đạo các hoạt động GDCT-TT được tiến hành đồng đều. Trong đó chỉ đạo “Ra các quyết định GDCT-TT cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về GDCT-TT trong nhà trường” được đánh giá cao nhất với ĐTB: 3,33 (tốt). Với xu hướng đảm bảo chất lượng hiện nay, các hoạt động quản lý của nhà trường rất quan tâm đến việc lưu giữ minh chứng chất lượng nên các quyết định quản lý được thể hiện rất rõ bằng văn bản.
Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác GDCT-TT”. Trên thực tế, hàng năm, hàng quý, hàng tháng nhà trường đều có tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác GDCT-TT là một nội dung nhỏ trong rất nhiều nội dung, chưa có một chỉ đạo để đánh giá mỗi hoạt động này.
2.3.3.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Kiểm tra | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá GDCT-TT. | 9 | 30.0 | 17 | 56.7 | 4 | 13.3 | 0 | 0.0 | 3.17 |
2 | Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ GDCT-TT theo kế hoạch | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.27 |
3 | Kiểm tra việc thực hiện GDCT-TT đã xác định theo các hình thức khác nhau | 11 | 36.7 | 17 | 56.7 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.30 |
4 | Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động GDCT-TT | 8 | 26.7 | 16 | 53.3 | 6 | 20.0 | 0 | 0.0 | 3.07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Và Đặc Điểm Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Của Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Thực Trạng Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Thực Hiện Con Đường Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt Thành Phố Bắc Kạn
- Đảm Bảo Sự Lãnh Đạo Của Đảng Trong Quản Lý Giáo Dục Chính Trị- Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Biện Pháp Quản Lý Của Ban Giám Hiệu Trường Thpt Đối Với Các Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị - Tư Tưởng Cho Học Sinh
- Khảo Nghiệm Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động GDCT-TT | 9 | 30.0 | 18 | 60.0 | 3 | 10.0 | 0 | 0.0 | 3.20 | |
ĐTB | 3.20 |
Kết quả đánh giá chung về thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn của CBQL ở mức Khá với ĐTB: 3,20, phổ ĐTB khá tập trung, dao động từ 3,07 đến 3,30.
Hiệu trưởng các trường THPT đã thực hiện nhiều biện pháp Kiểm tra việc thực hiện hoạt động GDCT-TT, mức độ thực hiện từng nội dung được đánh giá không đồng đều nhau.
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra việc thực hiện GDCT-TT đã xác định theo các hình thức khác nhau” ĐTB: 3,30. Trao đổi với các CBQL trường THPT thành phố Bắc Kạn, chúng tôi được biết các hình thức kiểm tra đã được thực hiện là kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp; kiểm tra báo trước và kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác GDCT-TT. Chính vì vậy, việc “Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ GDCT-TT theo kế hoạch” cũng được thực hiện tốt với ĐTB: 3,27.
Việc “Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá GDCT-TT” đã được CBQL quan tâm nhưng chưa được đánh giá cao (ĐTB: 3,17). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động GDCT-TT trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo chủ đề, các cuộc thi tìm hiểu được thực hiện tốt, nhưng đánh giá kết quả GDCT-TT trong dạy học các môn học chưa có hiệu quả.
Đặc biệt, kết quả đánh giá chưa có nhiều tác dụng để điều chỉnh hoạt động quản lý GDCT-TT cho học sinh, nội dung “Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động GDCT-TT” được đánh giá thấp nhất với ĐTB: 3,07.
2.3.3.5. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Chức năng | ĐTB | |
1 | Lập kế hoạch GDCT-TT cho cho HS THPT thành phố Bắc Kạn | 3.30 |
2 | Tổ chức bộ máy GDCT-TT cho HS THPT thành phố Bắc Kạn | 3.22 |
3 | Chỉ đạo, điều khiển hoạt động giáo dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn | 3.29 |
4 | Kiểm tra hoạt động GDCT-TT cho HS THPT thành phố Bắc Kạn | 3.20 |
ĐTB | 3.25 |
Qua kết quả tổng hợp cho thấy, đánh giá chung về thực trạng quản lý ở mức Tốt (ĐTB: 3,25). Tuy nhiên, chất lượng thực hiện từng công việc không đồng đều:
Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động GDCT-TT cho học sinh được đánh giá ở mức Tốt.
Tổ chức bộ máy và kiểm tra hoạt động GDCT-TT được đánh giá ở mức
Khá.
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Yếu tố ảnh hưởng | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Bình thường | Không ảnh hưởng | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Vai trò của hiệu trưởng và bộ máy quản lý của nhà trường | 15 | 50.0 | 15 | 50.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.50 |
2 | Chất lượng của đội ngũ giáo viên | 12 | 40.0 | 18 | 60.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.40 |
3 | Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong trường | 11 | 36.7 | 16 | 53.3 | 3 | 10.0 | 0 | 0.0 | 3.27 |
4 | Tính tích cực, chủ động và ý thức tự giáo dục, rèn luyện của HS | 10 | 33.3 | 15 | 50.0 | 5 | 16.7 | 0 | 0.0 | 3.17 |
5 | Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước | 9 | 30.0 | 18 | 60.0 | 3 | 10.0 | 0 | 0.0 | 3.20 |
6 | Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường | 8 | 26.7 | 10 | 33.3 | 12 | 40.0 | 0 | 0.0 | 2.87 |
ĐTB | 3.23 |
Qua kết quả ở bảng 2.13 cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDCT-TT có mức độ khác nhau với độ dao động khá lớn từ 2,87 đến 3,50.
Yếu tố được đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất chính là “Vai trò của hiệu trưởng và bộ máy quản lý của nhà trường” ĐTB: 3,50. Hiệu trưởng là chủ thể của hoạt động quản lý, các quyết định quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động GDCT-TT cho học sinh. Qua tìm hiểu
chúng tôi được biết, các CBQL của trường THPT thành phố Bắc Kạn rất quan tâm đến hoạt động giáo dục này bởi nó là cốt lõi của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Năng lực của đội ngũ hiệu trưởng được đánh giá hàng năm theo chuẩn hiệu trưởng ở mức độ Tốt.
Yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai là “Chất lượng của đội ngũ giáo viên” ĐTB: 3,40. GV là chủ thể tiến hành hoạt động GDCT-TT cho học sinh, chất lượng và hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ giáo viên. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều giáo viên đang tham gia học thạc sĩ, đánh giá giáo viên hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp đạt 100% Tốt và Khá.
Yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là “Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường” ĐTB: 2,87. Đây chỉ là yếu tố mang tính hỗ trợ cho hoạt động quản lý.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
- Kết quả: Công tác GDCT-TT và quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã được quan tâm triển khai toàn diện trên các mặt công tác: giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật; giáo dục thông qua sự kiện, tuyên dương các điển hình tiên tiến; thực hiện công tác truyền thông, nắm bắt dư luận xã hội; thông qua việc dạy và học các môn lý luận chính trị…. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhưng những kết quả đạt được đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của HS; các hình thức; các phương thức giáo dục luôn có sự đổi mới, nhiều mô hình được HS đón nhận tích cực.
- Nguyên nhân của những kết quả:
+ Đảng ủy, BGH, các tổ chức đoàn thể trường đã rất coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho HS; có trường đã có hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao
đối với HS. Nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong HS xuất hiện ngày càng nhiều và đang có sức lan tỏa lớn, tác động tích cực đến thế hệ trẻ và toàn xã hội.
+ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh đã cơ bản kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo cơ sở thuận lợi cho công tác GDCT- TT, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
+ Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho công tác GDCT- TT, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho HS.
+ Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng được ban hành nhằm không ngừng củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời phát động cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đó là nhân tố hết sức quan trọng, tạo ra những giá trị bền vững cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ nói chung và HS THPT nói riêng.
+ Khoa học - công nghệ phát triển, lực lượng, phương tiện làm công tác tuyên truyền, GDCT-TT, đạo đức, lối sống cho HS nói riêng ngày càng được tăng cường. Nội dung, phương thức giáo dục ngày càng đa dạng, phong phú tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia.
+ Có sự quan tâm hơn từ phía gia đình nên các HS được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục tốt hơn.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
+ Nhận thức của một số CBQL và giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDCT-TT cho HS còn hạn chế.
+ Việc triển khai, thực hiện “Học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong HS, thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và đặc điểm tâm lý của thế hệ trẻ.
+ Việc cụ thể hóa nội dung GDCT-TT, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho
HS còn chậm, lúng túng; còn ít mô hình cụ thể để triển khai nhân rộng.
+ Việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu: Tỷ lệ tập hợp HS vào các tổ chức, các CLB ở một số đơn vị trường còn thấp, nhiều hoạt động giáo dục chỉ đến với HS tích cực, chưa đến với nhóm HS đặc thù [53].
+ Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong HS thiếu thông suốt và chưa xuất phát kịp thời từ cơ sở; công tác nắm bắt tư tưởng của HS trên mạng internet còn yếu; việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi cách thức tổ chức yếu, thiếu tính hiệu quả nên nảy sinh những dư luận không tốt, gây tác động ngược đối với công tác GDCT-TT cho HS, cho thế hệ trẻ.
+ Chưa phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng các cơ quan tuyên truyền, các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác GDCT-TT; các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền còn thiếu, chưa sinh động, hấp dẫn HS; chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa phục vụ cho công tác giáo dục; chưa thực sự hình thành, tạo ra được những trào lưu mới, tích cực trong HS.
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên (đặc biệt là cán bộ Đoàn) còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn [54].
+ Một bộ phận HS chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình; chưa có đủ bản lĩnh, quyết tâm vượt qua gian khó, cám dỗ tầm thường [54].
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Nhận thức về vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của hoạt động GDCT-TT của một số cấp ủy cơ sở, cùng một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên nói chung và thậm chí giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị nói riêng còn hạn chế; công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy đảng chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả.
+ Các cấp, ngành, đoàn thể , địa phương , đơn vị trường còn thiếu những
biện pháp, chính sách đồng bộ, phối hợp chưa chặt chẽ, quản lý còn bất cập và thiếu hiệu quả , đầu tư nguồn lực chưa thỏa đáng cho công tác GDCT - TT, đạo đức, lối sống cho HS, cho thế hệ trẻ.
+ Những tác động từ mặt trái của khoa học- công nghệ, của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm xuyên tạc quá khứ, bôi đen lịch sử, nói xấu chế độ, làm HS, thanh niên mất định hướng, hoang mang, mơ hồ, hoài nghi về chế độ. Nội dung tuyên truyền, GDCT-TT cho thế hệ trẻ, cho HS còn ít và có phần thiếu sức hấp dẫn.
+ Một số gia đình, cha mẹ còn thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục, sự quan tâm chăm sóc... đã tác động mạnh, trực tiếp đến tâm lý và phát triển nhân cách của HS.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, các trường PTTH trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động GDCT-TT và quản lý đổi mới hoạt động GDCT-TT cho học sinh. Qua phân tích về thực trạng đổi mới hoạt động GDCT-TT, nhất là quản lý hoạt động GDCT-TT ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc kạn vẫn còn một số hạn chế như sau: Nhận thức của một số CBQL và giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDCT-TT cho HS còn hạn chế; nội dung GDCT-TT còn nghèo nàn; bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho HS còn chậm, lúng túng; Không có mô hình để nhân rộng; Phương pháp giáo dục chủ yếu là thuyết trình cho nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập; Chưa phối hợp được các lực lượng bên ngoài xã hội trong công tác đổi mới hoạt động GDCT - TT….
Những căn cứ lý luận và thực tiễn chỉ ra qua việc đánh giá thực trạng ở chương 2 cho thấy, cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn. Những biện pháp cụ thể được tác giả đề tài đưa ra trong chương 3 của luận văn này.