Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện


đọc, trò ghi, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học theo lối truyền thống đó đã làm HS thiếu sự tìm tòi sáng tạo. Chính điều này đã dẫn đến những hạn chế ở HS. Đây là những khía cạnh tiêu cực, cản trở việc GDKNS, quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT.

Bên cạnh đó giáo viên phải định hướng cho HS biết tự giáo dục. Sự tự giáo dục, tự rèn luyện có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, KNS cho HS, nó giúp cho HS có thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình, thúc đẩy HS lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Đồng thời, đây sẽ là yếu tố để kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh mỗi người trước khi thể hiện hành vi nào đó (Nguyễn Công Khanh, 2013).


Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở các nghiên cứu ở nước ngoài, những nghiên cứu ở Việt Nam có thể khẳng định: GDKNS và QLGDKNS trong giáo dục là điều tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và để người học có thể đáp ứng những thách thức của cuộc sống.

GDKNS cho HS có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội; GDKNS được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo và GDKNS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường.

Các công trình và đề tài khoa học tập trung nghiên cứu về GDKNS, quản lí GDKNS nói chung hoặc chuyên sâu trên từng lĩnh vực, từng đối tượng nhưng các nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lí GDKNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long chưa được tiến hành.

Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân, nội dung GDKNS cho HS THPT bao gồm 06 KNS cốt lõi sau: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; Kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo; Kĩ năng giao tiếp và hợp tác; Kĩ năng tự nhận thức và sự cảm thông; Kĩ năng quản lí cảm xúc và đương đầu với áp lực; Kĩ năng tự học.

Các nội dung đã trình bày ở Chương 1 là cơ sở khoa học để hình thành phương pháp và thiết kế các phiếu hỏi, đề cương phỏng vấn để khảo sát thực trạng giáo dục và quản lí GDKNS cho các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long ở Chương 2.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 8

MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1

Huyện Mang Thít có vị trí nằm phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Long, ven sông Cổ Chiên với chiều dài qua huyện khoảng 30 km, trung tâm huyện cách TP Vĩnh Long 22 km theo đường tỉnh 903 và Quốc lộ 53 về hướng Tây Bắc, với tọa độ địa lý từ 10o 6' 10" đến 10o 14' 40" vĩ độ Bắc và từ 106o 01' 02" đến 106o11' 00" kinh độ Đông. Toàn huyện có diện tích tự nhiên 159,85 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 113,02 ha; dân số 100.285 người, trong đó nữ

50.362 (năm 2013); mật độ dân số 627 người/km2.

Huyện gồm 1 thị trấn huyện lỵ là Thị trấn Cái Nhum và 12 đơn vị hành chính xã: An Phước, Chánh An, Chánh Hội, Nhơn Phú, Mỹ Phước, Mỹ An, Hòa Tịnh, Long Mỹ, Bình Phước, Tân Long, Tân Long Hội, Tân An Hội. Vị trí giáp giới như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre (sông Cổ Chiên).

- Phía Nam giáp huyện Tam Bình, Vũng Liêm.

- Phía Tây giáp huyện Long Hồ.

- Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre.

Toàn địa bàn huyện có mạng lưới giao thông bộ, giao thông thủy khá thuận lợi: giao thông bộ có Quốc lộ 53 (dài 8,20 km), Đường tỉnh 902, 903, 907, 909 (dài 50,58 km) cùng với các tuyến Đường huyện (dài 55,70 km) và trên 70 km đường giao thông nông thôn; giao thông thủy có 2 tuyến giao


1Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện Mang Thít


thông thủy chính là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, còn có trên 740 km sông vừa và nhỏ, đã tạo cho huyện mạng lưới giao thông thủy, bộ phân bố rộng khắp, thuận lợi cho việc lưu thông của người dân trong nội bộ huyện với các huyện khác và các vùng lân cận thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

Về vị trí, huyện được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), sông Măng Thít và Quốc lộ 53, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa với TP Vĩnh Long và các tỉnh ĐBSCL bằng đường thủy và đường bộ. Có tuyến công nghiệp Bắc Cổ Chiên là một trong các khu công nghiệp trọng điểm của Tỉnh, với các trục giao thông trọng điểm như đường tỉnh 902, 903 nối với Quốc lộ 53. Mang Thít với kinh tế nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa nước, cây ăn quả và chăn nuôi. Tuy nhiên ngành tiểu thủ CN của huyện phát triển mạnh là ngành nghề truyền thống với nguồn đất sét khá phong phú, đặc biệt, gốm mỹ nghệ Mang Thít có màu sắc đặc trưng, mẫu mã đa dạng từ đơn giản đến tinh xảo hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện nay gốm mỹ nghệ Mang Thít đã có mặt trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước Á-Âu.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long2

Quy mô trường lớp: toàn huyện có 53 cơ sở giáo dục và 01 trung tâm GDNN-GDTX. Cụ thể: số trường mầm non, mẫu giáo (công lập): 13 trường, trong đó có 02 trường mầm non và 11 trường mẫu giáo. Số trường mầm non (tư thục): 01 trường; Số trường tiểu học (công lập): 25 trường; Số trường trung học: 14 trường (THCS: 11 trường; THCS-THPT: 01 trường; THPT: 02 trường) và 01 Trung tâm GDNN-GDTX.


2Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019 của huyện Mang Thít


Quy mô lớp, học sinh: toàn huyện có 633 nhóm – lớp/18569 học sinh, so với cùng kỳ giảm 01 nhóm - lớp, tăng 136 học sinh. Riêng cấp THPT: 64 lớp với 2274 học sinh.

Tính đến ngày 31/5/2018, tổng số CBQL: 110 người (Mầm non: 26; Tiểu học: 48; THCS: 24 (THCS Mỹ Phước: 01); THPT: 09; GDTX: 03).

Trong đó: nữ: 45; đảng viên: 109 (nữ: 45). Trình độ chuyên môn: 110 người đạt chuẩn, tỉ lệ: 100%; 96 người trên chuẩn, tỉ lệ: 87.27%. Trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên: 97 người, tỉ lệ: 88.18%. Trong đó trung cấp: 91, cao cấp chính trị: 05, cử nhân chính trị: 01;

Tổng số giáo viên biên chế: 1204 người (Mầm non: 217; Tiểu học: 447; THCS: 369 (THCS Mỹ Phước: 23); THPT: 161; GDTX: 10). Trong đó nữ:

809; đảng viên: 665 (nữ: 427). Riêng cấp THPT: 161 người (nữ: 100), đảng viên: 89 (nữ: 52); giáo viên tin học: 13 người (nữ: 10); giáo viên thể dục: 09 người (nữ: 01); giáo viên giáo dục QP-AN: 05 người (nữ: 00); giáo viên chuyên trách tổng phụ trách: 00 người; giáo viên Mỹ thuật: 00 người. Trình độ chuyên môn: 1204 người đạt chuẩn, tỉ lệ: 100%; 886 người trên chuẩn, tỉ lệ: 73.59%.

Tình hình cơ sở vật chất cấp THPT: Tổng số phòng hiện đang sử dụng 98 phòng (trong đó có 58 phòng dùng để học, còn lại là các phòng chức năng).

Thực hiện công văn số 1616/SGDĐT CTTT ngày 18/9/2017 của Sở GDĐT Vĩnh Long về việc triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và Thực hiện công văn số 1615/SGDĐT – CTTT ngày 18/9/2017 của Sở GDĐT Vĩnh Long về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa; tổ chức phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; đảm bảo an ninh trật tự trường học.


Bên cạnh các công văn chỉ đạo của Sở GDĐT Vĩnh Long, Phòng GDĐT còn triển khai các công văn để chỉ đạo 11 trường THCS thực hiện giáo dục đạo đức lối sống học sinh như: Công văn số 911/PGDĐT ngày 21/9/2017 về việc triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về mội trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Công văn số 905/PGDĐT ngày 19/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục, chính trị; công tác học sinh, HS; công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và công tác y tế trường học năm học 2017-2018; Công văn số 945/PGDĐT ngày 27/9/2017 về việc hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật năm 2017; Công văn số 1259/PGDĐT ngày 21/12/2017 về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021; Hướng dẫn số 944/PGDĐT ngày 27/9/2017 về việc hướng dẫn công tác pháp chế năm học 2017-2018; Công văn số 848/PGDĐT ngày 25/8/2017 về việc hưởng ứng cuộc thi “tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2017.

Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức học sinh còn được thực hiện tích hợp trong một số nội dung môn học như: Môn GDCD, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Toán, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật,.. và các hoạt động giáo dục hoặc tích hợp vào giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trong một số môn học theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GDĐT.

Để thực hiện tốt nội dung này, ngoài việc kết hợp giáo dục chính khóa, giáo dục ngoại khóa; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Phòng GDĐT còn chỉ đạo các trường đa dạng hóa hình thức tuyên truyền bằng cách đưa nội dung này vào chủ điểm tháng hoặc tuyên truyền GDPL qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đoàn đội, … Ngoài ra, việc tuyên truyền còn được tích hợp vào các Hội thi như “phòng, chống Ma túy –


HIV/AIDS”, ATGT hàng năm với các hình thức tổ chức khá phong phú như: Thi vẽ tranh, thi hóa trang, đóng tiểu phẩm.

2.2. Thể thức nghiên cứu thực hiện luận văn Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi gồm có 2 mẫu (Phụ lục 1 và Phụ lục 2), gồm một hệ thống câu hỏi được xây dựng, phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết về nội dung nghiên cứu.

Mẫu 1: Dành cho CBQL, GV, CB đoàn, hội của các Trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, gồm có 12 câu hỏi.

Mẫu 2: Dành cho HS của các Trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, gồm có 07 câu hỏi.

Thang đánh giá: Sử dụng thang đo 4 bậc (từ 1 đến 4) để khảo sát thực trạng KNS của HS, thực trạng GDKNS cho HS và thực trạng quản lí GDKNS cho HS tại các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Nhận định nào có ĐTB cao thể hiện nội dung đó đang được thực hiện tốt hơn ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Chúng tôi căn cứ vào điểm trung bình của các tiêu chí khảo sát để đưa ra nhận định. Khoảng phân biệt giữa các mức độ là 0,75 [theo công thức (Max - Min)/ n], như vậy ĐTB quy ước cho các mức độ là:

- Mức 1 (thấp nhất): 1 ≤ ĐTB < 1,75

- Mức 2: 1,75 ≤ ĐTB < 2,5

- Mức 3: 2,5 ≤ ĐTB < 3,25

- Mức 4: (cao nhất) 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4,0

Giai đoạn 2: Khảo sát

- Mẫu khảo sát: 129 CBQL, GV, CB đoàn, hội của các trường THPT huyện Mang Thít và 105 HS của 3 trường THPT trong huyện Mang Thít đã tham gia trả lời bảng hỏi.


- Cách thức khảo sát:

Mỗi khách thể tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập. Trước khi tiến hành khảo sát, người phát phiếu hướng dẫn làm từng câu cụ thể. Thời gian tiến hành khảo sát chính thức là từ tháng 8/2018 đến tháng 9/2018.

Giai đoạn 3: Phỏng vấn

- Mẫu phỏng vấn: gồm 33 cá nhân, bao gồm 3 thành viên trong Ban Giám hiệu của 3 trường THPT trong huyện Mang Thít, 10 GV, CB đoàn – Hội và 20 HS của 3 trường THPT trong huyện Mang Thít.

- Công cụ sử dụng: Đề cương phỏng vấn.

- Nội dung phỏng vấn giúp tác giả hiểu sâu hơn về kết quả khảo sát, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng KNS của HS, GDKNS và quản lí GDKNS cho HS các trường. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở xác định các vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn và làm cơ sở thiết kế đề cương phỏng vấn.

Giai đoạn 4: Phân tích và xử lý số liệu

- Mục đích: Hình thành và sắp xếp các bảng số liệu theo hệ thống các nội dung nghiên cứu.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê toán học (thông qua phần mềm SPSS phiên bản 16.0), phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lí, phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm.

2.3. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THPT trong huyện Mang Thít

Nhận thức về GDKNS cho HS là nội dung rất quan trọng, là cơ sở để định hướng trong quản lí nhằm tăng hiệu quả quản lí GDKNS. Trong nội dung này, chúng tôi phân tích theo 02 khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS và nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí