nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự, 2015).
Lập kế hoạch bao gồm các giai đoạn:
- Thiết lập các mục tiêu cho sự phát triển nhà trường bao gồm các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể.
- Nhận diện các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu.
- Quyết định về các cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt mục tiêu.
Quyết định về tiêu chí, cách thức đánh giá kết quả đạt được.
Khi xây dựng kế hoạch quản lí GDKNS cho HS, cần thực hiện các bước
sau:
Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề về thực trạng KNS,
Có thể bạn quan tâm!
- Những Khái Niệm Cơ Bản Của Đề Tài
- Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Ở Trường Thpt
- Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Thpt
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện
- Đánh Giá Thực Trạng Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Của Việc Gdkns
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Các Trường Thpt Huyện Mang Thít
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
GDKNS hiện đang diễn ra ở các cơ sở giáo dục THPT.
Bước 2: Xác định các liên đới (tổ chức, cá nhân, bộ phận) tham gia giáo dục và quản lí GDKNS, các yếu tố ảnh hưởng đến GDKNS và quản lí GDKNS cho HS.
Bước 3: Phân tích môi trường (phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với HĐGDKNS và quản lí GDKNS cho HS).
Bước 4: Rút ra những vấn đề còn tồn đọng nhất, điểm yếu nhất, xác định các vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết trong kế hoạch GDKNS cho HS.
Bước 5: Xác định định hướng, mục đích trọng tâm, các mục tiêu cụ thể của kế hoạch GDKNS cho HS.
Bước 6: Xác định các chiến lược hành động và hoạt động cụ thể bao gồm các nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, nguồn lực, tiến độ thời gian, người thực hiện.
Bước 7: Theo dõi tiến trình của kế hoạch, dự kiến kết quả, dự kiến các
phát sinh và phương án điều chỉnh. Có các chuẩn để đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDKNS cho HS.
Để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch GDKNS cho HS, cần chú ý các nội dung sau:
- Lập kế hoạch GDKNS trong kế hoạch tổng thể công tác giáo dục toàn diện cho HS.
- Lập kế hoạch GDKNS riêng biệt trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục KNS cho HS.
- Thu hút sự tham gia của các chủ thể quản lí và các lực lượng giáo dục vào lập kế hoạch.
- Lập kế hoạch có dự kiến được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phương thức và giải pháp thực hiện.
- Kế hoạch GDKNS được phổ biến và công khai trong trường.
- Kế hoạch GDKNS có các chuẩn đánh giá rõ ràng.
* Tổ chức bộ máy QLGD KNS cho HS
Tổ chức bộ máy quản lí GD KNS cho HS là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực tham gia GDKNS một cách khoa học và hợp lý. Nguồn nhân lực tham gia GDKNS cho HS trong các trường THPT bao gồm Ban Giám hiệu; GV; thành viên của các tổ chức Đoàn, Hội. Tổ chức bộ máy quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu GDKNS bởi nó tạo nên sức mạnh tập thể.
Để thực hiện tốt công tác này, cần chú ý các nội dung sau:
- Xây dựng được bộ máy quản lí GDKNS cho HS từ cấp trường đến các tổ bộ môn.
- Xác định được chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lí GDKNS cho HS.
- Xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lí GDKNS cho HS.
- Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lí GDKNS.
- Tổ chức hoạt động GD KNS phong phú và đa dạng.
- Tổ chức hoạt động GD KNS cho HS là một nội dung quan trọng của chức năng tổ chức. Tổ chức hoạt động GD KNS bao gồm các vấn đề:
- Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm tổ chức hoạt động.
- Xác định rõ các loại hình hoạt động GD KNS để tổ chức cho HS tham
gia.
- Xác định rõ các nguồn lực phục vụ cho tổ chức hoạt động đạt kết quả.
- Xác định rõ các cách thức phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức hoạt
động.
- Tổ chức được các hoạt động GDKNS phong phú và đa dạng.
* Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho HS
Nội dung chính của chỉ đạo thể hiện ở việc chủ thể quản lí nhà trường định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động của nhà trường (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự, 2015).
Chỉ đạo thực hiện GDKNS cho HS trong các trường THPT bao gồm các nội dung sau:
Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS
GDKNS có mục tiêu là phát triển năng lực tâm lý – xã hội của người học để vượt qua những thách thức của cuộc sống, đồng thời làm thay đổi hành vi, thói quen có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội (Nguyễn Thanh Bình, 2015).
Muốn vậy, việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thống nhất nhận thức GDKNS là một bộ phận thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện cho HS.
- Chỉ đạo GDKNS cho HS thông qua thực tiễn sinh động của xã hội: đòi hỏi các trường THPT phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và của địa phương.
- Chỉ đạo GDKNS cho HS theo nguyên tắc tập thể.
- Chỉ đạo GDKNS cho HS trên cơ sở nắm vững đặc điểm HS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân của HS.
Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp tổ chức GDKNS cho HS
- Chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững 06 KNS cốt lõi cần giáo dục cho HS cấp THPT theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 về việc ban hành quy định về quản lí giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và Công văn số 463/BGDĐT-GDTX của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28 tháng 1 năm 2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT, GDTX.
- Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua dạy chuyên đề về KNS.
- Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các môn học chính khóa.
- Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng.
- Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các tổ chức tự quản của HS.
- Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các hoạt động tự rèn luyện, tự giáo dục của HS.
Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho HS
- Xây dựng được hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đường, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động giảng dạy và rèn luyện KNS cho HS.
- Trang bị đầy đủ máy chiếu, các phòng chức năng, câu lạc bộ phục vụ hoạt động giáo dục và rèn luyện KNS cho HS.
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án, tài liệu về KNS và GDKNS.
- Trang bị được hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện KNS cho HS.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ cho GDKNS thông qua các hoạt động ngoài giờ chính khóa của HS.
Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho HS
- Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường.
- Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường.
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho HS
Kiểm tra, đánh giá là chức năng của quản lí. Chức năng này thể hiện việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách chủ động đối với các công việc của nhà trường nhằm tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lí ( Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự, 2015).
Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS trong các trường THPT, cần chú ý các nội dung sau:
- Phải nắm được mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS.
- Xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
- Chuẩn bị được lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS.
- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS theo năm học, học kỳ.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánhgiá.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT
1.5.1. Yếu tố khách quan
Môi trường văn hóa, xã hội
Bao gồm những chuẩn mực, giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá, xã hội thường rất rộng, nó xác định cách thức người ta sống, học tập, làm việc, vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể. Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá, xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản lí trong quá trình quản lí hoạt động GDKNS (Nguyễn Thanh Bình, 2015).
Môi trường công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đối với việc quản lí GDKNS cho HS. Những áp lực và thách thức từ môi trường công nghệ đó là sự ra đời, bùng nổ của công nghệ mới sẽ làm cho con người thay đổi về lối sống, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp; sự xuất hiện của các KNS mới, các quan điểm, tiếp cận mới trong dạy học, trong quản lí đòi hỏi các nhà quản lí, các nhà giáo dục phải thay đổi hình thức, phương pháp dạy học để truyền tải được các nội dung mới, đáp ứng được yêu cầu mới. Bên cạnh những thách thức này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối với các nhà quản lí, các nhà giáo dục là công nghệ mới có thể tạo điều kiện quá trình GDKNS được diễn ra thuận lợi, giúp HS tiếp thu nhanh hơn (Nguyễn Thanh Bình, 2015).
Văn hóa nhà trường
Môi trường sư phạm của trường THPT không chỉ là yếu tố tác động đến giáo dục HS mà bản thân nó cũng chứa đựng những nội dung giáo dục. Thông qua môi trường sư phạm của trường, HS có thể học được những giá trị văn hóa và các KNS. Môi trường sư phạm của trường bao gồm văn hóa nhà trường, môi trường vật chất và môi trường tâm lí - xã hội (Nguyễn Thanh Bình, 2015).
Văn hóa nhà trường ảnh hưởng đến GDKNS và quản lí GDKNS cho HS. Một môi trường văn hóa tích cực sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDKNS, quản lí GDKNS trong nhà trường (Bùi Minh Hiền, et al., 2015).
Cơ sở vật chất
Môi trường vật chất bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất về nơi hoạt động dạy học diễn ra, như cấu trúc không gian, sự sắp xếp, bố trí các đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ dạy học và nơi làm việc của GV và HS trong phòng học, có thể gọi chung là môi trường lớp học. Những đặc điểm ánh sáng, tiếng ồn, mức độ rộng hẹp của nơi làm việc, các khoảng không gian trong phòng… Tính tiện dụng, khoa học và hấp dẫn của các trang thiết bị và học liệu… trong lớp học có tác động đến tâm lí học tập cũng như hành vi của các thành viên trong đó. Môi trường vật chất trong lớp học có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi, tác phong và kết quả GDKNS cho HS (Bùi Minh Hiền, et al., 2015).
Môi trường tâm lí - xã hội
Môi trường tâm lí - xã hội của nhà trường, lớp học là những mối quan hệ, những tương tác xảy ra giữa các chủ thể hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Môi trường tâm lí - xã hội tạo nên bầu không khí tâm lí trong tập thể lớp học và tạo điều kiện hỗ trợ cho các tương tác giữa người học với nhiệm vụ học tập. HS nhận được những hỗ trợ tinh thần và sự khích lệ từ GV, sự ủng hộ, hỗ trợ từ các bạn thì HS sẽ tập trung vào các nhiệm vụ học tập trên lớp hơn và sử dụng các biện pháp tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, chính thông qua quan hệ với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Chính trong quá trình tương tác, giao lưu với bạn, HS trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, niềm tin, giá trị... và từ đó có tác động lẫn nhau (Bùi Minh Hiền, et al., 2015).
Môi trường giáo dục gia đình
Gia đình là môi trường đầu tiên về phương diện thời gian và gần gũi nhất về phương diện không gian đối với mỗi cá nhân nói chung và HS nói riêng. Gia đình được hiểu như một tập thể nhỏ, trong đó các thành viên quan tâm đến nhau. Gia đình cũng là nơi chuẩn bị các chức năng xã hội cho HS trong tương lai, cha mẹ là những hình mẫu lí tưởng của con cái. HS thường tiếp thu hình mẫu của người có ảnh hưởng quan hệ xúc cảm nhiều nhất. Tất cả các thành viên trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của HS vì mỗi thành viên đều tạo ra một kiểu giao tiếp nhất định (Bùi Minh Hiền, et al., 2015).
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí
Đội ngũ CB quản lí được coi như yếu tố then chốt trong GDKNS, quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT. Đội ngũ CB quản lí có nhận thức đúng về ý nghĩa vai trò của GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay thì sẽ có hành động đúng, bằng mỗi lời nói, bằng mỗi hành vi của mình, đặc biệt là bằng thái độ của mình với mọi người để giáo dục, để quản lí GDKNS cho HS.
CB quản lí của các trường THPT có trình độ, có kiến thức tâm lí và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Tuy nhiên việc vận dụng kiến thức quản lí vào quản lí GDKNS của đội ngũ CB quản lí vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp để tháo gỡ, phát triển năng lực GDKNS của GV, năng lực quản lí GDKNS của CB quản lí để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên các trường THPT
Đội ngũ giáo viên giúp cho HS hình thành và phát triển những năng lực cụ thể về các KNS, giải quyết ứng xử, ứng phó trong các phương thức hoạt động cuộc sống, có thể ứng dụng vào học tập, nghề nghiệp và cuộc sống sau này bằng phương pháp dạy học trong nhà trường. Một trong những điểm yếu hiện nay là phương pháp dạy học vẫn còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy