Thít nhìn chung vẫn còn tự ti, ngại trong tiếp xúc, giao lưu và có sự bị động trong các tình huống khó khăn, đặc biệt là chưa có tư duy phản biện và sáng tạo, còn lúng túng trong việc đưa ra chính kiến, đưa ra quyết định của bản thân, các nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của khá nhiều bạn HS khi được chúng tôi phỏng vấn. Một HS lớp 12 Trường THPT Mang Thít chia sẻ: “Trong 3 năm học ở trường, em không có nhiều kinh nghiệm thực tế về cuộc sống, khi đối mặt các tình huống căng thẳng em thường lúng túng,


không biết cách xử lý sao cho đúng, hạn chế lớn nhất của em là không hề tham gia vào 1 hoạt động cộng đồng nào cả”.

2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống

Với đặc trưng tâm lý của lứa tuổi HS, nội dung GDKNS cho HS được chúng tôi tiến hành khảo sát bao gồm 6 kĩ năng (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung GDKNS

CBQL, GV,

CB Đoàn

HS

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

1

Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

2,87

0,69

3

2,39

0,81

4

2

Kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo

2,78

0,65

5

2,40

0,78

5

3

Kĩ năng giao tiếp và hợp tác

2,84

0,67

4

2,34

0,85

6

4

Kĩ năng tự nhận thức và sự cảm thông

2,78

0,77

5

2,64

0,79

2

5

Kĩ năng quản lí cảm xúc và đương đầu với áp lực

2,90

0,71

2

2,62

0,81

3

6

Kĩ năng tự học

3,03

0,62

1

2,88

0,74

1

Chung

2,87

0,69


2,55

0,80


Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4. cho thấy, nhìn chung hầu hết các nội dung GDKNS cho HS đều được tiến hành thường xuyên; theo CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thì mức độ thực hiện GDKNS cho HS ở cả 06 KNS chỉ mức thường xuyên (ĐTB chung = 2,87), theo đánh giá của HS thì chỉ có 03 KNS có mức độ thực hiện ở mức thường xuyên và 03 KNS có mức độ thực hiện ở mức thỉnh thoảng.

KNS của HS được CBQL, GV, CB đoàn, hội cũng như HS đánh giá được giáo dục thường xuyên nhất là “Kĩ năng tự học” (ĐTB = 3,03; ĐLC = 0,62 và ĐTB = 2,88; ĐLC = 0,74).


Mức độ giáo dục “Kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo” và “Kĩ năng tự nhận thức và sự cảm thông” được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức thấp nhất. Mức độ giáo dục “Kĩ năng giao tiếp và hợp tác” được HS đánh giá ở mức thấp nhất.

2.4.3. Thực trạng phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống

* Thc trng mc đthc hin các phương pháp tchc giáo dc KNS cho HS

GDKNS cho HS có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít, chúng tôi đưa ra 6 hình thức thông dụng ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

HS

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB


1

Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính

khóa


2,43


0,82


7


2,30


0,79


7

2

Thông qua môn học KNS chính

khóa của trường

1,57

0,82

8

1,53

0,82

8

3

Thông qua các hoạt động ngoại

khóa

3,02

0,54

1

2,92

0,70

1

4

Thông qua các hoạt động xã hội

2,54

0,67

5

2,83

0,73

2

5

Thông qua sinh hoạt các câu lạc

bộ của trường

2,91

0,76

2

2,80

0,89

3


6

Thông qua các khóa tập huấn, sinh hoạt chuyên đề của trường

2,90

0,73

3

2,51

0,88

6

7

Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh

2,45

0,89

6

2,55

0,96

5

8

Thông qua hoạt động trải nghiệm

2,72

0,75

4

2,60

0,77

4

Chung

2,57

0,75


2,51

0,82



Kết quả khảo sát ở Bảng 2.5. cho thấy, các trường THPT huyện Mang Thít đã sử dụng khá nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS; theo CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thì với 8 phương pháp, hình thức GDKNS mà chúng tôi đưa ra, có 4 phương pháp, hình thức mức độ thực hiện ở mức thường xuyên (2,50 ≤ ĐTB < 3,25); theo đánh giá của HS thì có 6 phương pháp, hình thức GDKNS có mức độ thực hiện ở mức thường xuyên (2,50 ≤ ĐTB < 3,25), có 1 phương pháp, hình thức GDKNS có mức độ thực hiện chỉ ở mức thỉnh thoảng và có 1 phương pháp, hình thức GDKNS có mức độ thực hiện chỉ ở mức không bao giờ (ĐTB < 1,75).

Trong đó, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được CBQL, GV, CB đoàn, hội cũng như HS đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là “Thông qua các hoạt động ngoại khóa” (ĐTB

= 3,02; ĐLC = 0,54 và ĐTB = 2,92; ĐLC = 0,70). Phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS được CBQL, GV, CB đoàn, hội cũng như HS đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất là “Thông qua môn học KNS chính khóa của trường” (ĐTB = 1,57; ĐLC = 0,82 và ĐTB = 1,53; ĐLC = 0,82).

2.4.4. Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống

Để giúp HS nắm bắt kiến thức về KNS một cách đầy đủ và có hệ thống, việc tổ chức GDKNS cho HS có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp tổ chức khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi đưa ra 8 phương pháp tổ chức GDKNS (Bảng 2.6.).

Với 4 mức độ đánh giá về phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít, kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được thực hiện chưa tốt. Theo CBQL, GV, CB đoàn, hội và HS đánh giá thì với 8 phương pháp, hình thức GDKNS mà chúng tôi đưa ra, có 3 phương pháp GDKNS có kết quả sử dụng ở mức khá (2,50 ≤ ĐTB < 3,25) còn 5 phương pháp GDKNS


có kết quả sử dụng chỉ ở mức trung bình (1,75 ≤ ĐTB < 2,50). Phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức cao nhất là “Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường” cũng chỉ có ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,73; HS đánh giá ở mức cao nhất là “Thông qua hoạt động trải nghiệm” có ĐTB = 2,81; ĐLC = 0,84. Phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được CBQL, GV, CB đoàn, hội cũng như HS đánh giá ở mức thấp nhất là “Thông qua môn học chính khóa của trường” (ĐTB = 2,13; ĐLC = 0,91 và ĐTB = 2,15 và ĐLC = 0,96).

Bảng 2.6. Đánh giá kết quả sử dụng các phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn


HS

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB


1

Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính khóa


2,25


0,95


6


2,29


0,97


7

2

Thông qua môn học KNS chính khóa của trường

2,13

0,91

7

2,15

0,96

8

3

Thông qua các hoạt động ngoại khóa

2,67

0,83

2

2,69

0,93

3


4

Thông qua các hoạt động xã hội


2,61


0,80


3


2,64


0,90


4


5

Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường


2,87


0,73


1


2,73


0,89


2


6

Thông qua các khóa tập huấn, sinh hoạt chuyên đề của trường


2,34


0,81


5


2,60


0,87


5

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí